Như trên đã nói, nhu cầu năng lượng cho chim mái đẻ bao gồm nhu cầu cho duy trì và
cho sản xuất. Trong khi chờ đợi các nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng chim cụ thể, các nhà chăn ni thống nhất tạm dùng phương pháp tính tốn cho gà để sử dụng cho chim cút, được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tóm tắt cách tính nhu cầu protein và ME cho chim
Nhu cầu Protein Năng lượng trao đổi (ME)
Cho tăng trọng W(g). 0,18
0,55 (**) W (g). 4 (Kcal)
0.80 (**)
(= (g) tăng trọng . 5) Cho duy trì 0,0016. W(g)0,55 W(kg). [(170 - 2,2.T] Cho mọc lông KL lông(*) (g). 0,82
0,55 Cho đẻ trứng KL trứng (g). 0,13
0,55
W trứng (g) . 1,6 (kcal) 0,80
(*) KL lông - khối lượng lông, thường bằng 4-7% W cơ thể
(**) Hiệu quả sử dụng protein là 55%; ME là 80% W-khối lượng cơ thể;
W - tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g). KL trứng- Khối lượng trứng trung bình (g); T- Nhiệt độ mơi trường (oC)
Diễn giải:
+ Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Bằng thực nghiệm, người ta xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì của chim mái đẻ phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng phương trình (1)
Trong đó, ME là nhu cầu năng lượng trao đổi hàng ngày của một chim mái (Kcal); T là nhiệt độ môi trường (oC), W là khối lượng chim (kg).
+ Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng
Trong giai đoạn từ 1-12 tuần tuổi, khối lượng chim hàng ngày vẫn tăng lên. Cứ 1 gam tăng trọng cần cung cấp 4 kcal ME, hiệu quả sử dụng năng lượng trong thức ăn của chim trung bình là 80%. Do đó nhu cầu năng lượng cho 1 gam tăng trọng là 5 kcal.
+ Nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng
Một gam trứng có giá trị năng lượng là 1,6 kcal, hiệu quả sử dụng năng là 80%, vì vậy để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal. Nhu cầu năng lượng cho đẻ trứng phụ thuộc vào số lượng trứng và khối lượng trứng.
+ Cơng thức tính nhu cầu năng lượng cho chim mái đẻ
Từ cách tính nêu trên, chúng ta có thể tổng quát thành công thức (2) cho chim đẻ trứng. ME = (170 - 2,2T) W + 5W + 2E (2)
Trong đó:
ME - nhu cầu năng lượng trao đổi cho một chim (kcal). T - nhiệt độ môi trường (oC).
W - khối lượng chim (kg).
W - tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g).
E – năng suất trứng trung bình của một chim mái (g/ngày) (với đàn chim, bằng tỷ lệ đẻ
của đàn chim nhân với khối lượng trứng trung bình tồn đàn).
Nhược điểm chung của các cơng thức này đều khơng tính đến sự khác nhau giữa các cá thể cũng như các phương thức ni. Vì vậy, khi ứng dụng trong thực tế, chúng ta phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể cho thích hợp.