Tình hình khai thác, ni trồng, chếbiến thủy sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 34 - 40)

2.1. Tổng quan về sản xuất và chếbiến mặt hàng thủy sản của ViệtNam

2.1.3. Tình hình khai thác, ni trồng, chếbiến thủy sảnViệt Nam

Cơ cấu ngành kinh tế thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực và hiệu quả, giảm dần tỷ trọng sản lượng và giá trị từ khai thác thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng sản lượng và giá trị từ nuôi trồng thủy sản. Sự chuyển đổi này chủ yếu do thị trường tác động, nguồn cung từ khai thác thủy sản khơng đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng vẫn ngày một tăng lên, để bù vào sự thiếu hụt đó đã kích thích lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển, nhằm chủ động sản xuất và đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Về nuôi trồng, năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 2,74 triệu

tấn thủy sản các loại. Trong đó, vùng đồng bằng sơng Cửu Long đóng góp cao nhất với 70,94% tổng sản lượng ni trồng thủy sản tồn quốc. Về tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản đạt 16,2%/năm (2001 - 2010); trong đó, vùng đồng bằng sơng Cửu Long có mức tăng trưởng về sản lượng cao nhất đạt 17,8%/năm. Sản lượng ni mặn lợ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 – 2010. Mặc dù diện tích ni mặn lợ đóng góp đến 63,6% tổng diện tích ni trồng thủy sản cả nước nhưng sản lượng nuôi mặn lợ chỉ chiếm 25,2% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước. Sản lượng nuôi nước ngọt cả nước đạt 2,051 triệu tấn. Diện tích ni nước ngọt chỉ chiếm 35,6% tổng diện tích ni trồng thủy sản cả nước nhưng sản lượng chiếm 74,8% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước, điều này cho thấy, năng suất trung bình ni nước ngọt (đặc biệt là cá tra) rất cao, vì vậy đã đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng ni của cả nước. (Tổng cục thủy sản, 2010)

Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 3,2 triệu tấn với tốc độ tăng bình quân 14,7%/năm.Năm 2012, sản lượng nuôi tôm sú đạt 310 nghìn tấn (chiếm 9,6% tổng sản lượng nuôi mặn lợ cả nước) và sản lượng ni tơm chân trắng đạt 190 nghìn tấn (chiếm 5,9% sản lượng nuôi mặn lợ cả nước).Sản lượng nuôi nước ngọt của cả nước năm 2012 đạt 2,187 triệu tấn, trong đó, sản lượng ni cá tra đạt 1,19 triệu tấn, nuôi tơm càng xanh 8,7 nghìn tấn, rơ phi đạt 66,5 nghìn tấn.Năm 2012, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 4,2 lần so năm 2000, bình qn tăng 12,69%/năm góp phần đưa ngành thủy sản vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2011-2012

2011 2012 % tăng/giảm

Tổng sản lượng thủy sản ( triệu tấn) 5,417 5,876 8,5%

Khai thác thủy sản 2,420 2,676 10,6%

Tổng sản lượng nuôi trồng (triệu tấn) 2,997 3,200 6,8% Trong đó: Tơm Cá tra Khác 0,496 1,151 1,35 triệu 0,500 1,190 1,51 triệu 0,9% 3,4% 10,6%

Diện tích ni trồng (ha) 1,2 triệu 1,2 triệu 0%

Trong đó: Tơm Cá tra Khác 656 nghìn 5,5 nghìn 538,5 nghìn 658 nghìn 5,6 nghìn 536,4 nghìn 0,3% 1,8% 0,4%

Nguồn: Trung tâm thông tin thủy sản, Cục Thủy sản Việt Nam, 2011-2012

Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,7 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kì năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,2%; tôm đạt 0,57 triệu tấn, tăng 14,8%. Giá trị sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 134 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD tăng 23%. Thủy sản là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2014. (Tổng cục Thống kê, 2014)

Do tơm chân trắng có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn nhiều so với tơm sú nên đã có sự dịch chuyển lớn về diện tích ni tơm chân trắng và tơm sú. Tổng diện tích thả ni lũy kế đạt 663 nghìn ha (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2013); trong đó diện tích tơm sú là 572 nghìn ha (giảm 1,8%), diện tích tơm chân trắng là 91 nghìn ha (tăng 91,8%). Tổng sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 395 nghìn tấn (tăng 50%); trong đó sản lượng tơm sú là 180 nghìn tấn, tơm chân trắng là 215 nghìn tấn. Giá tơm đã tăng nhẹ khoảng 5,4% so với tháng trước và cao hơn cùng kỳ năm 2013 từ 18,2%-20,1%. Được sự chỉ đạo của Tổng cục, cùng với sự theo dõi,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giám sát chặt chẽ của các đơn vị quản lý tại các địa phương, người nuôi tôm luôn được hướng dẫn kịp thời, hiệu quả; chất lượng tơm giống được kiểm sốt chặt chẽ nên kết quả nuôi tôm đạt khá.

Những người ni cá tra gặp nhiều khó khăn thua lỗ kéo dài, tiêu thụ giảm mạnh nên diện tích thả ni của các hộ ngày càng thu hẹp. Tuy giá cá tra hiện nay đã tăng nhẹ nhưng người ni vẫn chưa mở rộng diện tích thả ni. Diện tích ni lũy kế từ đầu năm đạt 4,4 nghìn ha (giảm 8,8%); Sản lượng thu hoạch đạt 730 nghìn tấn (giảm 13,6% so với cùng kỳ). Trái lại, nghề ni tơm trong 9 tháng đầu năm có chiều hướng thuận lợi, giá tôm chân trắng tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm ngối, diện tích thả ni tăng mạnh.

Về diện tích ni trồng các mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam như tôm sú, tôm chân trắng, cá tra như sau:

Cá Tra: Diện tích ni cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cả năm

2014 ước đạt hơn 5,5 nghìn ha với sản lượng 1.116 nghìn tấn. Đầu năm 2014, giá cá tra bắt đầu có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hỗn quyết định thả nuôi năm 2014 để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ ni tiếp tục thả ni vụ mới, diện tích ni tăng mạnh kể từ tháng 10 đến nay và đã dần hồi phục gần bằng cùng kỳ năm ngối cả về diện tích và sản lượng. Hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang có sản lượng cá tra lớn nhất vùng nhưng sản lượng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, Đồng Tháp (-2%), An Giang (-8%). Chỉ riêng Hậu Giang, diện tích giảm 12% so với cùng kỳ, nhưng sản lượng lại tăng đáng kể, đạt 70,905 nghìn tấn, tăng 102% so với cùng kỳ nguyên nhân là do năm ngối khơng được giá nên các hộ dân không thu hoạch, năm nay giá cá tra tăng nên các hộ thu hoạch nhiều.

Tơm sú: Diện tích và sản lượng tơm sú vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm

2014 đều giảm so với năm trước. Diện tích ni tôm sú năm 2014 ước đạt 537 nghìn ha, giảm 4% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 248 ngàn tấn, giảm 3%. Sóc Trăng là tỉnh 11 có diện tích và sản lượng giảm nhiều nhất, diện tích giảm 35% và sản lượng giảm 28% so với 2013, nguyên nhân là do nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tôm chân trắng: Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, đến

nay phong trào nuôi tôm chân trắng phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn, đạt tỷ lệ thành công cao, giá bán cao. So với tơm sú, tơm chân trắng có nhiều ưu điểm như thích nghi tốt với mơi trường, khả năng chống chịu dịch bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Do đó, nhiều hộ ni tơm sú đang có xu hướng chuyển sang ni tơm chân trắng sau một số vụ tôm sú thua lỗ. Diện tích ni tơm chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 ước đạt 67 nghìn ha, tăng 68% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 245 nghìn tấn, tăng 53%, trong đó: Sóc Trăng và Bến Tre là hai tỉnh có sản lượng lớn nhất vùng, đều tăng 31% so với năm 2013, cụ thể Sóc Trăng sản lượng đạt 66,4 nghìn tấn, Bến Tre sản lượng đạt 42,2 nghìn tấn.

Về khai thác, năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm

2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 15-30%. Trong khi đó, sản lượng ni trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tơm chết sớm EMS hồnh hành trên diện rộng. Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012, nhưng đã đạt mức cao kỷ lục 1,19 triệu tấn. Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng đến chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá cao 10,6% trong năm 2012. (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2012)

Khai thác thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2014 gặp thuận lợi về thời tiết, ngư dân tập trung khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Nhà nước, số tàu khai thác hải sản công suất lớn ở các địa phương đã tăng lên. Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng đầu năm ước tính đạt 2,2 triệu tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 2,1 triệu tấn, tăng 5%. Riêng sản lượng cá ngừ đại dương 9 tháng ước đạt 13 nghìn tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng sản lượng thủy sản của cả năm đạt 6,3 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2013; trong đó, sản lượng cá đạt 4,5 triệu tấn, tăng 3,6%; tôm 0,85 triệu tấn, tăng 12,3%; thủy sản khác đạt 0,95 triệu tấn, tăng 6,7%.(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2014)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sản lượng khai thác thủy sản cả nước 11 tháng năm 2014 đạt 2.694,8 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khai thác biển ước đạt 2.519 nghìn tấn, tăng 5,6 % so với cùng kỳ.

Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013-2014

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013/2014

2013 2014 % tăng, giảm

Tổng sản lượng 6.020 6.311 4,8

+ Sản lượng khai thác 2.804 2.918 5,2

-Khai thác biển 2.607 2.712 5,5

-Khai thác nội địa 197 306 1

+ Sản lượng nuôi trồng 3.216 3.393 4,5

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),2013-2014

Năm 2014, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các ban ngành quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng tầu cơng suất lớn đi khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc…cùng với yếu tố thời tiết thuận lợi đã mang lại những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm… Trên bờ, các hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Ước sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 đạt 2.918 nghìn tấn, tăng 4,1% so với năm 2013, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.712 nghìn tấn, tăng 4%.Theo báo cáo của 3 tỉnh ven biển chuyên đánh bắt cá ngừ, sản lượng khai thác cá ngừ mắt to vây vàng cả năm 2014 tại Bình Định ước đạt 9.419 tấn, tăng 12,6% so với năm 2013, Phú Yên ước đạt cá ngừ đại dương khai thác khoảng 4.030 tấn giảm 11%, Khánh Hòa ước đạt khoảng 5.164 tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượngthuỷ sản tháng 1 năm 2015 ước đạt 409 nghìn tấn, tăng 2,3% so với năm 2014, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 223 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 186 nghìn tấn, tăng 1,8% so với năm 2014.Sản lượng khai thác thuỷ sản 02 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 461 nghìn tấn, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt 435 nghìn tấn, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2015, toàn ngành thủy sản phấn đấu tổng sản lượng đạt 6,6 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2014, trong đó khai thác đạt 2,7 triệu tấn (tăng 0,7%), nuôi trồng 3,95 triệu tấn (tăng 9,7%), xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, tăng 10,7%.Nuôi tôm nước lợ, cá tra tiếp tục là đối tượng nuôi chủ lực, phát triển cá rơ phi đa dạng hóa ni cả nước ngọt và vùng nước lợ mặn. Theo dõi sát và nắm chắc diễn biến, tình hình sản xuất, an ninh trên biển, thời tiết và giá dầu để kịp thời tham mưu, chỉ đạo các địa phương tổ chức sản xuất hiệu quả an toàn trên các vùng biển.

Mặc dù hằng năm, ngành thủy sản Việt nam khai thác số lượng lớn thủy sản nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên liệu, khiến các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh nhau về xuất khẩu sản phẩm vừa phải cạnh tranh nhau tìm nguồn nguyên liệu. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp ngành thủy sản, Nhà nước cũng cần có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới.

Về chế biến,các cơ sở chế biến tập trung chủ yếu ở những nơi có điều kiện

thuận lợi về nguồn nguyên liệu khai thác, nuôi trồng thủy sản. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản thời gian qua đã đầu tư các nhà máy chế biến với thiết bị hiện đại, để cho ra đời những sản phẩm thủy sản với chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế, nhất là thị trường khó tính ở các nước phát triển.

Bên cạnh những thế mạnh về năng lực chế biến, ngành chế biến thủy sản đối mặt với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khi người dân và một số doanh nghiệp thủy sản lạm dụng hóa chất trong hoạt động nuôi trồng và bảo quản sản phẩm. Ngồi ra, máy móc, thiết bị chế biến cũ kỹ, lạc hậu cũng là trở ngại cho việc phát triển ngành chế biến thủy sản. Công tác dự báo thị trường tiêu thụ còn yếu, thiếu kiến thức thương mại, dẫn tới việc doanh nghiệp không chủ động được thị trường. Nhìn chung, việc phát triển chế biến thủy sản cịn khó khăn, chưa được đầu tư chiều sâu để phát triển công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng; giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, trong đó, chủ yếu do khâu chế biến cịn ở trình độ thấp, giá tri gia tăng chưa cao, sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo thành liên kết chuỗi. Các sản phẩm thủy sản chế biến chủ yếu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

là các sản phẩm đông lạnh. Hầu hết các sản phẩm chế biến ở dạng sơ chế, tỷ lệ chế biến sâu còn thấp. Cụ thể như cá tra xuất khẩu chủ yếu dưới dạng philê thô chứ chưa được gia tăng giá trị bằng cách chế biến, các phần khác của cá như đầu, da, mỡ, xương,…hầu như chưa khai thác được, chỉ dừng lại ở dùng làm thức ăn gia súc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)