2.1. Tổng quan về sản xuất và chếbiến mặt hàng thủy sản của ViệtNam
2.1.1. Khái quát chung về ngành thủy sảnViệt Nam
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản
Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn, được thiên nhiên phú cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km trải dài từ Bắc và Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết,chế độ thuỷ học ....Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn hecta đầm phá, ao hồ sơng ngịi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều đặc sản quý. Việt Nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ.
Khơng chỉ có tiềm năng tự nhiên lớn nhờ bờ biển dài, Việt Nam còn sở hữu hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ trong vùng biển; có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, sơng, ngịi... vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Tiềm năng đó đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho nghề cá phát triển ở tất cả các loại hình thủy sản trên các vùng sinh thái khác nhau. Sự phát triển tồn diện, đa lĩnh vực nhưng có trọng tâm, trọng điểm đã đưa Việt Nam trở thành cường quốc về xuất khẩu thủy sản.
Biển Việt Nam có trên 2 nghìn lồi cá, trong đó có khoảng 130 lồi cá có giá trikinh tế. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1,6 nghìn lồi giáp xác, khoảng 2,5 nghìn lồi động vật thân mềm. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều lồi đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần lồi đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng có những khó khăn về điều kiện địa hình, hơn nữa, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, nhất là vào mùa khơ gây hạn hán tạo nên khó khăn,thiệt hại, tổn thất to lớn cho ngành thủy sản.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội để phát triển ngành thủy sản
Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể, hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới, nguồn lao dộng có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Hiện nay, Nhà nước đang coi thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó có nhiều chính sách đầu tư khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn và vướng mắc đặt ra cho ngành thủy sản Việt Nam như hoạt động sản xuất vẫn cịn mang tính tự cấp, tự túc, cơng nghệ sản xuất thơ sơ, lạc hâu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao; nguồn lao động tuy đơng nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật khơng cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường; cuộc sống của lao động trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó khơng tạo được sự gắn bó với nghề.
Nhìn chung về cơ bản, có thể khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển ngành thủy sản thành một ngành kinh tế quan trọng.
2.1.1.3. Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế-kỹ thuật có đóng góp ngày càng lớn cho đất nước và đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản. Quy mô của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Đến năm 2013, Thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi thủy sản và thứ 4 về giá trị xuất khẩu thủy sản.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, đóng góp hiệu quả cho cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.