Hệ thần kinh và tập tính

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 1 (Trang 33)

1- Cơ ngực nông; 2 Cơ ngực sâu; 3 Cơ đùi; 4 Cơ cẳng chân

1.2.4. Hệ thần kinh và tập tính

Đà điểu có cặp mắt rất tinh, có thể nhìn được ở khoảng cách 3 km. Do có chiếc cổ nghểnh cao và cặp mắt rộng (mỗi con ngươi nặng khoảng 60 g) nên chúng có thể quan sát được tầm xa và rộng. Vì lý do này, trong tự nhiên ta có thể thấy các lồi động vật khác như linh dương và ngựa vằn thường đi cùng với đà điểu - ở đó chúng được an tồn hơn nhờ sự báo động của đà điểu khi có kẻ thù đe dọa. Cần lưu ý rằng, “màng nitric” bao bọc con ngươi và trong điều kiện thời tiết xấu với sự trợ giúp của lông mi dày và dài sẽ bảo vệ hữu hiệu được mắt khỏi bụi và cát. Thính giác của đà điểu rất phát triển. Lỗ tai rộng có thể phát hiện thậm chí những âm thanh nhỏ nhất và vì thế hỗ trợ được cho hệ thống tự vệ. Thị và thính giác phát triển bao nhiêu thì khứu giác và vị giác của đà điểu lại phát triển kém bấy nhiêu.

Hệ thần kinh của đà điểu khơng có đặc điểm gì nổi bật. Qua nghiên cứu nhiều tập tính bất thường, người ta có thể kết luận: đà điểu khơng phải là lồi vật thơng minh.

Mặc dù các lồi chim có thể nằm nghỉ trên xương ức cả ngày nhưng nếu đà điểu chỉ nằm nghiêng một bên trong một giờ cũng có thể dẫn tới bị liệt dây thần kinh gần xương mác hoặc gây ra chứng phù nề. Do đó cần phải đệm lót nền đủ êm cho đà điểu khi trưởng thành bằng loại đệm khơng khí hoặc đệm bọt xốp.

Một vài tập tính của đà điểu: trong tự nhiên, đà điểu dành hầu hết thời gian trong ngày tìm thức ăn, mỗi ngày chúng có thể đi đến 40 km. Đà điểu tại vùng đồng cỏ Châu Phi hoặc bán sa mạc rộng lớn chủ yếu sống bằng những loài thực vật cằn cỗi. Chúng ăn hạt, quả, lá và rễ cây. Chúng sẵn sàng ăn cả quả vả và cỏ sa mạc. Ngoài thức ăn thực vật ra thì cơn trùng cũng như ấu trùng, ốc, thằn lằn và thậm chí cả trứng của các lồi khác cũng là món ăn hấp dẫn đối với chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 1 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)