Abenomics – chiến lược 3 mũi tên củachính phủ Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 38 - 40)

Nguồn: KPMG’s Abenomics Brief

Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPL), đảng lãnh đạo cũ, đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược rõ ràng để khắc phục tình hình kinh tế nghiêm trọng. Kết quả là, họ đã bị thua tại cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 12 năm 2012 và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) trở lại nắm quyền sau bốn năm. Ngay lập tức chính quyền Abe bắt đầu có những hành động để phục hồi và tái thiết sau Thảm họa kép và thay đổi chính sách cơ bản từ việc phân phối lại, chống lại trạng thái cân bằng giảm dần, tiến tới tạo ra của cải thơng qua tăng trưởng để phục hồi từ tình hình kinh tế nghiêm trọng hiện thời và hồi sinh kinh tế Nhật Bản. Kỳ vọng của người dân Nhật Bản và trên tồn cầu đã nhanh chóng được phản ánh trên thị trường vốn và thị trường ngoại hối. Việc giảm giá kéo dài của đồng Yên được điều chỉnh và thị trường chứng khốn bắt đầu hồi phục mạnh. Bây giờ cơng chúng hy vọng chính quyền Abe phải chuyển đổi những dấu hiệu ban đầu của sự thay đổi tích cực vào sự phục hồi kinh tế thực sự và tăng trưởng trong tương lai bằng cách thực hiện các chính sách và biện pháp kinh tế phù hợp.

Trong bài phát biểu về chính sách của mình vào ngày 18 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Abe đã đề cập, "Tôi đã thành lập Trụ sở để Tái phục hồi Kinh tế của Nhật Bản như là một “tháp kiểm soát” cho phục hồi kinh tế và khơi phục lại Hội đồng Kinh tế và Chính sách tài khóa. Tơi sẽ củng cố đẩy mạnh sự phục hồi của nền

kinh tế với bộ ba chính sách tiền tệ táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt, và chiến lược phát triển, khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân, tái cơ cấu kinh tế". Chiến lược này bởi Abe công bố bây giờ được gọi là Abenomics.

2.2.1 Nội dung gì?

Abenomics có nghĩa là “Kinh tế học của Thủ tướng Abe”, được ghép từ “Abe” và “economics”. Chính sách kinh tế Abenomics bao gồm 3 trụ cột chính là: chính sách nới lỏng tiền tệ; chính sách thúc đẩy chi tiêu cơng; chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng.

- Chính sách nới lỏng tiền tệ (ồ ạt): Đây là chính sách thực hiện giảm lãi

suất thực. Sau khi ông Haruhiko Kuroda được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), ơng đã đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm hạ giá đồng Yên, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Nhật Bản trên thị trường nước ngồi.

- Chính sách tài khóa linh hoạt: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất

nước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố kế hoạch chi tiêu cơng trị giá 5,3 nghìn tỷ n (60 tỷ USD) trong ngân sách năm 2013. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản cũng thơng qua quyết định “bơm” khoảng 25 nghìn tỷ Yên (260 tỷ USD) trong 5 năm, tăng so với mức 19 nghìn tỷ Yên (200 tỷ USD) trong kế hoạch trước đó (Theo Báo cáo “Abenomics Handbook”, Nomura economists, Tomo Kinoshita).

- Chính sách tái cấu trúc kinh tế sâu rộng, khuyến khích đầu tư tư nhân:

Đây là trụ cột mang tính dài hạn nhằm tạo đà phát triển bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản. Để tăng trưởng kinh tế sâu rộng chính sách này đã hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

i) Thu hút lao động nữ để bù đắp cho sự thiếu hụt về nguồn lao động. Chính sách Abenomics hướng tới mục tiêu thu hút được khoảng 30% lao động nữ vào năm 2020, với các chính sách cụ thể như: khuyến khích phụ nữ làm lãnh đạo, mở thêm trường mẫu giáo, thậm chí cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc mở trường;

ii) Giảm tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20%, cụ thể, quý I/2014 số người thất nghiệp dài hạn đã giảm xuống 1,24 triệu người, giảm 10% so với 1,38 triệu người của quý II/2013;

iii) Đứng thứ nhất thế giới về những đổi mới trong phát triển kinh tế, năm 2013 - 2014, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới trong tiêu chí này theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF);

iv) Đưa nông nghiệp trở thành “ngành Công nghiệp thứ 6” trong nền kinh tế thông qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ từ 1 tỷ Yên lên 10 nghìn tỷ Yên; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, với mục tiêu tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 450 triệu Yên lên 1.000 tỷ Yên…;

v) Thực hiện tự do thương mại: Các giao dịch trong các khu vực mậu dịch tự do hiện mới chiếm 18,9% tổng các giao dịch thương mại của Nhật Bản, trong khi 65,5% là nằm trong các cuộc đàm phán thương mại đang tiến hành. Đó là, Nhật Bản đang nỗ lực kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Australia và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Có vẻ như, Abenomics giống như 1 bản sao của Reaganomics2, chỉ khác ở 2 chính sách tiền tệ trái chiều nhau. Một bên muốn giảm lạm phát xuống, còn bên kia muốn lạm phát tăng càng nhanh càng tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)