Vai trò và chức năng của quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 25 - 28)

Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng

1.2 Vai trò và chức năng của quản lý chất lượng sản phẩm

1.2.1 Vai trò quản lý chất lượng sản phẩm [1]

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E.Porter thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 5

ĐỖ THỊ THU HIỀN

thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là sự phân biệt hoá sản phẩm và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế tồn cầu hố, mở ra cho thị trường thêm rộng hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và nước ngoài càng ngày càng khắt khe. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài rất sinh động, chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản xuất hợp lý. Tất cả những điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp một cơ hội và thách thức rất lớn.

Ngồi sự khác biệt hóa, chi phí thấp, chất lượng sản phẩm đóng vai trị quan trọng quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp, vì:

- Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do mỗi sản phẩm đều có những thuộc tính khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hướng đến một thuộc tính nào đó mà họ cho là phù hợp nhất với mình và có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại. Bởi vậy sản phẩm có thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp, điều này có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua và dùng các sản phẩm của khách hàng.

- Chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong sản xuất, nhờ đó giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí, sức lực, cịn là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo thống nhất các lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp và xã hội.

- Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại của các doanh nghiệp.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 6

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong các chiến lược để tồn tại và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm, hàng hoá và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

1.2.2 Chức năng của quản lý chất lượng sản phẩm [1]

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm là một chức năng cơ bản trong các chức năng quản lý. Nó là cầu nối giữa người quản lý và các cán bộ điều hành. Việc kiểm tra chất lượng đóng vai trị rất quan trọng vì nó đánh giá được khả năng sản xuất, trình độ nghiệp vụ của cơng nhân trong doanh nghiệp. Khi chất lượng hàng hóa đã được ổn định, thỏa mãn yêu cầu sử dụng ở mức thích hợp nhất, hạn chế các chi phí chỉnh sửa, bảo hành, nên chi phí sản xuất, giá thành được giảm xuống. Do đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Từ đó ta thấy được các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm:

Chức năng quy định chất lượng.

Chức năng này được thể hiện ở các khâu kiểm tra, nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, đề xuất mức chất lượng, những tiêu chuẩn kỹ thuật với yêu cầu của khách hàng về mặt giá cả, chất lượng và thời gian giao nhận. Chức năng này do phịng kỹ thuật của xí nghiệp hoặc công ty đảm nhận hoặc cố vấn cho ban giám đốc.

Chức năng quản lí chất lượng.

Là đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn bao gồm mọi hoạt động của các khâu trong suốt q trình từ sản xuất đến lưu thơng tiêu dùng, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế tạo thử, sản xuất hàng loạt… chuyển sang mạng lưới lưu thông – kinh doanh – tiêu dùng. Chức năng này phần lớn do các bộ phận sản xuất – kinh doanh kiểm tra chất lượng đảm nhiệm với sự chỉ đạo của người lãnh đạo sản xuất và các cơ quan có liên quan.

Chức năng đánh giá chất lượng.

Chức năng này bao gồm việc đánh giá chất lượng từng phần của các sản phẩm: đánh giá chất lượng sản phẩm do ảnh hưởng của chất lượng thiết kế hoặc do chất lượng của nguyên phụ liệu, chất lượng bán thành phẩm… Để sử dụng tạo ra sản phẩm, chất lượng của quy trình cơng nghệ, tổ chức sản xuất, kiểm tra chất lượng… đến khâu đóng gói, vận chuyển, bảo quản. Việc đánh giá chất lượng toàn phần của sản phẩm

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 7

ĐỖ THỊ THU HIỀN

thể hiện cách đánh giá tổng quát chất lượng sản phẩm được dựa vào chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quan trọng của sản phẩm so với những quy định về chất lượng mà nhà nước đã ban hành hoặc so với yêu cầu của người sử dụng, hoặc so với tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)