Tình hình chung về kim ngạch xuất khẩu thủy sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 31 - 34)

2.1. Tổng quan về sản xuất và chếbiến mặt hàng thủy sản của ViệtNam

2.1.2. Tình hình chung về kim ngạch xuất khẩu thủy sảnViệt Nam

Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện cho Việt Nam có nhiều thế mạnhlớn để phát triển ngành thủy sản. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu và có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm. Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan.

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản việt Nam đạt 4,25 tỷ USD trong đó tơm đơng lạnh đạt 1,2993 triệu USD; cá đông lạnh đạt 1,7669 triệu USD; mực đông lạnh đạt 82,7 triệu USD; các sản phẩm khác đạt 1,1124 triệu USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8%.

Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 5,0169 tỷ USD. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã và đang được xuất khẩu đến 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số đó có thể kể ra các mặt hàng chính như: tơm đạt giá trị 2,106 tỷ USD, tăng 42%; cá tra: 1,44 tỷ USD, 28,4%; nhuyễn thể: 488,8 triệu USD, 9,7%; cá ngừ: 293 triệu USD, 5,8% …

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt qua mốc 2 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với giá trị năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tơm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, xuất khẩu tơm chân trắng chiếm 29,3%, cịn lại là tơm các loại khác.

Năm 2012, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,13 tỷ USD, tăng 0,3% so với 2011, chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước. So với năm 2011, hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.... đều có mức tăng trưởng cao. Trong năm 2012, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trường này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước.(Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2012)

Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%.

Từ nhiều năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo loại hình xuất kinh doanh và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với năm trước và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước.Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam thực hiện theo 2 loại hình chính này có diễn biến trái chiều trong năm 2012. Cụ thể, xuất khẩu theo loại hình kinh doanh đạt 4,37 tỷ USD, giảm 7,4% so với năm trước; trong khi xuất khẩu theo loại hình xuất sản xuất xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng tới 26,1%. (Tổng cục Hải quan, 2012)

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản tăng khả quan, đạt 6,72 tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, tơm chân trắng chiếm vị thế quan trọng với tổng giá trị gần 1,6 tỷ USD, tăng 113%; tôm sú chỉ tăng 6,2% đạt trên 1,3 tỷ USD.Một số mặt hàng xuất khẩu chính như: tơm đạt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trên 3 tỷ USD, tăng 39%; cá tra đạt 1,76 tỷ USD, tăng 1%; cá ngừ đạt 527 triệu USD, giảm 7,2%; mực, bạch tuộc đạt 448 triệu USD, giảm 11% trong năm 2013.

Năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một thành tích đáng ghi nhận của ngành trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới chưa thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế kéo dài.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2015 giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 ước đạt 417 triệu USD, tính chung quý I/2015 ước 1,27 tỷ USD, giảm 20,6% so cùng kỳ năm 2014.Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 514 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 4 đạt 1,87 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014. Mức giảm đã được cải thiện rất nhiều so với con số giảm 20,6% trong quý I. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ở các thị trường như Trung Quốc (tăng 17%), Thái Lan (13%), và Hà Lan (gần 11%). (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 2015)

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn, các mặt hàng đều sụt giảm trừ xuất khẩu tôm. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm vẫn là một vân đề khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam hạn chế trong việc tiếp cận vốn, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thủy sản cho chế biến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu xuất khẩu cũng là những thách thức đối với ngành thủy sản.

Vì vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam cần đưa ra những chính sách phát triển phù hợp để đối phó với những khó khăn này, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì mới hướng đến mục tiêu phát triển ngành thủy sản bền vững, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Với những kết quả trên, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao trong năm 2015. Hiện nay, nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, do nguồn cung thủy sản trên thế giới hạn chế. Thêm vào đó, nhiều chính sách thương mại song phương được kí kết, thị trường ngày càng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được mở rộng và ổn định, các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và đảm bảo được chất lượng sẽ tạo nên những lợi thế để Việt Nam hướng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2015.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)