Những thuận lợi và thách thứccủa chính phủ Nhật trong việc phục

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 33 - 38)

2.1 Tổng quan nền kinh tế Nhật Bản

2.1.2. Những thuận lợi và thách thứccủa chính phủ Nhật trong việc phục

hồi nền kinh tế Nhật Bản

2.1.2.1Thách thức

- Nợ công cao: Nợ công đang là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều quốc gia

châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Nợ công đã khiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng, và các nước châu Âu cùng với IMF đã phải giải cứu Hy Lạp 2 lần (tháng Năm 2010 và tháng Bảy 2011) và lần giải cứu thứ ba đang được bàn thảo. Ireland và Bồ Đào Nha cũng lâm vào tình cảnh tương tự năm 2010 và 2011. Nợ công gia tăng trong khi nền kinh tế tăng tưởng chậm đã gây nhiều khó khăn về tài chính cho nhiều nước như

Nhật bản cũng gặp vấn đề nghiêm trọng với nợ công.Số liệu được Bộ tài chính Nhật cơng bố ngày 9/11/2012 cho thấy, nợ cơng của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 983.3 ngàn tỷ Yên vào cuối tháng 9/2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3/2011. Trong đó bao gồm 803.74 ngàn tỷ Yên trái phiếu Chính Phủ; 125.37 ngàn tỷ Yên tín phiếu đảm bảo cho nhu cầu vốn ngắn hạn và 54.19 nghìn tỷ Yên dưới dạng các khoản vay từ các tổ chức tài chính. So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, trong khi nợ cơng của Nhật Bản có quy mơ lên tới hơn 229% GDP, được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, nhưng nợ công của Nhật vẫn được đánh giá ở ngưỡng an tồn do: trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế; phần lớn nợ công Nhật nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa; hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh.

Năm 2014, tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật Bản là 227,2 %, cao hơn rất nhiều so với Mỹ (101,53%), Anh (90,6%), Pháp (92,2%), Đức (76,9%), và thậm chí là Hy Lạp (174,9%). Đây là năm thứ 6 liên tiếp tỷ lệ nợ cơng của Nhật tăng và khơng có dấu hiệu nào cho thấy con số này sẽ giảm trong những năm tiếp theo.

Khoản nợ khổng lồ của Nhật Bản là kết quả của việc thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm. Việc gia tăng nợ cơng bắt đầu từ các gói kích thích tài khóa đầu những năm 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Đã có rất nhiều nỗ lực của chính phủ trong việc củng cố ổn định tài khóa, nhưng khơng có biện pháp nào đủ hiệu quả để đạt được mục tiêu như đã đề ra, và khoản nợ lại tiếp tục tăng.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ công so với GDP của các nước phát triển

Nguồn: IMF, Bloomberg.com

Nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức: tỷ lệ nợ so với GDP cao và lãi suất cực thấp. Trong các nước phát triển, Nhật bản là quốc gia đối mặt với vấn đề tồi tệ nhất: tỷ lệ nợ-GDP cao nhất và lãi suất ngắn hạn bằng 0 trong suốt 10 năm qua. Tuy nhiên, không giống như Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, Nhật Bản vẫn đang duy trì tài khoản vãng lai thặng dư và gần 95% nợ công của Nhật là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Đây là một điều tốt đối với nền kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn, bởi điều này sẽ làm giảm nguy cơ về khủng

đang ở mức rất cao. Tuy nhiên về dài hạn thì điều này sẽ gây nhiều khó khăn bởi về cơ bản là người Nhật đang chuyển giao gánh nặng nợ nần của mình sang các thế hệ tương lai.

- Tình trạng giảm phát vẫn bao trùm: Khi nói về tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản,

điều này thường đề cập đến tỷ lệ lạm phát trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI của Nhật cho thấy sự thay đổi trong giá của một gói tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình Nhật mua để tiêu thụ

- Thâm hụt ngân sách: Việc thâm hụt ngân sách gia tăng của Nhật là một hệ

quả khơng thể tránh khỏi của các chính sách kích thích kinh tế. Việc ổn định tài khóa dài hạn của Nhật Bản trở thành mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách, các học giả và cả những cả đầu tư, cũng như dân chúng.Thách thức đặt ra cho chính phủ Nhật là làm thế nào để có thể đặt ra kế hoạch tài khóa ổn định, trong khi vẫn có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế.

2.1.2.2Thuận lợi

Về bối cảnh kinh tế, kể từ năm 2000 trở lại đây, Nhật Bản có thành tích đáng nể về gia tăng sản lượng bình quân trên mỗi lao động. Năm 2012, một năm trước khi chính sách Abenomics của chính quyền Abe được triển khai, tăng trưởng sản lượng bình quân lao động của Nhật Bản đạt 3,08% so với năm trước. Chỉ số này của Mỹ là 0,37% và của Đức là 0,25%.

Thêm vào đó, những lo ngại về kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ và gói kích thích tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là lạm phát, thậm chí siêu lạm phát, lại khơng phải là vấn đề của Nhật Bản. Việc nền kinh tế chìm trong giảm phát hơn hai thập kỷ khiến lạm phát trở thành mục tiêu quan trọng của chính quyền Abe trong việc triển khai các chính sách chiến lược của mình.

Đồng JYP giảm giá làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Nhật Bản. Điều này có vẻ sẽ khơng ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Nhật-Mỹ bởi các gói nới lỏng định lượng đã làm yếu đồng USD từ trước. Trong khi đó các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ phải lo ngại nhiều.

Nhật Bản không phải lo lắng nhiều về hiệu quả của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong quá khứ, những năm 1990, nếu Chính phủ Nhật khơng chi những

khoản lớn cho hạ tầng thì theo nhà kinh tế J.Stiglitz1, bức tranh kinh tế Nhật Bản sẽ ảm đạm hơn nhiều sơ với thực tế diễn ra. Bằng chứng là tỷ lệ thất nghiệp của Nhật chưa bao giờ vượt quá 5,8%, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tồn cầu thì thất nghiệp cao nhất cũng chỉ ở mức 5,5%. Lợi ích cơng cộng và chất lượng cơ sở hạ tầng của Nhật Bản luôn ở mức tốt đã có vai trị khơng nhỏ trong việc trao đổi giao thương phát triển kinh tế.

Mặc dù Nhật Bản có tỷ lệ nợ chính phủ cao, song đây khơng phải vấn đề nghiêm trọng của nước này trong ngắn hạn vì tiết kiệm tư nhân vẫn rất nhiều và các nhà đầu tư đang tiếp tục mua trái phiếu chính phủ.Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD. Thêm vào đó, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Hơn nữa, tồn bộ trái phiếu chính phủ Nhật Bản được định giá bằng đồng n.Nhật Bản khơng có nợ bằng ngoại tệ.Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được thị trường trái phiếu bình ổn, tránh được nguy cơ vỡ nợ và khủng hoảng kinh tế toàn diện như Hy Lạp đang mắc phải.

Những thuận lợi khác phải kể đến cho việc tái thiết kinh tế Nhật Bản, đó là: hệ thống thể chế vững chắc; lực lượng lao động được đào tạo tốt với kỹ năng kỹ thuật và thiết kế chính xác cao; vị trí địa lý thuộc khu vực kinh tế năng động nhất thế giới lúc này; cam kết lâu dài về bảo vệ mơi trường; và khoảng cách bất bình đẳng xã hội nhỏ (chỉ xếp sau Canada và một số quốc gia Bắc Âu).

2.2 Abenomics – chiến lược 3 mũi tên củachính phủ Nhật BảnSơ đồ 2.1: Ba mũi tên chiến lược Abenomics

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH tài KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH tế ABENOMICS tới nền KINH tế NHẬT bản (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)