SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 63
ĐỖ THỊ THU HIỀN
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG QUẦN KHAKI TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GỊN 3.
3.1 Giới thiệu mơ hình quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần May Sài Gịn 3
Cơng ty Cổ phần May Sài Gịn 3 xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo chương trình quản lý TQM (Total Quality Management) và tiêu chuẩn ISO 9001: Chủ động kiểm soát chất lượng từ nhập nguyên phụ liệu đầu vào, trong suốt q trình sản xuất, hồn tất sản phẩm cho đến xuất hàng thành phẩm. Cụ thể quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại đây được thể theo sơ đồ sau:
3.2 Quản lý chất lượng trong quá trình chuẩn bị sản xuất 3.2.1 Kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào 3.2.1 Kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào
Nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vậy nên việc kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào là vấn đề thiết yếu.
Phần lớn các đơn hàng sản xuất tại Sài Gòn 3 được sản xuất theo hình thức FOB danh nghĩa nên NPL là do khách hàng chỉ định nhà cung cấp và sản xuất theo mẫu mã khách hàng phê duyệt. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Quản lý chất lượng Trong quá trình CBSX Quản lý chất lượng Trong quá trình sản xuất Kiểm soát chất lượng trước khi
xuất hàng Kiểm tra NPL đầu vào Kiểm tra CB về TK Kiểm tra CB về Công nghệ Quản lý CL ở khâu cắt Quản lý CL ở khâu SX Quản lý CL ở khâu HT Kiểm Pre- Final Kiểm Final
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 64
ĐỖ THỊ THU HIỀN
Vì vậy việc kiểm tra, kiểm sốt NPL cần phải tuân thủ những quy định của khách hàng yêu cầu sau:
3.2.1.1 Kiểm tra nguyên liệu trước wash
1. Kiểm tra lỗi vải
Trưởng Bộ phận Test vải (BP. TV) sẽ chịu trách nhiệm tính tổng số mét/ yards cần kiểm cho mỗi mã hàng theo tỉ lệ là 20% và lập kế hoạch kiểm vải cho nhân viên kiểm vải kiểm tra. Vải sẽ được kiểm qua máy với tốc độ máy chạy là 15yd/ phút hoặc 14m/ phút. Sau khi kiểm xong 20% số lượng vải mỗi lot/ màu nếu phát hiện lỗi vượt mức cho phép thì tiến hành kiểm 50% đồng thời gửi mẫu lỗi đến P. QLCL để duyệt và làm việc với nhà cung cấp, khách hàng. Nhưng nếu tiếp tục khơng đạt thì sẽ phải kiểm hết tồn bộ lơ vải.
Trong quá trình máy chạy thì nhân viên kiểm tra phải tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt vải. Đánh dấu các lỗi được phát hiện bằng phấn, băng keo hoặc nhãn đánh dấu lỗi. Tất cả các lỗi vải được quy ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm. Kết hợp trong quá trình kiểm tra chất lượng vải là kiểm tra khổ vải và chiều dài cây vải. Khi kiểm tra vải cần phải so sánh với mẫu trên bảng tác nghiệp cắt về màu sắc, chủng loại.
Tại khu vực kiểm vải yêu cầu phải đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn của khách hàng (1000 Lux). Độ sáng của bóng đèn phải đạt yêu cầu theo quy định (có đèn trên và đèn dưới máy kiểm vải).
❖ Đánh giá vải theo hệ thống 4 điểm
Đối với mặt hàng vải khaki thường xảy ra một số lỗi khi kiểm tra vải như là: lỗi sợi, gút sợi, cấn bóng, bạc màu, thủng, bị móc sợi, dấu dầu, tạp sợi, …
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 65
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Tiêu chuẩn tính điểm lỗi
Tất cả những lỗi khơng thuộc tính chất của vải và có thể nhận thấy rõ ràng từ khoảng cách 3 feet (tương đương 1 yard = 0.9144m) sẽ bị tính điểm như sau:
Bảng 3.1 Bảng kích thước lỗi.
Kích thước lỗi theo chiều ngang Kích thước lỗi theo chiều dọc Điểm
0 – 3 inches 0 – 8 cm 0 – 3 inches 0 – 8 cm 1 3.1 – 6 inches 8.1 – 15 cm 3.1 – 6 inches 8.1 – 15 cm 2 6.1 – 9 inches 15.1 – 23 cm 6.1 – 9 inches 15.1 – 23 cm 3 > 9.1 inches > 23.1 cm > 9.1 inches > 23.1 cm 4
- Số điểm lỗi: là số điểm dựa trên kích cỡ lỗi.
- Tính 4 điểm cho mỗi lần phát hiện lỗ lủng hoặc nối vải (Hiệu chỉnh theo International 4 points system).
- Trên mỗi yard vải, tổng số điểm lỗi không thể hơn 4, không chấp nhận 1 cây vải có 2 lần nối vải.
- Cộng tất cả điểm lỗi của mỗi cuộn để làm căn cứ tính số điểm trên 100yard vng. Lỗi thủng sợi Lỗi cấn bóng
Lỗi gút sợi Lỗi bị móc sợi