1- Cơ ngực nông; 2 Cơ ngực sâu; 3 Cơ đùi; 4 Cơ cẳng chân
1.2.7. Hệ bài tiết
Trong quá trình bài tiết, cơ thể thải ra: các sản phẩm cặn bã cuối cùng của trao đổi chất; các chất được tích tụ thừa trong cơ thể (nước, glucoza, các muối và các chất khác); các chất lạ xâm nhập từ ngoài vào cơ thể (các thuốc màu, chất độc ….).
Sự bài tiết các chất không cần thiết cho cơ thể động vật được thực hiện một phần do phổi (qua khơng khí thở ra); ống tiêu hố (các kim loại nặng, nước, các chất sắc tố, các biểu mơ bị tróc ra, các chất protein…) qua phân; da và các tuyến của da (nước, các sản phẩm có chứa nitơ và chất béo, các muối…) qua tuyến bã, tuyến mồ hôi - phần này ở chim rất hạn chế); qua thận (nước, chất khác có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh qua nước tiểu).
Hệ thống bài niệu ở chim có những điểm đặc biệt về hình thái học: tiểu cầu thận (tiểu cầu malpighi) ít bị phân nhánh, khơng có những ống uốn khúc loại thứ hai (các ống uốn khúc xạ và các núm lồi thận, các tiểu cầu thận được sắp đặt ở trong lớp vỏ cũng như trong lớp tuỷ, bể thận (pelvis ranal) khơng có, khơng có cả bóng đái, các niệu quản (ureter) được bắt đầu trong các tiểu thuỳ và kết thúc ở ổ nhớp.
Về tính chất và thành phần nước tiểu của chim cơ bản khác với của động vật có vú. Trung bình, độ đậm đặc của nước tiểu ở chim 1,004 - 1,005. Độ pH của nước tiểu là trung tính, kiềm nhẹ hoặc axit nhẹ. Khi chim bị đói, nước tiểu kiềm, khi được ni bằng thức ăn nhiều protein thì nước tiểu sẽ có phản ứng axit.
Các chất hữu cơ trong nước tiểu có chứa axit uric, urê, creatin, creatinin, amoniac, các axit amin, axit ornituric, guanin. Khác với động vật có vú, sản phẩm có nitơ cơ bản của nước tiểu chim không phải là urê mà là axit uric. Axit uric được tạo ra ở gan và là sản phẩm cơ bản cuối cùng của sự trao đổi protein. Do phôi chim phát triển trong vỏ bọc nhỏ và kín của trứng, lại khơng có sự hỗ trợ của cơ thể mẹ (theo kiểu hoạt động của nhau thai) nên rất cần thiết sao cho các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất phải được cô đặc. Axit uric thoả mãn yêu cầu này tốt hơn urê, vì urê ở nồng đồ cao thì độc. Axit uric ở phơi được tích tụ trong xoang túi niệu. Sau khi nở, túi niệu đã khô, cùng với các sản phẩm bài tiết, nó được giữ lại trong vỏ nên khơng gây độc cho chim non. Cũng vì tính chất kết tủa nhanh của axit uric ngay sau khi được tạo ra nên chim khơng thể tích nước tiểu trong bàng quang mà phải thải ngay nó vào phân, đó chính là lý do ở lồi chim, sản phẩm trao đổi cuối cùng của protein là axit uric và khơng có bóng đái.
Khi nghiên cứu cấu trúc vi thể của nước tiểu, người ta thấy có các hạt nước tiểu nhỏ cấu tạo từ axit uric, chúng có hình dạng khơng lớn (kích thước gần như các hồng cầu) có cấu tạo dạng tia, xung quanh được kết hợp với nhau bởi chất nhầy và tạo nên một lớp màng đặc thù màu xám trắng trên phân. Nếu sự trao đổi chất bị phá vỡ, axit uric được tạo thành nhiều đến nỗi nó có thể lắng đọng ngay trên bề mặt thận, gan và tim, bịt kín các đường dẫn nước tiểu và có thể dẫn đến cái chết.
Số lượng urê, creatin và creatinin trong nước tiểu chim là không đáng kể. Nồng độ của chúng được tăng lên chỉ khi nào sự trao đổi chất bị phá vỡ, cụ thể là khi khơng có đủ các vitamin nhóm B. Guanin được tìm thấy trong nước tiểu của chim chỉ khi nào nuôi chúng bằng bột cá.
Bài tiết nước tiểu. Được tạo ra trong thận, nước tiểu đi vào các niệu quản. Sự chuyển động của nó theo các niệu quả tạo điều kiện cho những co bóp có nhịp điệu của chúng. Các cơ của các niệu quản thực hiện từ 3 - 6 lần co trong 1 phút. Ở nơi các niệu quản đi vào ổ nhớp có các cơ thắt. Các
dây thần kinh giao cảm làm co các cơ này và làm mềm vách niệu quản, tạo điều kiện giữ nước tiểu lại trong niệu quản. Khi kích thích các dây thần kinh phó giao cảm, các cơ thắt được mở ra, các niệu quản bị co bóp và đẩy nước tiểu đi vào ổ nhớp.
Đặc điểm hệ bài tiết của đà điểu: thận và niệu quản của đà điểu cũng giống với các loài
chim khác. Hệ cửa thận đã được trình bày trong phần hệ tuần hồn. Thận đà điểu có màu nâu socola, có cấu tạo hạt và nằm ở chỗ lõm trong khoang xương chậu của thành bụng. Nước tiểu được thải liên tục và đi qua các ống niệu quản tới chỗ chứa nước tiểu. Mặc dù khơng có bọng đái, nhưng đà điểu có một đoạn niệu quản phình rộng ra để chứa nước tiểu cho tới khi được thải ra ngoài.
Hàng ngày đà điểu uống tương đối nhiều nước cũng như thải một lượng nước tiểu lỗng khá lớn. Khi thiếu hoặc khơng có nước uống thì nước tiểu thải ra rất đậm đặc và sau 2 ngày thiếu nước thì lượng nước tiểu thải ra rất ít và đặc sền sệt. Sau khi được uống nước một giờ đồng hồ thì chức năng bài tiết của thận lại hoạt động bình thường. Đà điểu uống rất nhiều nước, nhờ khả năng giữ nước của thận khi thiếu nước uống mà tồn tại trên sa mạc.