3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt
3.3.1. Giải pháp đối với cơ quan nhà nước ViệtNam
Trước hàng loạt những khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga, tại cuộc tọa đàm, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu đã đưa ra đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường Liên Bang Nga.Theo đó, Chính phủ Nga cần sớm chấp thuận danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường này do cơ quan quản lý Việt Nam cung cấp, sớm tiến tới công nhận hệ thống kiểm tra, kiểm soát và quản lý chất lượng của Việt Nam như thông lệ quốc tế; bên cạnh đó, đề xuất Chính phủ Nga tạo mọi thuận lợi để hàng hóa nơng lâm thủy sản của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường này hơn.
Chính phủ Liên Bang Nga đang đưa ra các biện pháp tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội lớn này, các doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản phải chú ý đến yêu cầu từ phía Nga. Do các hệ thống siêu thị bán lẻ Nga không tự nhập khẩu hàng nên doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải tìm các cơng ty chun nhập khẩu, có thể là các cơng ty Nga hoặc các công ty Việt Nam. Bên cạnh việc tìm kiếm các cơng ty thương mại thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu yêu cầu sơ bộ đối với các mặt hàng này khi xuất khẩu vào Nga như: mức thuế nhập khẩu, thuế hải quan, VAT và chất lượng hàng hóa.Tiềm năng xuất khẩu của hai nước cịn khiêm tốn là do chính các doanh nghiệp ít liên hệ và hiểu biết về nhau. Do vậy, Trưởng cơ quan đại diện thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam mong muốn có được danh sách các doanh nghiệp Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đang có nhu cầu muốn xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang Nga để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga tìm kiếm đối tác.
Thứ nhất, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam đề nghị các Bộ, Ngành liên
quan cần chủ động và tích cực trong công tác cung cấp thông tin và tình hình thị trường Nga cho các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng, giúp các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng nước Nga cũng như các quy định về kiểm dịch chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường này để xây dựng định hướng xuất khẩu các sản phẩm phù hợp.
Thứ hai, trong bối cảnh Liên Bang Nga đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu
thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường tiềm năng với hơn 140 triệu dân này.Tại hầu hết các cuộc họp, hội đàm cấp cao song phương thời gian gần đây bao gồm kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam- Liên Bang Nga hay các vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA), việc trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông thủy sản sang Nga luôn là một trong những nội dung chính được phía Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh và quan tâm.
Thứ ba, một trong những biện pháp mang tính đột phá là tập trung đẩy nhanh
tiến độ đàm phán tiến tới ký kết VCUFTA vào năm 2015 nhằm tiếp tục mở cửa thị trường với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Với tư cách chủ trì đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan, Bộ Công Thương tập trung đàm phán về việc mở cửa các mặt hàng nhạy cảm như nông thủy sản vào Nga để đưa ra thỏa thuận phù hợp nhất bởi việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên.
Thứ tư, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục dành ưu tiên dành kinh phí xúc tiến
thương mại quốc gia để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga. Trong nỗ lực kết nối cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác Nga, trong khn khổ hội chợ-triển lãm hàng nông sản WorldFoods-2014 diễn ra tại Nga, Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Cơng thương Nga, Phịng Thương mại – công nghiệp Nga đã
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nga, với chủ đề “Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt – Nga” với sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp, đã có ảnh hưởng rất tích cực, góp phần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Nổi bật hơn nữa, trong bối cảnh nước Nga đang khuyến khích sản xuất hàng nơng, thủy sản nội địa và nhập khẩu từ các nước khu vực thị trường mới như Châu Á-Thái Bình Dương, tại hội chợ-triển lãm “Mùa thu vàng 2014” được tổ chức vào tháng 10 năm 2014, gian hàng của Việt Nam đã giới thiệu với người tiêu dùng Nga những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới của Việt Nam đầy hấp dẫn. Sự kiện này được đánh giá là hoạt động khá kịp thời để hỗ trợ phát triển hợp tác thương mại, đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giữa hai nước.
Thứ năm, để khai thác tốt thị trường Nga, nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên chủ động tiếp cận các nhà mua hàng Nga để chào bán sản phẩm thủy sản của mình cũng như cần chú trọng đến các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về chất lượng cũng như kiểm định do Nga ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Liên Bang Nga, đồng thời thực hiện yêu cầu của Cục Kiểm dịch Động Thực vật Liên bang Nga về giám sát việc kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cho các nhà nhập khẩu thủy sản đã được VPSS công nhận, Cục Quản lý Chất lượng Nơng lâm sản và Thủy sản đã có cơng văn hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Công văn số 904/QLCL-CL1, ngày 28/5/2014). Theo đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi tiến hành xuất khẩu thủy sản vào Liên Bang Nga, phải cung cấp thông tin, cam kết liên quan đến Hợp đồng của doanh nghiệp với nhà nhập khẩu Liên Bang Nga, Giấy phép nhập khẩu VPSS cấp cho nhà nhập khẩu Liên Bang Nga (trong đó có tên nhà nhập khẩu Liên Bang Nga, tên/mã số cơ sở sản xuất Việt Nam, tên sản phẩm và khối lượng được cấp phép nhập khẩu) để các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thẩm tra và chứng nhận cho lô hàng.
Thứ sáu, ngân hàng Việt Nam mở rộng thỏa thuận với đồng nghiệp Nga về tín
dụng, góp phần giải tỏa khúc mắc trong thanh tốn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường tổ chức hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, kết nối thông tin thị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trường Nga. Mời các nhà nhập khẩu của Nga dự Hội chợ thủy sản quốc tế của Việt Nam, thăm các cơ sở nuôi thả, chế biến thủy sản của Việt Nam để doanh nghiệp Nga đặt yêu cầu, hướng dẫn tạo ra những sản phẩm ưng ý, tiến tới các bản ghi nhớ, ký hợp đồng.
Thứ bảy, theo định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga,
bên cạnh các sản phẩm truyền thống (cá tra phi lê, mặt hàng khô), Việt Nam cũng cần chú trọng đến các mặt hàng thủy sản khác như tôm, mực, đồ hộp và các sản phẩm chế biến. Liên tục đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhiều mặt hàng mới nhằm đẩy mạnh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường còn nhiều tiềm năng này.
Thứ tám,Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin thương mại để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp xuất khẩu kênh thông tin về thị trường Nga. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên đề thực phẩm thủy sản tại Nga, tham quan và khảo sát thị trường. Phối hợp với các Trung tâm Thương mại của người Việt tại Nga để giới thiệu đến người tiêu dùng Liên Bang Nga các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ, ngành như sau: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đạt mục tiêu đề ra. Chủ trì tổ chức xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các quy hoạch phát triển ngành thủy sản theo các lĩnh vực sản xuất chuyên ngành và các quy hoạch phát triển thủy sản theo các vùng kinh tế - sinh thái trên phạm vi cả nước.
Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện mục tiêu Chiến lược.Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản trên phạm vi cả nước.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; đưa các nội dung của Chiến lược vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm trên phạm vi cả nước.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức giám sát đánh giá việc thực hiện Chiến lược, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ, ngành liên quan:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở Chiến lược, các chương trình, đề án, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư, xây dựng các chính sách tài chính phù hợp để thực hiện Chiến lược đạt mục tiêu.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trong bảo vệ an ninh, an tồn cho ngư dân hoạt động nghề cá trên biển, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trên các vùng biển và hải đảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đất và mặt nước trong các hoạt động thủy sản để đạt mục tiêu Chiến lược đề ra.
Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban ngành liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.
Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung của Chiến lược liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn lãnh thổ và các vùng biển thuộc địa phương quản lý.
- Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:
Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy sản gắn với tổ chức lại sản xuất bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các thành viên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
định hướng chiến lược phát triển thị trường; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản; thường xuyên thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới cho doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.