2.1. Tổng quan về sản xuất và chếbiến mặt hàng thủy sản của ViệtNam
2.1.5. Chất lượng và giá cả các mặt hàng thủy sảnViệt Nam xuất khẩu
Ngày nay, khi đời sống đã được nâng cao, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe nên xu hướng tiêu dùng của họ là hướng đến những mặt hàng thủy sản với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, chất lượng trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng. Tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, chất lượng của hàng thủy sản chính là yếu tố quyết định tới tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chưa ổn định. So với thời gian trước, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tuy đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề tồn tại và vẫn cịn những lơ hàng xuất khẩu khơng đạt tiêu chuẩn.
Chất lượng của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
qua đã được cải thiện rất nhiều, nhất là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này thể hiện qua việc các nước có kim ngạch nhập khẩu thủy sản dẫn đầu của Việt Nam đều là những nước phát triển, có địi hỏi chất lượng sản phẩm cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,…Có được kết quả đó là do các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản thời gian qua đã đầu tư các nhà máy chế biến với thiết bị hiện đại, để cho ra đời những sản phẩm thủy sản với chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế, nhất là thị trường khó tính ở các nước phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng ta vẫn cần phải tiếp tục cải thiện hơn nữa để đáp ứng các quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam cịn chưa đạt đạt chất lượng tốt, cụ thể chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu chính như sau:
Tơm: Ngun liệu được thu gom từ nhiều nguồn manh mún, nhỏ lẻ làm cho chất lượng khơng đồng nhất, rất khó kiểm sốt dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Cá tra: Các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung cịn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 95% (phi lê, nguyên con, cắt khúc), số cịn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê. Loại sản phẩm chế biến sâu, phối chế, làm sẵn, ăn liền tuy bước đầu có sản xuất (cá kho tộ, viên, chả giị, lạp xưởng, chà bơng, bánh phồng, khơ ăn liền,...) nhưng cịn rất ít, chiếm khoảng 5%.Các phụ phẩm trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ ...tuy đã tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá... nhưng sản phẩm cịn thơ, chưa có những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm như tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất... có giá trị gia tăng cao.
Cá ngừ: Chưa chú trọng đầu tư và liên kết chặt chẽ với hoạt động khai thác, bảo quản, thu mua để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng để sản xuất hàng tươi sống có giá trị kinh tế cao. Hiện nay tỷ trọng các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng của cá ngừ mới đạt khoảng 13% trong tổng sản phẩm cá ngừ xuất khẩu. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong bảo quản sản phẩm ăn liền, tươi sống; chế biến các sản phẩm đóng hộp, hun khói,…nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho cá ngừ.Về mơ hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Các mơ hình ni nhỏ lẻ cịn nhiều. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người ni ở nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn, thiếu bền vững. Việc phân chia lợi ích trong chuỗi sản xuất chưa hợp lý, lợi ích giữa người ni và doanh nghiệp chế biến chưa đạt mức hài hịa, nên thua lỗ ln thường trực đối với người ni.
Bên cạnh chất lượng thì giá cả là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng. Thời gian trước đây, do cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, trình độ bảo quản và chế biến còn thấp nên giá cả hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không cao. Hiện nay, ngành thủy sản đã được đầu tư và nâng cấp hiện đại hơn so với thời gian trước nên giá cả mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng nâng cao hơn.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Tình hình giá cả của những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như sau:
Tôm: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn đứng ở mức cao. Do sự thiếu hụt lớn về nguồn cung trên toàn thế giới và do ảnh hưởng của bệnh tôm chết sớm EMS nên sản lượng tôm ở nhiều nước bị thiếu hụt nghiêm trọng. Khi đó, giá tơm ngun liệu tăng cao, giá tôm xuất khẩu cũng cao.
Cá tra:Vì diện tích ni cá tra giảm nên giá cá tra nguyên liệu luôn biến động, cá tra đạt được mức giá mà người ni có lãi khơng cao và chỉ trong thời gian ngắn rồi lại giảm làm cho người ni điêu đứng trong vịng lãi và lỗ khiến một số hộ nuôi phải treo ao, doanh nghiệp liên tục gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu.
Nguyên nhân của giá cá tra biến động là do các tác nhân sau:
Thứ nhất là việc mở rộng xuất khẩu ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá… áp đặt ngày càng khắt khe. Cụ thể, kết quả cuối cùng POR9 của Mỹ vào tháng 3-2014, trong kết quả này chỉ có 1 doanh nghiệp hưởng thuế xuất bằng 0%.Tác động từ POR của Mỹ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hàng năm thì sau đó khoảng 1 đến 2 tháng (vào tháng 5 và 6) thì giá cá có xu hướng giảm xuống (diễn biến này có sự lặp lại từ năm 2011 đến 2014).
Tác nhân thứ hai làm giá xuất khẩu khơng tăng và có xu hướng giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá từ sau khi diễn ra Hội chợ Boston ở Mỹ (16-3-2014), Hội chợ Brussels ở Bỉ (6-5-2014). Một số doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm, khi đó trở lại hạ giá thu mua cá tra nguyên liệu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và hiện trạng là giá cá có xu hướng giảm thấp xảy ra vào tháng 5, 6, 7 trong nhiều năm nay.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tình hình Biển Đơng diễn ra trong vài tháng gần đây, tuy không ảnh hưởng lớn đối với ngành do thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% giá trị xuất khẩu nhưng đã tác động một phần nào đến các thị trường
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nhập khẩu cá tra Việt Nam khác trên thế giới, làm cho các doanh nghiệp càng thêm khó khăn.Khó khăn kéo dài từ các năm qua nên đã làm cho một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt, thiếu vốn hoạt động, mang nợ xấu nên khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng để hoạt động sản xuất. Một số ít doanh nghiệp cịn giữ được tăng trưởng còn lại đều sụt giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng …
Mặc dù vậy, tương lai ngành cá tra có thể vẫn lạc quan hơn nhờ: Giá dầu giảm giúp cho giá thức ăn cá giảm (chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn - khoảng 70% trong cơ cấu giá thành cá tra), chi phí vận chuyển giảm. “Nội hóa ngoại tác” khi hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động diện tích ni cá ngun liệu bằng việc tự ni tồn bộ hoặc giao cho các hộ ni gia cơng, vì vậy có một số doanh nghiệp có thể tự chủ tới 70% nguyên liệu sản xuất qua đó chủ động điều tiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Cá ngừ:Xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, hàng thủy sản xuất khẩu của ta chủ yếu vẫn còn ở dạng nguyên liệu thô, sơ chế hoặc các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý chất lượng chưa tốt, vẫn còn những lo hàng bi ép giá hay trả lại do tôm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu hay việc các doanh nghiệp Việt Nam mới xuất được hàng qua các trung gian chứ chưa tiếp cận trực tiếp được với các nước trong khu vực còn tương đối rẻ. Không những thế, hiện tượng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tự cạnh tranh với nhau, sử dụng các phương thức cạnh tranh không lành mạnh cũng ảnh hưởng lớn đến giá cả thủy sản của Việt Nam. Vì những nguyên nhân trên, giá các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế tương đối rẻ so với các quốc gia khác.