Tình hình xuất khẩu thủy sản của ViệtNam vào Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 56 - 61)

Sau khi Nga gia nhập WTOngày 22/8/2012 đã mở ra cánh cửa cho nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Nga là 1 thị trường hấp dẫn với các ưu đãi về thuế và sức tiêu thụ mạnh, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký hiệp ước FTA với Liên minh Hải quan gồm các nước Nga, Belarus và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Kazakhstan, hiệp định được ký kết chính thức vào đầu năm 2015, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khi các mặt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga sẽ hưởng thuế suất 0% khi hiệp định FTA có hiệu lực.

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Liên Bang Nga

Giai đoạn 2009-2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga có nhiều biến động qua các năm. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang Nga đạt 60,19 nghìn tấn với giá trị 87,88 triệu USD. Trong đó, cá philê đạt 74,346 triệu tấn chiếm 84,6% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga; cá đông lạnh, trừ cá philê đạt 5,861 triệu tấn, chiếm 6,67% kim ngạch xuất khẩu; cá sấy khô, muối đạt 6,854 triệu tấn, chiếm 7,8% kim ngạch xuất khẩu; động vật giáp xác đạt 272 nghìn tấn, chiếm 0,31%; động vật thân thềm đạt 544 nghìn tấn, chiếm 0,62%.Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga đạt hơn 105 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga trong năm 2012 giảm 4,9% so với năm 2011, đạt hơn 100 triệu USD. Con số này chưa thật sự gây ấn tượng nhưng lại mở ra cơ hội mới trong việc nỗ lực chinh phục thị trường Nga, một trong những thị trường tiềm năng của châu Âu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga vẫn chưa ổn định, đạt 100 triệu USD trong năm 2013. Trong năm 2013, tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 2,76 tỉ USD, tăng 12,6%/ năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1,9 tỉ, tăng 17,7%. Đặc biệt, sản phẩm thủy sản xuất khẩu đạt 105 triệu USD, tăng 4,5%.Được vào top 10 nước xuất khẩu thủy sản vào Nga, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ là 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Có đến 602 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào châu Âu, nhưng tính đến tháng 9/2013, chỉ có 25 doanh nghiệp được phép xuất khẩuvào Liên minh Hải quan.Năm 2013, xuất khẩu cá tra chiếm hơn 43% tổng giá trị thủy sản xuất sang Nga. Năm 2013, xuất khẩu thủy sản sang Nga đạt hơn 100 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2012, nhưng trong những tháng cuối năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga đã tăng đến 60%.

Trong tháng 1/2014 xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng trưởng 150% so với cùng kỳ năm trước.Đầu năm 2014, xuất khẩu vào thị trường Nga tăng 150% trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tháng giêng 2014sau khi Nga ban lệnh cấm nhập khẩu thủy sản 7 doanh nghiệp Việt đã làm kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm đến hơn 60%. Nhưng từ khi Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá tra từ Việt Nam cũng như tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ 7 doanh nghiệp Việt, xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu sụt giảm. Trong tháng 3/2014, xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm 22-28% so với cùng kỳ năm trước.Cá tra chiếm tỷ trọng 44% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga trong năm 2013, trong khi 6 tháng đầu năm 2014, chỉ chiếm 11%.

Tính khơng ổn định của thị trường như một rào cản, ảnh hưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Cuối năm 2011, Chính phủ Nga thực hiện gói giải pháp bình ổn giá thị trường thủy sản nội địa và thiết lập các điều kiện nhằm giảm nhập khẩu thủy sản. Nga bằng mọi cách mua cá hồi và cá minh thái để ngăn biến động giá cả và ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp. Quý I-2012, nhập khẩu thủy sản vào Nga giảm 32%, đóng góp vào mục tiêu chiến lược giai đoạn 2013- 2014, tăng tỷ lệ thủy sản nội địa lên 80% và lượng nhập khẩu về 20%. Chính sách giảm nhập khẩu thủy sản này của Nga tác động lớn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam.

VPSS chính thức dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, áp dụng hồi tháng 1-2014 vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan, gồm Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan, đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam. Động thái này từ phía Nga sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hải sản, đặc biệt là cá tra sang thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh Nga cấm nhập khẩu thủy sản từ EU, Mỹ, Na Uy, Canada và Australia từ ngày 7-8-2014.

7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Nga đạt 36,2 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga tăng mạnh trong những tháng còn lại của năm 2014 nhờ vào việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với 7 công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào đầu tháng 8 trong đó có 2 cơng ty xuất khẩu tôm và 5 công ty xuất khẩu cá tra sau chuyến làm việc của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn vào Nga vào tháng 6.Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/08/2014, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt hơn 4 triệu USD, bằng 9,2% so với giá trị xuất khẩu cả năm 2013.Các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga bao gồm cá tra, cá basa, tôm và cá thu, xuất khẩu trị giá 61,3 triệu USD trong chín tháng đầu năm 2014. (Tổng cục Hải quan, 2014)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam vào Liên Bang Nga

Cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các năm, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga cũng có những cải thiện nhất định với việc đa dạng hóa các mặt hàng. Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nga gồm: tôm, cá, cua, là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn. Ngồi ra cịn có các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, hàng khô và nhiều loại hải sản khác nhưng chúng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu gần 21,5 nghìn tấn thủy sản các loại. Trong đó, cá phi lê chiếm 74%, tiếp đến là cá khô 8,4%, cá đông lạnh 6,5%, nhuyễn thể 6,1% và tôm 4,7%. Trong khi lượng thủy sản nhập khẩu vào Nga có xu thế tăng lên (giai đoạn 2009-2013) thì trái lại tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đang có xu hướng giảm xuống. Sự giảm sản lượng rõ nét nhất là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực-cá phi lê, giảm từ 58 nghìn tấn (năm 2009) xuống cịn 26,6 nghìn tấn (năm 2012) và chưa đến 16 nghìn tấn (trong 10 tháng đầu năm 2013).

Năm 2013, Nga đã nhập khẩu từ Việt Nam các nhóm mặt hàng như: cá sống và cá đông lạnh (chủ yếu là cá tầm), cá tươi/ướp lạnh (chủ yếu là cá thờn bơn), cá phi lê (chủ yếu là cá tra), cá khô/muối (chủ yếu là phi lê phơi khô) và nhuyễn thể (chủ yếu là bạch tuộc). Mặc dù Việt Nam nằm trong Danh sách 10 quốc gia có khối lượng thủy sản xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Nga với mặt hàng chủ lực là cá tra phi lê (chiếm trên 70% tổng khối lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nga, và chiếm 13% tổng khối lượng cá phi lê mà Nga đã nhập khẩu). Tuy nhiên, gần đây, việc xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều khó khăn do cá tra phi lê của Việt Nam không đạt các yêu cầu về chất lượng (sản phẩm có tỷ lệ mạ băng cao, trên 30%).

2.2.3. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Liên Bang Nga

Thị trường thủy sản Nga là một thị trường rất có tiềm năng và nhu cầu của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm thủy sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Tiêu thụ thủy sản tại Nga đang có chiều hướng gia tăng mạnh, trong khi nguồn cung lại giảm do chính sách cấm nhập khẩu của Nga ban hành tháng 8/2014 từ các nước Mỹ, EU có nguồn cung thủy sản lớn. Đây là cơ hội cho các doanh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nghiệp thủy sản Việt Nam tăng thị phần tại Nga. Tuy nhiên, thị trường Nga là một thị trường khá khó tính với sản phẩm thủy sản của Việt Nam, đo đó các doanh nghiệp phải đặc biệt quan chú ý để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường. Sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản đến từ các nước châu Á khác, điển hình là Trung Quốc. Trung Quốc luôn là nước sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh đáng kinh ngạc của nhu cầu tiêu thụ nội địa khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nhật. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc 19,6 tỷ USD, nhập khẩu 8 tỷ USD. FAO ước tính, Trung Quốc có 8–10 nghìn nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất hơn 24 triệu tấn/năm.Mặt khác, phương tiện vận tải hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chủ yếu là container và có chi phí khá cao. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa được thực hiện qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xun Nga từ Đơng sang Tây, nên chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao, khó lịng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

Nga là thị trường mở, khơng khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa. Cùng với đó, vấn nạn hàng giả và hàng lậu càng gia tăng, sức ép cạnh tranh lớn khi mà các hàng hóa bất hợp pháp được tiêu thụ tại thị trường Nga.Các biện pháp trừng phạt thương mại giữa Nga, Mỹ, EU đã khiến thị trường bắt đầu biến động. Thị trường Nga thiếu hụt hàng trầm trọng, nhất là thủy sản, giá cả cũng nhảy vọt. Bất kể nhà cung cấp thủy sản nào không nằm trong lệnh cấm cũng nhìn ra “miếng bánh béo bở” từ thị trường này. Trong khi nhiều nhà cung cấp thủy sản trên thế giới dồn hướng tấn công sang Nga, thủy sản Việt Nam cũng có lợi thế riêng, với mặt hàng cá tra, basa có khả năng lớn thay thế cá thịt trắng đang thiếu hụt trên thị trường Nga. Việc kinh doanh cá tra, cá basa tại Nga đang nhiều triển vọng, cá tra, cá basa sẽ được hưởng lợi rất nhiều, khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan được ký kết vào cuối năm nay.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Để có thể tồn tại và duy trì được vị trí của mình trên thị trường Nga là một điều rất quan trọng bởi vì Nga đang và sẽ vẫn là một trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ đặt ra cho từng doanh nghiệp mà là cho mọi doanh nghiệp, cho cả ngành thủy sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi những nỗ lực lớn trong việc phấn đấu đánh bắt, nuôi trong, chế biến thủy sản tăng nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng, tuyên truyền quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Nga.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 56 - 61)