2.1 Tổng quan nền kinh tế Nhật Bản
2.1.1 Giới thiệu chung
2.1.1.1 Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã trải qua một khoảng thời gian phục hồi và tăng tưởng kinh tế nhảy vọt, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ vào năm 1967.
Vào những năm 1960, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn 10% một năm. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là nhờ: sự mở rộng đầu tư tư nhân vào nhà máy thiết bị, kết quả của tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao; sự dịch chuyển quy mô lớn trong tầng lớp lao động từ các ngành công nghiệp sơ cấp sang các ngành thứ cấp và lực lượng lao động dồi dào nhờ tỷ lệ tăng dân số cao; và sự tiến bộ trong năng suất lao động và sản lượng nhờ việc áp dụng và cải tiến khoa học cơng nghệ nước ngồi.
Từ cuối thập niên 60 đến nửa đầu thập niên 70, các vấn đề xã hội phát sinh phản ánh mặt trái của nền kinh tế phát triển. Chính quyền trong thời gian này tập trung mục tiêu giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, đô thị và an sinh xã hội.
Vào những năm 1970, việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản vào thị trường Mỹ và Châu Âu đã gây ra xung đột quốc tế. Năm 1971, Mỹ tuyên bố sẽ ngừng việc chuyển đổi đô la sang vàng. Tháng 12 năm 1971, sau 22 năm duy trì, Nhật xác định lại tỷ giả đồng yên và đô la từ 360 lên 308. Tháng 2 năm 1973, Nhật áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
Tháng 10 năm 1973, chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 đã dẫn tới khủng hoảng dầu mỏ, gây nên lạm phát cao. Năm 1974, lần đầu tiên sau thế chiến kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào năm 1978 đã thúc đẩy Nhật Bản nỗ lực chuyển mình trong cơ cấu cơng nghiệp từ phụ thuộc vào
năng lượng thành tiết kiệm năng lượng. Điều này đã giúp Nhật Bản vượt qua được khủng hoảng và lạm phát thành công.
Cuối những năm 1980, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thuận lợi nhờ giá cả ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Giá cả nhà đất và chứng khoán tiếp tục tăng nhanh, các chương trình phát triển đơ thị quy mô lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng lại các khu vực nơng thơn diễn ra với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, việc các quỹ đầu tư chảy ồ ạt vào thị trường bất động sản và chứng khoán đã khiens giá trị tài sản vốn cố định tăng bất thường, gây nên bong bóng kinh tế. Cuối năm 1980, tài sản rịng quốc gia ở mức 1363000 tỷ yên, gấp 5,6 lần GDP. Kể từ đó, tài sản quốc gia sụt giảm do sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng.
2.1.1.2 Những năm 90
“Thập kỷ mất mát” (A Lost Decade) là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990. Nguyên nhân trực tiếp đẩy Nhật Bản vào thập kỷ mất mát là sự hình thành và đổ vỡ bong bóng bất động sản, kéo theo diễn biến tương tự trên các thị trường chứng khốn , tín dụng... Nhưng ngun nhân chính của vấn đề là những sai lầm về chính sách. Tháng 9/1985, Hiệp định Plaza được ký kết tại New York giữa các nước thành viên nhóm G-5, gồm Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh và Pháp. Nội dung của hiệp định nêu trên trước hết liên quan đến các vấn đề tỉ giá hối đoái, và mục tiêu của hiệp định là sự can thiệp của G-5 vào thị trường hối đoái để làm giảm giá đồng USD so với đồng mác của Đức và đồng yên Nhật Bản. Tuy nhiên, hiệp định ký kết tại New York đã gây tai họa thực sự cho Nhật Bản bởi vì đồng yên tăng giá đã giáng mạnh vào xuất khẩu hàng hóa, kết quả là tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt Trời mọc đã tụt dốc từ 4,4% xuống còn 2,9% trong chưa đầy một năm. Nhật Bản đã bị đẩy vào thế kẹt gọng kìm bởi nước này có thói quen gửi tín dụng ngoại tệ ở nước ngoài chủ yếu bằng đồng USD. Năm 1986, Nhật Bản quyết định thu hồi khoản dự trữ này về nước để tránh tổn thất thêm trong bối cảnh đồng USD tiếp tục sụt giá. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản đã thơng qua một chính sách tiền tệ dựa vào tín dụng dễ dãi, với lãi suất giảm từ 5% xuống cịn 2,5%. Nhưng bong bóng đầu cơ khổng lồ được khuyến khích nhanh chóng bởi
2,5% lên 6% năm 1990. Nỗ lực ngăn chặn được đưa ra quá muộn khiến bong bóng đầu cơ nổ tung cùng với thị trường. Hậu quả là trong chưa đầy 3 năm, chỉ số Nikkei được đánh giá 40.000 điểm năm 1989 đã lao dốc, chỉ còn 15.000 điểm năm 1992, tức là mất giá tới hơn 60%. Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là bất động sản, xuất phát điểm của bong bóng đầu cơ, nơi ghi nhận sự sụt giảm giá trị tới hơn 80% trong thời gian đầu và cuối những năm 1990. Con số báo động nhất là tỉ lệ thất nghiệp, từ 2,1% tăng đến 4,7% . Có thể đây là con số bình thường đối với nhiều nước phương Tây, nhưng quá cao đối với Nhật Bản vì trước đó tỉ lệ thất nghiệp tại nước này chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 3%.
Sự sụt giảm các giá trị chứng khoán dẫn đến sụt giảm giá trị của chỉ số Nikkei đã khiến các thể chế tài chính cho vay, chẳng hạn các ngân hàng, phải tìm cách thu hồi nợ và trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên thay vì buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành thủ tục pháp lý để tuyên bố phá sản, các thể chế tài chính đã chọn cách cho vay tiếp để các đối tượng này có thể trả lãi suất cho các khoản vay trước đó. Rất khó để thốt khỏi vịng luẩn quẩn với biện pháp phản tác dụng này.
2.1.1.2 Thời kỳ 1997 – 2006
Sự nổ tung bong bóng đầu cơ năm 1991 kết hợp với các chính sách sai lầm đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng giảm phát nghiêm trọng. Hiện tượng được bắt đầu từ năm 1997 và mỗi năm giảm khoảng 0,7%. Trong khuôn khổ nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ) đã hạ tỉ lệ chiết khấu xuống 0,5% năm 1995 và xuống mức 0% kể từ năm 2000 mà mục đích vẫn là tạo điều kiện cho việc dựa vào tín dụng. Giảm phát gây ra những hậu quả còn tồi tệ hơn lạm phát, bởi giảm phát sẽ “giết” những kẻ đi vay, khiến các đối tượng này phải hồn trả nhiều hơn những gì họ có được từ việc vay mượn, kể cả khi lãi suất được tính ở tỷ lệ 0%. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng nhụt chí khơng thể đầu tư liên tục hoặc bị đẩy vào tình cảnh phá sản do giảm phát nghiêm trọng sẽ kéo theo những khoản nợ lớn. Năm 2006, Nhật Bản có dấu hiệu khả quan khi giá cả tăng trong nhiều tháng liên tiếp. Về cơ bản, BOJ đã “cứu đất
nước” bằng việc mua lại ồ ạt các khoản nợ xấu, giảm tỉ lệ chiết khấu và phát hành tiền giấy ồ ạt.
2.1.1.3 Khủng hoảng năm 2007 và hậu quả
Khi nhiều người bắt đầu nghĩ đến tình hình Nhật Bản dần dần được cải thiện cũng là khi khủng hoảng toàn cầu bất ngờ xảy ra năm 2007. Trước hết, có thể nói rằng thất nghiệp đã khơng ngừng leo thang. Chỉ số Nikkei từng có lúc trở lại dao động xung quanh mức 14.500 điểm bỗng chốc sụt giảm cịn 7000 điểm sau năm 2009. Sản xuất cơng nghiệp cũng lao dốc mạnh, xuống gần 8,5% trong cùng thời điểm. Và tỉ lệ phá sản vì vỡ nợ tăng 21%. Một lần nữa các ngân hàng lại trải qua thời kỳ đen tối với ghi nhận kết quả thụt lùi 58% so với năm 2007. Như vậy, tín dụng một lần nữa trở nên khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bằng chính sách kích cầu, Chính phủ Nhật Bản một mặt hy vọng sẽ gia tăng xuất khẩu, mặt khác sẽ thúc đẩy cung ứng cho các nhu cầu nội địa. Thật không may là cả hai mục tiêu này đều không đạt được: xuất khẩu hàng hóa giảm đáng kể, nhất là sang thị trường Mỹ, và người dân trong nước cũng khơng tiêu dùng nhiều hơn. Ngồi ra, các khoản đầu tư tư nhân cũng bắt đầu co hẹp.
2.1.1.4 Năm 2007-2012
Để giải quyết áp lực giảm phát và xuất khẩu giảm mạnh, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các chính sách kinh tế vĩ mơ kích thích tích cực từ nửa cuối năm 2008. Do lãi suất đã ở mức 0% trong nhiều năm trước khi khủng khoảng tài chính thế giới nổ ra, gánh nặng của chính sách tài khóa do đó cũng cao hơn. Chính phủ Nhật đã tính tốn ngân sách tài khóa xấp xỉ 26 nghìn tỷ n bao gồm hai gói ngân sách bổ sung vào năm tài khóa 2008, gói ngân sách đầy năm tài khóa 2009, và một ngân sách bổ sung theo sau. Xét về quy mô của các dự án, các gói ngân sách này trị giá khoảng 130 nghìn tỷ yên. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2009, Nhật Bản đã tiến hành giải ngân 7,2 nghìn tỷ yên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới ‘một nền kinh tế tương lai tăng trưởng và ổn định’. Ngân sách quốc gia năm tài khóa 2010, được thơng qua vào tháng 1 năm 2010, tăng 4,2% so với năm trước. Kết quả của các biện pháp tài khóa mở rộng, GDP thực tế của Nhật đã tăng trưởng dương vào quý 3 năm
tại nhà đã góp phần thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc áp dụng các gói kích thích tài khóa liên tục cùng với sự gia tăng nợ công kể từ cuối những năm 1990 có làm giảm số nhân tài khóa của Nhật đáng kể hay không. Mặt khác, vào tháng 11 năm 2009, chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã tuyên bố giảm phát chính là vật cản lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước này. Do đó, rất khó để nói rằng kinh tế Nhật Bản đang trên con đường phục hồi ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2012 có 2 chiều hướng khá rõ rệt. Nửa đầu năm là sự tăng trưởng GDP khá ngoạn mục chủ yếu nhờ công cuộc tái thiết và phục hồi từ thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. GDP quý 1 của nước này tăng 1% so với quý 4/2011, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011; và quý 2 đạt 1,3% so với quý 1. Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất – sóng thần là ngun nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và đồng yên liên tục tăng giá mạnh so với đô la Mỹ làm xói mịn những nguồn thu từ nước ngồi khiến GDP quý 3 và quý 4 liên tiếp suy giảm. Tăng trưởng GDP quý 2 của Nhật Bản đạt mức 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ chưa đầy 1/3 con số 5,5% của quý 1. Trong quý 3 vừa qua, GDP đã giảm 0,9% so với quý trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế nước này suy giảm. Nền kinh tế của Nhật Bản có thế đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu và kinh tế tồn cầu suy yếu.
Giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu năm 2012 của Nhật tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 chủ yếu do nhu cầu bên ngoài và tái thiết đất nước sau thảm họa sóng thần đã thúc đẩy sản lượng của các nhà máy, nhưng liên tiếp sụt giảm trong các tháng tiếp theo. Sản lượng công nghiệp tháng 9 của nước này giảm 4,1% so với tháng trước đó. Trong tháng 8, tốc độ này chỉ là 1,6%, nhưng trong tháng 10 lại tăng 1,8% so với tháng 9.
Biểu đồ2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản từ 2006-2012
Nguồn: tradingeconomics.com, Văn phịng Nội các Nhật Bản
Tính đến hết tháng 10/2012, mức thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật đạt 5273 tỷ Yên. Năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kép động đất, sóng thần, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật là 9628,9 tỷ Yên, giảm 44% so với năm 2010 và là mức giảm mạnh nhất trong 15 năm. Xuất khẩu của Nhật đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục do hậu quả của động đất, sóng thần năm 2011, cũng như do suy thoái kinh tế thế giới, đồng Yên mạnh và cuộc trang chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc, do đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng vọt.