Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 58)

3.1 Sự tương đồng và khác biệt trong bối cảnh kinh tế giữa Việt Nam và

3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thơ và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 10 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 56 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Để đạt được những thành tựu đáng kể trên, từ một đất nước vươn lên sau chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực hết mình cải tạo nền kinh tế, trải qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thị trường.

3.1.1.1 Giai đoạn 1986 – 1991

Giai đoạn 1986-2000 được gọi là giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Ở giai đoạn này, Việt Nam tập trung vào triển khai ba chương trình kinh tế lớn mang tính trọng điểm, gồm: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức quản lý kiểu cũ như ngăn sơng cấm chợ, chia cắt thị trường dần được xóa bỏ, kế hoạch kinh tế của Nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Tuy nhiênNhà nước chủ trương lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác.

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ chỗ phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn lương thực mỗi năm, Việt Nam đã sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và cịn xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo lần đầu tiên vào năm 1989. Nghị quyết số 10 NQ/TW về đổi mới quản lý nông nghiệp được đưa vào thực hiện trên khắp cả nước từ năm 1988đãtạo động lực mạnh mẽ cho nơng dân tích cực sản xuất lúa gạo. Các loại hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng, trở nên nhiều và đa dạng hơn về chủng loại mẫu mã. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ tháng 4 năm 1987, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, mang về nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước. Cùng với những chuyển biến tích cực trong cán cân xuất nhập khẩu làsự kiềm chế của lạm phát. Tuy nhiên GDP bình quân đầu người vẫn ở mức rất thấp.Năm 1990, GDP bình quân đầu người tại Việt Namở mức 98 USD, thấp hơn so với Lào thời điểm đó là 186 USD, và Campuchia là 191 USD.

3.1.1.2 Giai đoạn 1991 - 2007

Từ năm 1991 - 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%, cao nhất là 10% (năm 1995) và thấp nhất là 5% (năm 1999). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: tăng trưởng cao (1991 - 1996), suy thối (1997 - 2001), phục hồi (2002 - 2007). Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thối và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến nay khơng thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa duy nhất. Tuy nhiên, sự thay

những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thơng qua chương trình cải cách thuế bước 2 và 3; chú trọng gia tăng chi đầu tư công thơng qua các chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ.

3.1.1.3 Giai đoạn 2007 - 2008

Ở giai đoạn này diễn ra những biến đổi đang kể với nền kinh tế thế giới và cả kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17/04/2008 đã đề ra: Trong tháng 08/2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và đình chỉ các dự án đầu tư khơng có hiệu quả; khơng tăng chi ngồi dự tốn, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu...

Những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủđã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế Việt Nam. Các biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức địi hỏi những biện pháp chính sách quyết liệt hơn nữa từ Chính phủ đểđảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, ngăn chặn đà suy giảm.

3.1.1.4 Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu suy thối, kinh tế trong nước giai đoạn này đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng

trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50%... Một vấn đề nữa là, với quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao... Nền kinh tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt. Một số doanh nghiệp bị phá sản, số cịn lại liên tục gặp khó khăn.

Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trị của Nhà nước thơng qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước.

Năm 2014, tổng thu Ngân sách Nhà nước ước đạt 858.053 tỷ đồng, bằng 109,6% dự tốn. Trong đó, thu nội địa bằng 107,5% dự tốn, thu từ dầu thơ bằng 117,5% dự tốn, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 112,9% dự toán. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự tốn được giao.

Có thể thấy, kết quả thu NSNN năm 2014 như trên là khá tích cực bởi bên cạnh các yếu tố thuận lợi là kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiểm sốt, lãi suất huy động và cho vay giảm, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng cao, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng... vẫn cịn có những yếu tố không thuận lợi.

tổng cầu tăng chậm, thị trường bất động sản phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) cịn khó khăn.

3.1.2 Những thuận lợi khó khăn để làm cái gì

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc thực hiện các chính sách tài khóa cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong ngắn hạn và trung hạn.

3.1.2.1 Những thuận lợi

Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế thế giới (độ mở của nền kinh tế tính theo quy mơ ngoại thương/GDP trong giai đoạn gần đây lên đến 150%). Tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, khi kinh tế thế giới có biến chuyển tốt kinh tế Việt Nam sẽ có tác động tốt.

Bảng 3.1: Dự báo kinh tế Thế giới của Quỹ tiền tệ Quốc tếChỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (Dự báo) 1.Tốc độ tăng GDP (%) Thế giới 3,2 3 3,6 3,9 Các nền kinh tế phát triển 1,4 1,3 2,2 2,3 Mỹ 2,8 1,9 2,8 3 Eurozone -0,7 -0,5 1,2 1,5 Đức 0,9 0,5 1,7 1,6 Pháp 0 0,3 1 1,5 Italy -2,4 -1,9 0,6 1,1

Tây Ban Nha -1,6 -1,2 0,9 1

Nhật Bản 1,4 1,5 1,4 1

Vương quốc Anh 0,3 1,8 2,9 2,5

Canada 1,7 2 2,3 2,4

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển

5 4,7 4,9 5,3

Nga 3,4 1,3 1,3 2,3

Các nước mới nổi và đang phát triển Châu Á

6,7 6,5 6,7 6,8

Trung Quốc 7,7 7,7 7,5 7,3

Ấn Độ 4,7 4,4 5,4 6,4

ASEAN-5 6,2 5,2 4,9 5,4

2.Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu (%)

2,8 3 4,3 5,3

3.Lạm phát (%)

Các nền kinh tế phát triển 2 1,4 1,5 1,6

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 6 5,8 5,5 5,2 4.Việt Nam Lạm phát (%) 6,81 6,04 1,84 3,5 Tăng GDP (%) 5,23 5,42 5,93 6,5 Nguồn: IMF, 2014

Sự thuận lợi của tình hình kinh tế trong và ngồi nước có thế tác động tích cực đến nguồn thu NSNN. Có thể thấy điều này khá rõ khi xem xét thu NSNN của quý 1 năm 2014. Hầu hết các nguồn thu NSNN đều cho kết quả khả quan hơn so với năm 2013. Hơn nữa, mức lập dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 cũng không

Biểu đồ 3.1: So sánh mức thu NSNN Quý 1/Dự toán năm 2010-2014

Nguồn: Bộ tài chính

Một thuận lợi khác là sự đồng thuận của toàn bộ xã hội trong việc tiếp tục phải cải thiện hiệu quả chi tiêu, thực hiện tiết kiệm chi tiêu nhằm hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách quá cao. Sự thay đổi về quy mô thu ngân sách cũng cho thấy điều này. Mặc dù Việt nam vẫn cịn là quốc gia có quy mơ ngân sách khá cao so với những nước có cùng trình độ phát triển song xu hướng thay đổi có vẻ đã tích cực hơn.

Bảng 3.2: Quy mô thu NSNN trong GDP theo đánh giá của IMFChỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình các nước thu nhập thấp 23,6 21,1 22,1 19,8 21 21,5 21,7 20,8 20,9 Các nước có xuất khẩu dầu 32 26,8 28,5 24,2 26,1 26 24,6 23,3 21,8 Các nước khu vực châu Á 17,7 17,6 18,1 17,3 18,2 18,1 19,3 18,8 17,9 Các nước Mỹ La tinh 26 26,7 29,1 27,9 27,9 29,2 30 30,9 31,2 Các nước khu vực sa mạc Saharah 26 19,8 20,1 18,5 19,9 21 20,7 20,2 20,6 Các nước khác 29,8 28,5 31,5 24,6 26,3 26,9 26 22,8 24,6 Việt Nam 26,3 26,1 26,6 25,6 27,3 25,9 22,9 22,1 19,5 Nguồn: IMF, tháng 4/2014

Sau nhiều năm duy trì quy mơ thu NSNN ở mức cao thì theo đánh giá của IMF, Việt Nam đã bắt đầu giảm quy mơ thu NSNN xuống ngang mức trung bình các nước có thu nhập thấp tuy vẫn cao hơn so với các nước ở khu vực châu Á.

3.1.2.2 Những khó khăn

Dù có một vài thuận lợi thì chính sách tài khóa trong ngắn hạn vẫn tiếp tục đứng trước những khó khăn rất lớn mà nếu khơng có những cải cách triệt để thì có thể lại ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế vĩ mô trong tương lai.

+ Thứ nhất, sự bền vững của ngân sách: Dù có nhiều nỗ lực song cơ cấu thu NSNN vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn thu có tính ổn định khơng cao và khơng bền vững như thu từ dầu thô, thu từ tiền sử dụng đất, thu từ hải quan (tổng 3 nguồn này chiếm khoảng 35 % tổng thu NSNN năm 2013).

Trong ngắn hạn thì nguồn thu NSNN có thể giảm do thay đổi chính sách thuế. Theo Luật thuế TNDN đã được Quốc hội thơng qua thì từ 1/1/2014 thuế suất thuế TNDN sẽ chỉ còn 22% so với 25% hiện nay. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng có thể giảm đi khi Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2012-2014. Quy mô thu ngân sách giảm nhanh nếu không đi kèm với việc

nợ công. Hiện tổng chi thường xuyên đã lớn hơn mức thu từ thuế và phí. Điều này vi phạm nguyên tắc về tính bền vững đã được nêu ra trong luật ngân sách và tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân sách về dài hạn khi chúng ta bắt đầu phải vay để tiêu dùng thay vì chỉ vay để đầu tư.

+ Thứ hai, khó khăn khi thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng chi NSNN theo dự toán

Nguồn: Bộ Tài chính

Có thể thấy là dù có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi tiêu nhưng tốc độ tăng chi NSNN theo dự toán của Quốc hội và nhất là tăng chi thường xuyên vẫn khá cao (năm 2012 vượt xa so với tốc độ lạm phát). Vì vậy, dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu từ NSNN năm 2014 và trong trung hạn cũng khơng dễ là bởi vì những lí do như:

(i) Các biện pháp tiết kiệm chi tiêu đã được áp dụng nên sẽ khó có thể tiết kiệm NSNN hơn nữa khi chưa có sự thay đổi mạnh về hệ thống và cơ chế chi tiêu. Tình trạng chi cho quản lý hành chính tiếp tục tăng lên trong vài năm gần đây cho thấy rõ điều này. Hơn nữa, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục duy trì các khoản chi vì mục đích an sinh xã hội để hỗ trợ người dân trong tình hình kinh tế khó khăn.

(ii) Với chi tiêu cho đầu tư: Hiện nay, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì đầu tư cơng ở mức cao để hỗ trợ tăng trưởng thì sẽ phải chấp nhận bội chi ngân sách lớn hơn và nợ công tăng lên. Nếu chấp nhận cắt giảm mạnh đầu tư công để giảm thâm hụt NSNN thì cần chấp nhận tăng trưởng giảm sút, tình trạng việc làm khó khăn. Do vậy, cần chấp nhận sự đánh đổi lợi ích - chi phí trong việc lựa chọn biện pháp trong ngắn hạn.

(iii) Chi ngân sách cho trả nợ tăng lên: Do quy mô vay nợ ngày càng tăng lên và nhiều khoản vay đã bắt đầu đến kỳ hạn trả nợ nên trong cơ cấu chi NSNN thì chi trả nợ (cả lãi và gốc) đang tăng bắt đầu tăng nhanh. Tỷ lệ trả lãi trong tổng chi cân

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)