Cơ cấu các mặt hàng thủy sảnViệt Nam xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 40 - 45)

2.1. Tổng quan về sản xuất và chếbiến mặt hàng thủy sản của ViệtNam

2.1.4. Cơ cấu các mặt hàng thủy sảnViệt Nam xuất khẩu

Những năm gần đây sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã được đa dạng hóa về chủng loại và đáp ứng ngày một tốt hơn các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng và yêu cầu của thị trường nước ngoài.Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại

thủy sản đônglạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác.

Có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm có khả năng cạnh tranh cao, nhóm có khả năng cạnh tranh và nhóm ít có khả năng cạnh tranh. Nhóm có khả năng cạnh tranh cao là nhóm có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, bao gồm: tôm, cá tra, cá basa, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, cá đáy và cá nước ngọt thịt trắng ít xương. Nhóm có khả năng cạnh tranh gồm các mặt hàng hiện Việt Nam chưa có ưu thế cạnh tranh nhưng trong tương lai có thể phát triển xuất khẩu được nếu có cơng nghệ khai thác và chế biến tốt, bao gồm: các loại cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vảy vàng và cá ngừ mắt to, mực, bạch tuộc. Các loại cá biển nhỏ như cá thu, cá hồng, cá bạc má, cá nục,…và nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ốc, sịthuộc nhóm ít có khả năng cạnh tranh vì kích cỡ nhỏ và dễ bị coi là cá tạp.

Về nhóm mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, xuất khẩu tơm vẫn giữ vị trí

là mặt hàng xuất khẩu số 1, chiếm vị trí lớn trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Xuất khẩu tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều doanh nghiệp chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm giá trị gia tăng, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ. Tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, tơm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng thủy sản thương mại trên thế giới, tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.

Năm 2012, mặt hàng tôm tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 12 và mang về cho Việt Nam 173 triệu USD.Năm 2013, xuất khẩu tôm đạt gần 3,95 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2012,trong đó tơm chân trắng tiếp tục chiếm ưu thế 58,5%, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 46%; tôm sú chiếm 35% đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng trên 4%. Năm 2013, xuất khẩu thủy sản tăng khả quan, đạt 6,72 tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu tôm với tỷ trọng 46%. Trong đó, tơm chân trắng chiếm vị thế quan trọng với tổng giá trị gần 1,6 tỷ USD, tăng 113%; tôm sú chỉ tăng 6,2% đạt trên 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu tôm tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh Hội chứng EMS.Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ tận dụng được một số cơ hội thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu chỉ tăng mạnh những tháng đầu năm, sau đó tăng trưởng chậm dần và giảm trong 2 tháng cuối năm do ảnh hưởng của thuế Chống bán phá giá POR8 từ Mỹ, theo đó các doanh nghiệp tôm Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất từ trước đến nay. (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, 2012)

Năm 2014, tôm tiếp tục là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tơm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu của tồn ngành thủy sản, trong khi vẫn cịn một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác vẫn có xu hướng giảm. Tơm chân trắng tiếp tục vượt xa tôm sú với giá trị xuất khẩu đạt gần gấp đôi.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, mặc dù trong vài tháng cuối năm xuất khẩu tơm vào Mỹ có sự giảm sút so với nửa đầu năm. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Indonesia và Ecuador là tác nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này. Xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng mạnh và trở thành thị trường có sức tăng trưởng cao nhất trong nhóm năm thị trường tiêu thụ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chính tơm Việt Nam. Ngồi ba thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU, xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường khác như Hàn Quốc, Australia, Canada... cũng có sự tăng trưởng khả quan với hai con số.

Vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, EU, Đơng Âu và một số nước Bắc Mỹ có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi tồn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng.

Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt khoảng 1,805 tỷ USD, tăng gần 26,5%, với khối lượng xuất khẩu trên 600 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2010. Năm 2011, đã có hơn 230 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đến hơn 130 thị trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với mức trên 70% của cùng kỳ năm ngoái. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 148 triệu USD. Năm 2013, xuất khẩu cá tra đạt 1,7 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2012.Mặt hàng cá tra chỉ “bật” lên được trong khoảng từ tháng 3-5/2013 do có các hội chợ lớn tại Mỹ và Bỉ. Có tới 4 tháng xuất khẩu cá tra bị sụt giảm kim ngạch từ 1,4- 39,2% so với cùng kỳ năm, do nhu cầu tiêu thụ ở những thị trường lớn như EU giảm mạnh.Năm 2014, cá tra tăng nhẹ 0,4%. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm của năm 2013 vì nhu cầu nhập khẩu thấp, yêu cầu của thị trường khắt khe hơn về chất lượng và các tiêu chuẩn bền vững của EU, quy định về nhãn an toàn cá heo của thị trường Mỹ và tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường Nhật Bản.

Nhuyễn thể: Nếu so với con số vài tỷ USD mà tôm hay cá tra mang về cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì vài trăm triệu USD của mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hay cua, ghẹ không phải là nhiều. Tuy nhiên, những mặt hàng này cũng đã làm phong phú hơn cho thủy sản xuất khẩu và góp phần đáng kể để tăng thu ngoại tệ. Thế nhưng, gần 2 năm qua, từ tháng 7/2012 - 6/2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đã giảm đáng kể, từng tháng giảm từ 16-30% so với cùng kỳ. Đến quý III/2014, mức sụt giảm được rút ngắn xuống 1 con số, cụ thể, tháng 7 giảm 1,6%, tháng 8 giảm 6,2% và tháng 9 giảm 7,6%. Do bị cạnh tranh mạnh từ các nước khác

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

như Trung Quốc, Senegal hay Mauritania.. và nguồn nguyên liệu chế biến ngày càng thiếu đã khiến xuất khẩu mực bạch tuộc giảm kim ngạch. Tính chung 3 quý đầu năm 2014, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm 17,2% và chỉ đạt 309,5 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản đang bước vào giai đoạn tăng trưởng đầy khó khăn, khơng chỉ do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp mà nguồn nguyên liệu trong nước cũng không đáp ứng đủ cho các đơn hàng. Theo đánh giá của Vasep, xuất khẩu mực, bạch tuộc đã có mức sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây; xuất khẩu cua, ghẹ cũng giảm 12,3%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 4% so với cùng kỳ năm 2012. Đến cuối năm 2013, xuất khẩu nhuyễn thể sẽ tiếp tục giảm thêm và là năm thứ 5 mặt hàng này chìm dưới mức tăng trưởng âm.

Về nhóm có khả năng cạnh tranh,xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ

lớn. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.Giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 29,4% so với năm 2010. Giá xuất khẩu cá ngừ tăng khá mạnh và tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản với hơn 100%, các thị trường khác như Canađa, Ixraen, Mỹ, Thụy Sỹ... cũng tăng từ 50-80%.Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và cá biển năm 2013 cũng có xu hướng chững lại đạt 527 triệu USD. Nguyên nhân chính là do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ở một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản giảm mạnh do vẫn cịn hàng tồn kho. Ngồi ra, các thị trường nhập khẩu cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm.

Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao. Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.Năm 2011, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010. Các thị trường nhập khẩu hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN không thay đổi thứ hạng so với năm ngoái và đều tăng trưởng khả quan từ gần 30% đến hơn 40%.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2012, mực, bạch tuộc đạt 448 triệu USD, giảm 11%.Năm 2014,ngoại trừ mặt hàng cá ngừ xuất khẩu sụt giảm 8%, cịn lại các mặt hàng chính khác đều tăng trưởng khả quan. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc và các mặt hàng hải sản khác như cua ghẹ, surimi, cá biển đều tăng. VASEP dự báo, với mức tăng trưởng khá của các mặt hàng tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và các hải sản khác, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 sẽ tiếp tục tăng và cán đích trên 8 tỷ USD.

Về nhóm ít có khả năng cạnh tranh, bên cạnh các mặt hàng chủ lực, xuất

khẩu hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ cả năm 2011 đạt gần 82 triệu USD. Đây là mặt hàng duy nhất trong nhóm hàng hải sản giảm sút về giá trị xuất khẩu so với năm trước. Năm 2011, nguồn nguyên liệu nghêu (đặc biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.Các mặt hàng còn lại, năm 2012 các loại cá khác lại có mức tăng trưởng mạnh từ 20-50% so với 2011.

Biểu đồ 2.1:Tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản theo nhóm mặt hàng 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014

Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong nhóm hàng thủy sản đang có xu hướng sụt giảm liên tiếp trong những tháng qua. Bên cạnh yếu tố thị trường thì

2% 6% 7% 13% 23% 18% 31% cua ghẹ, giáp xác cá ngừ nhuyễn thể các loại cá khác cá tra tôm sú tôm chân trắng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nguồn nguyên liệu không ổn định cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng bị thay đổi.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)