Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.3.1 Các yếu tố bên trong
Đây là nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo việc nâng cao chất lượng sản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý các nhân tố này.
1.3.1.1 Các yếu tố nguyên vật liệu (materials)
Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết kế…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp cịn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu khi mua nhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, có như vậy sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh khơng để cho ngun vật liệu xuống cấp. Ngồi ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng.
1.3.1.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật cơng nghệ, thiết bị (Machines)
Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng sản phẩm thì nhóm yếu tố kỹ thuật cơng nghệ thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau về thành phẩm, tính chất, cơng dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 8
ĐỖ THỊ THU HIỀN
Q trình cơng nghệ là q trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ xung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với cơng dụng của sản phẩm. Vì vậy, nó có ảnh hưởng lớn quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Ngồi yếu tố kỹ thuật cơng nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị, khi kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ thì khơng thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ thuật – cơng nghệ – thiết bị có mối quan hệ khá chặt chẽ, khơng chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.
1.3.1.3 Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý (Methods)
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng khơng biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì khơng thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng, Ngày nay, các Cơng ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng thuộc trách nhiệm của tồn bộ Cơng ty chứ khơng thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được.
1.3.1.4 Nhóm yếu tố con người (Men)
Dù cho sản xuất có được tự động hố thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hố dịch vụ. Trong chế tạo có thể tự động nhưng cịn bao nhiêu cơng việc máy móc chưa thay thế được con người. Nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết kế sản phẩm (sáng tạo trong thiết kế), tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp phải biết tạo nên một tập thể lao động có trình độ chun mơn giỏi, có tay nghề thành thạo, khéo léo, nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, có kiến thức quản lý, có khă năng sáng tạo cao. Cần có những chương trình đào tạo huấn
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 9
ĐỖ THỊ THU HIỀN
luyện người lao động thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tự nguyện chứ khơng phải bắt buộc, để từ đó mới phát huy được chất lượng cơng việc và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hố dịch vụ. Tóm lại, sự phân chia các yếu tố trên chỉ là tương đối nhưng tất cả lại nằm trong một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
1.3.2.1 Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong thời đại hiện, với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đang trở thành một động lực sản xuất trực tiếp, đồng thời khơng có sự tiến bộ kinh tế- xã hội nào không gắn với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất chủng loại chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ rất nhanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật có tác dụng như lực đẩy tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật các doanh nghiệp đã tạo ra các loại sản phẩm mới, đưa vào sử dụng các cơng nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị có chỉ số kỹ thuật cao hơn, thay thế nguyên liệu mới tốt rẻ hơn, đồng thời hình thành phương pháp quản lý mới trong các doanh nghiệp góp phần khơng nhỏ làm giảm chi phí chất lượng sản phẩm. Làm chủ được khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để ứng dụng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề quyết định đối việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng bên trong đến chất lượng sản phẩm. sản phẩm.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 10
ĐỖ THỊ THU HIỀN
1.3.2.2 Nhu cầu của thị trường
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo lực hút, định hướng cho cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ cấu tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại khơng cao ở thị trường khác. Điều đó địi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng trong công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích mơi trường kinh tế xã hội, xác định chính xác nhận thức khách hàng, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, văn hoá nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng phân đoạn thị trường.
1.3.2.3 Cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước
Chính sách vĩ mơ tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chính sách vĩ mơ đảm bảo phù hợp quy luật chung và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thì sẽ thúc đẩy tốt hơn sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại, chính sách vĩ mơ nếu khơng phù hợp sẽ làm suy giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng.
1.3.2.4 Các yếu tố về phong tục tập quán, văn hóa, thói quen tiêu dùng
Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới quan niệm của khách hàng về độ thỏa mãn mà sản phẩm mang lại cho họ, từ đó ảnh hưởng tới quan điểm của họ về chất lượng sản phẩm là cao hay thấp. Tại những khu vực khác nhau về điều kiện địa lý, về điều kiện tự nhiên, điều kiện cuộc sống thì phong tục tập qn, thói quen tiêu dùng cũng khác nhau do đó quan niệm về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Mỗi khi thâm nhập vào một thị trường nào đó thì đây là yếu tố mà doanh nghiệp khơng thể không nghiên cứu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với nhóm yếu tố bên ngồi, doanh nghiệp khơng thể thay thế được, do đó địi hỏi doanh nghiệp phải có sự thích ứng để có thể tồn tại. Doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ các yếu tố bên ngồi, tìm ra quy luật vận động để sản phẩm ln ln có chất lượng cao, khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường.