Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

2.1. Giới thiệu về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, tên Tiếng Anh Trans-Pacific Partnership – TPP có nguồn gốc từ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), được ký kết vào ngày 3 tháng 6 năm 2005, và có hiệu lực từ ngày 28 thàng 5 năm 2006 giữa bốn quốc gia thành viên là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei

Nhận thấy tiềm năng phát triển của Hiệp định này, cũng như xu hướng hình thành các liên minh kinh tế trên tồn cầu, các nước sáng lập hiệp định này đã bày tó ý định muốn mở rộng quy mơ, về thành viên cũng như phạm vi hợp tác của Hiệp định này.

Và với sự mong muốn kết nạp thêm thành viên của các thành viên sáng lập TPP, tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia hiệp định này. Gia nhập TPP

trước hết tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường của các nước thành viên, vốn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp Hoa Kỳ nâng cao vị thế cũng như tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đầu năm 2009, Úc và Pê-ru tuyên bố tham gia TPP. Tháng 11 năm 2010, Malaysia chính thức trở thành thành viên thứ tám tham gia đàm phán Hiệp định này. Đây là cơ hội lớn của Malaysia trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại với các quốc gia khác tham gia đàm phán, đặc biệt là Hoa Kỳ, khi mà việc đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước đang đi vào bế tắc. Tuy nhiên, việc tham gia TPP cũng là một thách thức lớn với Malaysia khi mà những cam kết về mở cửa cũng như tự do hóa trong nhiều lĩnh vực trong hiệp định này là rất lớn, trong khi nền linh tế Malaysia vẫn chịu sự bảo hộ cao.

Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia ba phiên đàm phán TPP

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán và trở thành thành viên thứ chín tham gia đàm phán chính thức hiệp định này. Tham gia đàm phán TPP sẽ là cơ hội lớn giúp Việt Nam tạo dựng mối quan hệ với các quốc gia khác, giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là động lực giúp Việt Nam tạo nên những thay đổi tích cực, tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, tham gia một hiệp định thương mại với mức độ cam kết sâu như TPP, với vị thế là quốc gia có mức độ phát triển thấp nhất, cũng là một khó khăn khơng nhỏ với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vệ sinh dịch tễ, các rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ,…

Năm 2012, Mexico và Canada chính thức tham gia vào đàm phán hiệp định TPP, nâng số thành việc tham gia đàm phán hiệp định này lên mười một nước. Đây đều là hai quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao. Tham gia TPP sẽ giúp các nước này đẩy mở rộng thị trường hơn nữa, tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình hội nhập thương mại quốc tế.

Sang đến năm 2013, TPP chính thức chào đón quốc gia thứ mười hai tham gia đàm phán, đó là Nhật Bản. Sự gia nhập của quốc gia này đã gợi mở cơ chế đàm phán tự do hóa song phương thay vì cơ chế đàm phán đa phương đang đi vào bế tắc trong các vòng đàm phán trước đây của TPP, mở ra nhiều triển vọng hơn cho các nước tham gia đàm phán trong việc đi đến một thỏa thuận chính thức trong quá trình đàm phán TPP. Tham gia đàm phán TPP được coi là việc vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.

Các nước tham gia đàm phán TPP tính đến thời điểm hiện tại tạo nên 32.172 tỷ USD (tháng 4/ 2013) giá trị GDP, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, là mái nhà chung của gần 10% dân số thế giới. Điều này hứa hẹn khi TPP chính thức được ký kết, với mức độ cam kết mạnh mẽ và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, và với quy mô cũng như tiềm năng của các quốc gia thành viên, đây sẽ là một khối liên minh kinh tế hùng mạnh, và có tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn trên toàn cầu.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Các quốc gia tham gia đàm phán TPP dân số và GDP tháng 3 năm 2014

Quốc gia Năm tham gia Dân số (triệu người) GDP đầu người (tỷ USD) Kinh ngạch thương mại (TỶ USD) Thuế suất MFN (%) Australia 2008 22,8 67.034 517,6 2,9 Brunei 2006 0,4 41.150 16,6 2,9 Canada 2012 34,8 48.084 929,7 2,4 Chile 2006 17,4 15.356 157,7 6,0 Japan 2013 127,6 46.721 1.684,4 2,6 Malaysia 2010 29,5 10.381 424,0 5,8 Mexico 2012 114,9 9.747 751,3 5,8 New zealand 2006 4,4 37.750 75,6 2,2 Peru 2008 30,5 6.568 88,2 3,6 Singapor 2006 5,4 51.713 788,1 0,0 Việt Nam 2010 90,4 1596 228,3 8,4 Hoa Kỳ 2008 314,2 49.965 3.888,2 3,2 Tổng 792,2 32.172 9.542,8 3,8 Nguồn: Trần Đình Thiên, 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nội dung đàm phán quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng dệt may trong hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)