Nguồn: Bộ Tài chính
Có thể thấy là dù có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi tiêu nhưng tốc độ tăng chi NSNN theo dự toán của Quốc hội và nhất là tăng chi thường xuyên vẫn khá cao (năm 2012 vượt xa so với tốc độ lạm phát). Vì vậy, dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu từ NSNN năm 2014 và trong trung hạn cũng khơng dễ là bởi vì những lí do như:
(i) Các biện pháp tiết kiệm chi tiêu đã được áp dụng nên sẽ khó có thể tiết kiệm NSNN hơn nữa khi chưa có sự thay đổi mạnh về hệ thống và cơ chế chi tiêu. Tình trạng chi cho quản lý hành chính tiếp tục tăng lên trong vài năm gần đây cho thấy rõ điều này. Hơn nữa, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục duy trì các khoản chi vì mục đích an sinh xã hội để hỗ trợ người dân trong tình hình kinh tế khó khăn.
(ii) Với chi tiêu cho đầu tư: Hiện nay, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì đầu tư cơng ở mức cao để hỗ trợ tăng trưởng thì sẽ phải chấp nhận bội chi ngân sách lớn hơn và nợ công tăng lên. Nếu chấp nhận cắt giảm mạnh đầu tư công để giảm thâm hụt NSNN thì cần chấp nhận tăng trưởng giảm sút, tình trạng việc làm khó khăn. Do vậy, cần chấp nhận sự đánh đổi lợi ích - chi phí trong việc lựa chọn biện pháp trong ngắn hạn.
(iii) Chi ngân sách cho trả nợ tăng lên: Do quy mô vay nợ ngày càng tăng lên và nhiều khoản vay đã bắt đầu đến kỳ hạn trả nợ nên trong cơ cấu chi NSNN thì chi trả nợ (cả lãi và gốc) đang tăng bắt đầu tăng nhanh. Tỷ lệ trả lãi trong tổng chi cân đối NSNN vào năm 2005 chỉ là 2,9 % đã tăng lên 5,2 % năm 2013. Nếu tính tổng chi NSNN cho trả cả lãi và gốc thì năm 2014 sẽ cần khoảng 12 % tổng chi cân đối NSNN dành để trả nợ.
+ Thứ ba, vấn đề vay nợ và hiệu ứng lấn át: Do Việt Nam liên tục bị hạ tín nhiệm trên thị trường vốn quốc tế nên sẽ rất khó khăn khi tìm kiếm nguồn vốn vay từ bên ngoài. Nhằm bù đắp số tuyệt đối bội chi cao thì chúng ta buộc phải phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn trong nước nhiều hơn. Mặc dù không in tiền trực tiếp để bù đắp bội chi ngân sách nhưng cách thức các ngân hàng thương mại hiện nay mua trái phiếu chính phủ rồi sử dụng nó để xin tái cấp vốn cũng làm tăng cung tiền cho nền kinh tế. Hệ quả là nền kinh tế có thể vẫn sẽ đối mặt với tình trạng lạm phát cao như các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra (Sargent và Wallace (1981)). Hơn nữa, nếu Chính phủ vay nợ nhiều hơn cũng có nguy cơ tạo ra hiệu ứng lấn át với việc vay vốn của khu vực tư nhân.