Tác độngcủa chi tiêu Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 50 - 55)

2.4 Một số kết quả thực nghiệm củacác nhà nghiên cứu hồn tồn khơng

2.4.2 Tác độngcủa chi tiêu Chính phủ

Sau hai năm triển khai thực hiện 3 “mũi tên” của chính sách Abenomics, đến nay, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những kết quả khả quan:

Biểu đồ 2.6: Tình hình kinh tế Nhật Bản 3 năm trở lại đây

Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản, Reuter

Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Trong quý I/2013, ngay sau khi chính sách Abenomics được tiến hành, tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng 1,3%, là mức tăng trưởng cao nhất của Nhật Bản trong vịng một năm qua. Mức tăng trưởng GDP tuy có giảm ở các quý sau nhưng vẫn duy trì được mức tăng thực dương và đưa tốc độ tăng trưởng GDP cả năm lên mức 3%. Đáng chú ý, trong quý I/2014, GDP đã bật tăng ở mức cao, lên mức 1,6%. Tuy nhiên, do việc tăng thuế tiêu thụ, quý II/2014, GDP của Nhật Bản đã giảm xuống 6,8%, GDP tăng trưởng âm 1,7% - mức giảm lớn nhất trong 3 năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.7:Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản

Nguồn: tradingeconomics.com, Văn phòng Nội các Nhật Bản

Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản ngày 16/2/2015 kinh tế Nhật Bản trong quý cuối cùng của năm 2014 đạt mức tăng trưởng hàng năm là 2,2%. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong vòng 3 quý. Việc tăng trưởng kinh tế vào quý cuối cùng của năm 2014 đã chính thức đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng suy thối kinh tế kéo dài. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong Quý IV/2014 tăng 0,6% so với Quý III/2014.

Chỉ số tiêu dùng trong 3 tháng cuối năm chiếm khoảng 60% GDP Nhật Bản, tăng 0,3% nhờ việc bán điện thoại di động và máy tính cá nhân. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 2,7%.

Tính chung, tăng trưởng GPD của Nhật Bản trong năm 2014 đạt 0,04%, thấp hơn mức tăng 1,6% trong năm 2013. Nguyên nhân được cho là việc tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% từ tháng 4/2014 của chính phủ.

Nguồn: tradingecnomics.com, Văn phịng Nội các Nhật Bản

Chính sách dùng ngân sách quốc gia đầu tư ồ ạt đã mang lại kết quả tốt đưa Nhật ra khỏi tình trạng giảm phát kéo dài trong 20 năm. Chiến lược này đã được điều chỉnh theo đúng kế hoạch kể từ tháng 4 năm nay mà cụ thể là tăng thuế VAT : đợt đầu từ 5% đến 8% và đợt hai là 10% vào tháng 10 năm 2015.

Vấn đề là vào lúc thủ tướng Nhật ca ngợi hiệu năng chiến lược kinh tế của ơng thì thực tế xảy ra không như mong đợi. ThuếVAT cộng với giá trị đồng Yen bị phá giá đã là cho các mặt hàng nhập khẩu tăng vọt, làm đời sống người dân trung lưu bị khó khăn. Sức mua của dân sụt giảm đưa đến tình trạng suy thối kinh tế được báo cáo ngày 17/11/2014. Sau khi số liệu tăng trưởng GDP sơ bộ được công bố ngày 17/11 vừa qua cho thấy kinh tế Nhật Bản trong quý III giảm 1,6%, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cơng bố hỗn việc tăng thuế tiêu dùng lên 10%, dự kiến bắt đầu áp dụng năm 2015đến tháng 4/2017.

Nguồn: tradingeconomics.com

Sau hơn 1 năm thực hiện chính sách Abenomics, xuất khẩu Nhật Bản có mức tăng trưởng dương, ở mức 3,8% sau một thời gian dài xuất khẩu tăng trưởng âm. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng xuất khẩu là do giá trị đồng Yên yếu đi. Đồng Yên yếu đã khiến cho giá hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, đặc biệt là ô tô, sản phẩm điện tử, trở nên rẻ hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ.

Tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực châu Á cũng như châu Âu để thúc đẩy các ngành kinh tế nhạy cảm như nông - lâm - ngư nghiệp phát triển.

Những tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng chậm lại chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu yếu đi của các nước châu Á và Mỹ. Sau hai tháng 5 và 6/2014 sụt giảm liên tiếp, sang tháng 7/2014, hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, cụ thể xuất khẩu sang các nước châu Á tăng 3,4%, sang Mỹ tăng 2,1% và sang châu Âu tăng 10,2%.

Biểu đồ 2.10:Gói kích thích tài khóa đã đưa Nhật Bản từ giảm phát sang lạm phát

Nguồn: Bloomberg

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng. Trong tháng 9/2013, CPI đã tăng kỷ lục ở mức 0,7%, trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Để tiếp tục hỗ trợ tài chính cơng, tháng 4/2014, Chính phủ Nhật Bản đã tăng thuế tiêu thụ từ 5% - 8%. Điều này đã khiến CPI trong tháng 5/2014 của Nhật Bản tăng 1,4%. Đến tháng 7/2014, sau một năm rưỡi chính sách Abenomics có hiệu lực, CPI của nước này đã tăng 3,7%. CPI tăng chứng tỏ, mục tiêu thốt khỏi giảm phát, kích thích sản xuất tiêu dùng của chính sách Abenomics đã đạt được những kết quả ban đầu.

Biểu đồ 2.11:Abenomics đã giúp Nhật Bản thốt khỏi bẫy giảm phát.

Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)