Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 1 (Trang 86 - 88)

- Chất nhuộm màu

2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn

a. Lồi, giống, dịng, cá thể

Mỗi lồi, giống, dịng hay cá thể đều có kiểu di truyền riêng, từ đó ảnh hưởng đến q trình trao đổi chất khác nhau nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng khác nhau.

b. Kỹ thuật nhân giống

Trong kỹ thuật nhân giống thuần, cần tránh hiện tượng giao phối đồng huyết. Trong các công thức lai, việc sử dụng ưu thế lai đã có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

c. Tuổi

Tuổi của chim có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hố thức ăn, từ đó có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là ở chỗ quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung và chim nói riêng đều tuân theo qui luật phát triển theo giai đoạn và khơng đồng đều. Trong giai đoạn tuổi cịn non, sự tăng trọng khơng chỉ là sự tăng lên về kích thước, về khối lượng của tế bào mà còn là tăng lên cả về số lượng tế bào nên cường độ sinh trưởng hay sinh trưởng tương đối là rất cao nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Mặt khác, trong giai đoạn tuổi cịn non, khả năng tích luỹ mỡ rất hạn chế nên tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thường thấp hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với tuổi trưởng thành.

d. Công nghệ chế biến thức ăn

Công nghệ chế biến thức ăn bao gồm mức độ hiện đại của các thiết bị chế biến; kích cỡ hạt nghiền; xử lý các chất độc hại trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; kỹ thuật trộn; dạng thức ăn khi chế biến và qui trình cơng nghệ chế biến. Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

Ví dụ cơng nghệ ép đùn sử dụng trong qui trình chế biến thức ăn chăn ni đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong một số loại nguyên liệu thức ăn (đỗ tương, ngơ v.v…), từ đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Thức ăn dạng viên giúp cho chim thu nhận thức ăn tốt hơn, thu nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn và giảm thiểu được sự mất mát thức ăn trong quá trình ăn nên cũng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc xử lý tốt các chất độc hại có trong nguyên liệu thức ăn (antitripsin trong đỗ tương, HCN) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Ngay trong kỹ thuật trộn, nếu không trộn đều hỗn hợp thức ăn, nhất là với các loại thức ăn có hoạt tính sinh học (vitamin và khống vi lượng) chỉ sử dụng với tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

Thức ăn cho bồ câu còn cần chú ý đến màu sắc nữa, chim bồ câu rất thích thức ăn có màu đẹp như nâu sẫm, hồng hay vàng.

e. Tính chất của khẩu phần

Khẩu phần đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho chim sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Nếu hàm lượng xơ trong khẩu phần cao, gia cầm phải tốn thêm năng lượng để tiêu hoá xơ, để loại thải xơ ra khỏi cơ thể nên sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn (trừ đà điểu). Thức ăn không cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là không cân bằng axit amin sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng thức ăn.

Mức năng lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả sử dụng thức ăn.

h. Kỹ thuật bảo quản thức ăn

Kỹ thuật bảo quản thức ăn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn bảo quản không tốt, quá hạn sử dụng, mất mùi thơm, bị ôi, mốc không những làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của chim.

i. Tiểu khí hậu chuồng ni

Tiểu khí hậu chuồng ni bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, sự thơng thống khơng phù hợp và những yếu tố stress đều làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.

k. Qui trình chăn ni

Qui trình chăn ni bao gồm phương thức ni, qui mô đàn, kỹ thuật cho ăn, máng ăn, máng uống, bổ sung sỏi v.v… đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của chim.

Câu hỏi và bài tập chương 2

1. Cơ sở khoa học để xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng cho các loại chim? 2. Công thức tính nhu cầu năng lượng và protein cho các loại chim?

3. Phương pháp tính nhu cầu nước uống cho các loại chim?

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của chim? 5. Những điểm cần chú ý khi sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi chim?

6. Khái niệm về hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi chim?

7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn ni chim? Bài tập

8. Tính nhu cầu năng lượng và protein cho đàn chim giống bố mẹ đẻ trứng, biết: Khối lượng trung bình của đàn chim là 250g; tăng khối lượng mỗi tuần là 3g; tỷ lệ đẻ là 90%; khối lượng trứng là 10g; nhiệt độ môi trường là 25oC.

9. Một đàn chim đẻ trứng thương phẩm gồm 10.000 con, khối lượng trung bình của đàn chim là 170g; tăng khối lượng mỗi ngày là 0,5g; tỷ lệ đẻ là 95%; khối lượng trứng là 10g; nhiệt độ môi trường là 25oC. Sử dụng loại thức ăn có giá trị năng lượng là 2800kcal/kg. Hãy tính:

- Hàm lượng protein thích hợp trong thức ăn - Lượng thức ăn và nước uống hàng ngày.

10. Xác định mức năng lượng và hàm lượng protein thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho đàn chim đẻ trứng thương phẩm; biết: khối lượng trung bình của đàn chim là 180g; tăng khối lượng mỗi ngày là 1,0g; tỷ lệ đẻ là 90%; khối lượng trứng là 10g; nhiệt độ môi trường là 28oC; lượng thức ăn thu nhận hàng ngày là 25g.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim phần 1 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)