Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản của ViệtNam vào thị

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 61)

Hiện nay, các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga thường ký kết theo giá FOB, trả tiền ngay và hầu như không ký theo giá CIF hay các phương thức tương tự để đạt được chất lượng dịch vụ tốt hơn, đem lại nhiều lợi ích lớn hơn. Sản phẩm thủy sản của các công ty xuất khẩu vào Nga qua cảng St.Petersburg và Vladivostok. Phương tiện vận tải hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chủ yếu là container và có chi phí khá cao. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa được thực hiện qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đơng sang Tây, nên chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao.Chỉ một số ít doanh ngiệp thiết lập được phương thức xuất khẩu trực tiếp đến các nhà nhập khẩu Nga nhưng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp cho những nhà bán bn lớn sau đó hàng được phân phối tới các kênh bán lẻ.

Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu, sau đó được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng

2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Liên Bang Nga trường Liên Bang Nga

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga, ta có thể thấy những thành tựu của hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nga.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ nhất, từ năm 2010 đến nay, Nga luôn là một trong những nước nhập khẩu

thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Nga là thị trường nhập khẩu đứng thứ tám trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014.

Thứ hai,việc đàm phán và giải quyết thành công các rào cản trong thương mại

như: chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ, TBT,… cũng đã tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga, số

lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga ngày càng tăng.

Thứ ba, sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Nga đã có được khả

năng cạnh tranh cao hơn so với thời gian trước. Chất lượng của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều, nhất là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ tư, các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản đã chú trọng đến hình thức liên

doanh và tự đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng.

Thứ năm,cơ cấu ngành thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả:

giảm dần tỷ trọng sản lượng và giá trị từ khai thác thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng sản lượng và giá trị từ nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua, sản xuất thủy sản Việt Nam tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ mà thủy sản Việt Nam đã đi tới, ngành thủy sản Việt Nam nhanh chóng lọt vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Sự tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu cùng với quá trình hội nhập thị trường quốc tế càng tạo động lực cho ngành thủy sản trưởng thành về mọi phương diện.

2.3.2. Những vẫn đề còn hạn chế

Mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn cịn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ nhất, mặc dù Nga đã là thành viên đầy đủ của WTO, nhưng nước này

vẫn áp dụng những rào cản kỹ thuật bằng thuế quan và phi thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (ví dụ đưa ra lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với một số mặt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hàng thủy sản, thịt đông lạnh…). Các qui định của thị trường Nga đối với hàng hóa nhập khẩu rất chặt chẽ, qui định về quản lý tài chính và tín dụng khá phức tạp.

Việc Chính phủ Nga tăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản đã tạo ra khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ điển hình, cuối năm 2008 khi Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên Bang Nga đột ngột ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam vì cho rằng thủy sản Việt Nam không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hàng trăm container cá dồn ứ tại các cảng của Nga trong khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn phải thanh tốn các chi phí logistics.

Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga thực hiện, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Chính phủ Nga chủ trương bảo hộ mậu dịch, tăng thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, tạo dựng hàng rào phi thuế… vì thế đã hạn chế khơng ít đến xuất khẩu những mặt hàng truyền thông của ViệtNam.

Những trở ngại về thủ tục hành chính, hải quan… cũng gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường.Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như khơng có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại Nga.Trong khi việc đặt văn phòng đại diện, mở rộng kinh doanh tại Nga còn vướng một số vấn đề về thủ tục pháp lý phức tạp. Do số lượng doanh nghiệp Việt Nam có văn phịng đại diện tại Nga rất ít nên cũng bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm vững những biến đổi nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.

Thứ hai,khả năng thanh toán của thị trường SNG nói chung và thị trường

Nga nói riêng là hạn chế. Hiện khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Nga còn hạn chế, chưa đủ khả năng thanh tốn theo thơng lệ quốc tế, do đó thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thanh tốn theo hình thức trả chậm 6 tháng đến 1 năm. Ngược lại, khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, doanh nghiệp Nga yêu cầu đặt tiền trước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng trong tình trạng thiếu vốn nên yêu cầu thanh toán sau khi nhận hàng.

Thứ ba,việc thanh tốn tiền hàng giữa hai nước cịn gặp nhiều khó khăn do hệ

thống chuyển đổi đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuận tiện. Các ngân hàng của Nga khơng dễ cho mở L/C, đồng thời phí mở L/C rất đắt, ngân hàng Việt Nam chưa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có chế độ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bán hàng trả chậm cho Nga. Các doanh nghiệp Nga thường chọn phương thức thanh toán trả chậm dẫn đến nhiều công ty phải đối mặt với các khoản nợ khó địi từ các đối tác Nga…Đây là một cản trở khá lớn trong buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua.

Thứ tư, vận tải cũng là một cản trở trong quan hệ thương mại hai nước. Đội

tàu từ thời Liên Xơ cũ đã hồn toàn tan rã, hiện nay phương tiện vận chuyển chủ yếu là container, tuy nhiên chi phí khá cao. Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xun Nga từ Đơng sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ.

Thứ năm,do hạn chế thông tin giữa hai thị trường trong khi các đối tác Việt

Nam và Nga thường thiếu vốn, mà giá cả và điều kiện thị trường tín dụng thương mại ở Nga cịn khá đắt đỏ và phức tạp, đã ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng kim ngạch mậu dịch hai nước.

Thứ sáu, sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng

dần vị thế của thuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng, với nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Việt Nam.Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Thứ bảy, hầu hết các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ

yếu dưới dạng sơ chế, giá trị gia tăng không cao nên chưa tận dụng được lợi thế.

Thứ tám, quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực cịn ít

được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản .Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ cơng nghệ lạc hậu trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp .

Thứ chín, mơi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt

và nhạy cảm. Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, khơng chú ý bảo đảm các điều kiện an tồn sinh thái và an toàn vệ sinh thức

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu dài về mơi trường, thị trường và xã hội.

Như vậy, Nga là một trong những thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn, đầy tiềm năng của Việt Nam nhưng cũng khơng ít những thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, bức tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến thị trường này thời gian qua không mấy sáng sủa. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng tìm kiếm giải pháp, tận dụng cơ hội giới thiệu thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng Nga và cần nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn những lợi thế cũng như khó khăn để tìm ra được những giải pháp hiệu quả để tận dụng được những lợi thế và giải quyết những khó khăn này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam

3.1.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, Nhà nước Việt Nam quan điểm phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển. Từ đó, Nhà nước Việt Nam đưa ra những quan điểm cụ thể như sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động thủy sản

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, ni trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.

- Nâng cao mức sống của ngư dân

Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản. Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu độtphá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nơng thơn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản

Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự thamgia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.

3.1.2. Định hướngđẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản củ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đưa ra những định hướng cụ thể với đối ngành thủy sản như sau:

Về định hướng phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chiến lược quy định tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển. Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản. Hiện đại hóa cơng tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hồn thiện hệ thống thơng tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo…

Về định hướng nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt, Chiến lược quy định ổn định diện tích ni các lồi cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nơng dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo. Không ngừng đổi mới

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, tơm càng xanh, cá chình, rơ phi, …) và các giống thủy sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh,…) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa. Tập trung triển khai áp dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 61)