Quy trình chuẩn bị về thiết kế và công nghệ

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 57)

Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng

2.4 Quy trình chuẩn bị về thiết kế và công nghệ

2.4.1 Chuẩn bị về thiết kế

2.4.1.1 Nghiên cứu và phát triển mẫu

Nghiên cứu mẫu:

Sau khi đã thoả thuận và kí kết hợp đồng, khách hàng sẽ đưa cho công ty một mẫu đã may hồn chỉnh (mẫu chuẩn), nhân viên phịng kỹ thuật chịu trách nhiệm ghi lại những đặc điểm của sản phẩm gồm: chủng loại, các thơng số cơ bản, vị trí đo, nghiên cứu về cách thiết kế, kiểu dáng, mô tả sơ bộ sản phẩm. Đặc biệt nghiên cứu quy cách sử dụng NPL và quy cách may sản phẩm để tạo ra một sản phẩm tốt nhất.

Thiết kế mẫu

Khi nhận được bộ rập mẫu, các loại NPL và các tài liệu liên quan bộ phận kỹ thuật tiến hành nghiên cứu về qui cách may sản phẩm, số lượng chi tiết, các kí hiệu ghi trên bộ rập. Nhân viên thiết kế phải có đủ các tài liệu kỹ thuật, bảng báo cáo kiểm tra vải – phân rập, bảng báo cáo về độ co của các chi tiết có ép keo, độ co giãn của vải chính để có phương pháp thiết kế các bộ rập tương ứng cho từng nhóm.

May mẫu thử

Khi nhận được bộ rập mẫu, các loại NPL và các tài liệu liên quan phải tiến hành kiểm tra và nghiên cứu về qui cách may sản phẩm, số lượng chi tiết, các kí hiệu ghi trên bộ rập. Tiến hành giác sơ đồ lên vải, cắt và may mẫu đối.

Trong quá trình may mẫu, nhân viên may mẫu cần quan tâm, chú ý một số vấn đề như: thông số, các đặc điểm của bộ rập; nghiên cứu và cải tiến quy trình lắp ráp sản phẩm; xác định sự ăn khớp giữa các chi tiết; ghi lại quy trình may và các điểm kỹ thuật cần lưu ý khi may sản phẩm.

Mẫu sau khi may xong sẽ được đưa cho khách hàng duyệt. Chỉ khi nào khách hàng đồng ý thì sản phẩm mới được đưa vào sản xuất. Khi đã thống nhất giữa các bộ

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 37

ĐỖ THỊ THU HIỀN

phận và mẫu thử được thơng qua thì phịng Kỹ thuật tiến hành thiết kế tồn bộ rập cho mã hàng.

2.4.1.2 Nhảy cỡ vóc

Trước khi tiến hành nhảy size nhân viên thiết kế phải có được mẫu thiết kế size trung bình trên phần mềm, bảng thơng số kích thước để tính độ biến thiên giữa các size. Sau đó tiến hành nhảy các size cần thiết cho đơn hàng dựa vào size trung bình. Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra.

2.4.1.3 Cắt mẫu cứng

Sau khi đã nhảy size, nhân viên sử dụng máy in rập cứng tiến hành tạo rập cứng, trên rập có thể hiện đầy đủ và chính xác kích thước, vị trí các dấu bấm và canh sợi.

Mẫu cứng được cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may và lưu lại phòng kỹ thuật. Số lượng rập cứng phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất và số lượng size mà khách hàng đặt hàng. Thông thường, số lượng size có bao nhiêu thì sẽ tạo số lượng rập tương ứng.

Trong q trình sản xuất cơng ty cần có các loại rập cứng như: rập thành phẩm, rập bán thành phẩm, rập hỗ trợ.

Mẫu cắt xong phải kiểm tra toàn bộ các chi tiết về sự ăn khớp của các đường lắp ráp, các dấu bấm, dấu đục đã đúng quy định hay không… Lập bảng hướng dẫn sử dụng mẫu, ghi lại đầy đủ các chi tiết trên mặt sau của chi tiết lớn nhất trong bộ mẫu và các bảng giấy rời có ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu. Sau khi cắt rập xong phải có bảng thống kê số lượng các chi tiết cho mỗi size và cùng với bảng hướng dẫn sử dụng mẫu sẽ được bàn giao cho bộ phận tiếp theo.

2.4.1.4 Ghép tỉ lệ cỡ vóc, giác sơ đồ

Ghép tỉ lệ cỡ vóc:

Để đảm bảo định mức cho phép của nguyên liệu, tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho sản xuất, từ đó mang lại thêm lợi nhuận cho cơng ty thì sau khi nhận được bảng số lượng theo kế hoạch sản xuất của mã hàng, xem xét tình hình thực tế, điều kiện của xí nghiệp và sử dụng phương pháp bình quân gia quyền kết hợp với phương pháp trừ lùi để ghép tỉ lệ cỡ vóc.

Sau khi ghép xong, người chịu trách nhiệm sẽ chuyển mail cho nhân viên phòng thiết kế để tiến hành giác sơ đồ.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 38

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Giác sơ đồ:

Dựa vào sơ đồ định mức của khách hàng cung cấp, bộ phận sơ đồ tính tỉ lệ ghép

cỡ vóc và định mức đi sơ đồ sao cho phù hợp với yêu cầu khách hàng, tiết kiệm được nguyên liệu. Bộ phận sơ đồ nhận dữ liệu nhảy size từ bộ phận rập. Từ phần mềm Gerber ta sẽ giác sơ đồ theo kế hoạch sản xuất đã tính tốn ghép size để giác. Sau khi giác sơ đồ xong và đạt được kết quả hài lòng ta tiến hành in sơ đồ bằng thiết bị in.

Với mã hàng quần khaki nữ trên thì giác sơ đồ có thể xem phụ lục 3.

2.4.2 Chuẩn bị về công nghệ

2.4.2.1 Xây dựng tài liệu kỹ thuật 1. Hình vẽ mơ tả chung

Đây là hình vẽ khái quát về mặt trước và mặt sau của sản phẩm, nó địi hỏi sự chính xác từng nét vẽ và tỷ lệ để giúp cho xí nghiệp có được những cảm nhận chính xác hơn về kiểu cách sản phẩm để tiến hành sản xuất.

• Hình vẽ:

• Mơ tả chung:

(1) Là quần khaki nữ, lưng rời, lưng sau có thun, có 5 pasant. Tâm thân trước được cài lại bằng dây kéo, khuy đầu tròn bọ rời, nút nhựa 4 lỗ và dây đai bằng vải chính.

Thân trước: có 4 plys và 2 túi dọc.

Thân sau: có 2 túi mổ 1 cơi và 2 pence sau. (2) Wash: hàng có wash.

Hình 2.3 Mơ tả sản phẩm.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 39

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Nơi wash: Sài Gòn 3 Jean. (3) Xổ vải 24h trước khi cắt.

(4) Rà kim tất cả các phụ liệu bằng kim loại trước khi gắn lên sản phẩm.

(5) Hàng phải được cắt chỉ sạch tại từng công đoạn sau khi may xong, vệ sinh sạch chỉ sót để tránh bị hằn sau wash.

(6) Hàng thành phẩm có ủi, plys trước ủi tự nhiên, đối xứng 2 bên. Ủi tránh cấn bóng.

(7) Hàng thành phẩm phải qua máy rà kim 100%, cấp độ 7, mẫu thử đường kính 1.00mm.

2. Bảng thơng số trước và sau wash của sản phẩm

Gồm có những số đo ở các vị trí khác nhau của sản phẩm trước và sau khi wash của tất cả các cỡ vóc trong đơn hàng. Bảng thơng số đo sản phẩm giúp cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở cuối chuyền may để đưa ra “chấp nhận” hay “loại bỏ” ngay từ những sản phẩm đầu tiên để kịp thời giải quyết khi có sự cố phát sinh. Nhằm giúp công tác kiểm tra chất lượng đạt hiệu quả bảng thông số thường được đi kèm với dung sai và hình vẽ mơ tả cụ thể quy cách đo.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 40

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Bảng 2.2 Bảng thơng số trước Wash. [5]

STT VỊ TRÍ ĐO DUNG SAI 2XS XS S M L XL 2XL (-) (+) 1 Dọc-Tính lưng 0.8 0.8 56.0 56.7 57.3 58.3 59.5 60.7 62.0 2 Đáy trước - Tính lưng 0.2 0.2 33.7 34.5 35.4 36.5 37.8 39.0 40.2 3 Đáy sau - Tính lưng 0.3 0.3 38.1 39.1 40.1 41.7 43.7 45.9 48.2 4 Giàn - đo cong

theo đường may 0.8 0.8 24.7 24.7 24.7 24.7 24.7 24.7 24.7 5 Eo – Đo êm 0.4 0.4 32.2 34.2 36.2 39.2 42.1 45.1 48.1 6 Eo – Kéo căng 0.4 0.4 35.9 37.9 39.9 42.9 45.9 48.9 51.9 7 To bảng lưng 0 0 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 8 Hạ mông 0 0 19.8 20.3 20.8 21.5 22.2 22.9 23.6 9 Mông – đo 3 điểm 0.4 0.4 53.0 55.0 57.0 60.0 63.0 65.9 68.8 10 Hạ đáy – Tính lưng 0 0 30.2 30.9 31.6 32.6 33.6 34.6 35.6 11 Đùi 0.2 0.2 36.1 37.4 38.7 40.5 42.5 44.6 46.7 12 Ống 0.1 0.1 36.0 37.3 38.5 40.3 42.2 44.3 46.3 13 Hạ miệng túi trước 0 0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 14 Dài miệng túi

trước 0 0 14.0 14.0 14.5 14.5 15.0 15.0 15.0 15 Miệng túi sau 0 0 12.5 12.5 13.0 13.1 13.6 13.6 14.1

16

Miệng túi sau cách tra lưng – Bên đáy

0 0 6.4 6.4 6.4 6.4 6.4 6.7 6.7

17

Miệng túi sau cách tra lưng – Bên dọc

0 0 6.7 6.7 6.7 6.7 6.7 7.0 7.0

18 Miệng túi sau

cách tâm sau 0 0 4.7 5.0 5.0 5.0 5.3 5.6 5.6 19 Dài dây kéo 0 0 15.0 16.0 16.0 16.0 17.0 17.0 18.0 20 Dài dây lưng 0 0 104.6 108.6 112.6 118.6 124.6 130.6 136.6 21 Thông số thun

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 41

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Bảng 2.3 Bảng thơng số sau Wash. [5]

STT VỊ TRÍ ĐO

DUNG

SAI 2XS XS S M L XL 2XL

(-) (+)

1 Dọc-Tính lưng 0 1.5 54.9 55.6 56.3 57.3 58.5 59.7 60.9 2 Đáy trước - Tính lưng 0.4 0.4 33.3 34.2 35.1 36.2 37.4 38.6 39.8 3 Đáy sau - Tính lưng 0.5 0.5 37.9 38.9 39.9 41.1 43.4 45.7 47.9 4 Giàn - đo cong theo

đường may 0 1.5 24.5 24.5 24.5 24.5 24.5 24.5 24.5 5 Eo – Đo êm 1 1 31.3 33.3 35.3 38.3 41.3 44.3 47.3 6 Eo – Kéo căng 1 1 35.2 37.2 39.2 42.2 45.2 48.2 51.2 7 To bảng lưng 0 0 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 8 Hạ mông 0 0 19.7 20.2 20.7 21.4 22.1 22.8 23.5 9 Mông – đo 3 điểm 1 1 51.4 53.4 55.4 58.4 61.4 64.4 67.4 10 Hạ đáy – Tính lưng 0 0 30.2 30.9 31.6 32.6 33.6 34.6 35.6 11 Đùi 0.6 0.6 35.2 36.5 37.8 39.6 41.6 43.7 45.8 12 Ống 0.3 0.3 35.2 36.5 37.7 39.5 41.4 43.5 45.5 13 Hạ miệng túi trước 0 0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 14 Dài miệng túi trước 0 0 13.5 13.5 14.0 14.0 14.5 14.5 14.5 15 Miệng túi sau 0 0 12.0 12.0 12.5 12.5 13.0 13.0 13.5 16 Miệng túi sau cách tra

lưng – Bên đáy 0 0 6.2 6.2 6.2 6.2 6.2 6.5 6.5 17 Miệng túi sau cách tra

lưng – Bên dọc 0 0 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.8 6.8 18 Miệng túi sau cách tâm

sau 0 0 4.5 4.8 4.8 4.8 5.1 5.4 5.4

3. Bảng hướng dẫn sử dụng NPL

Bảng hướng dẫn sử dụng NPL sẽ trình bày tất cả các loại NPL cần sử dụng cho mã hàng phải ghi đầy đủ các thông tin: màu sắc, chủng loại, thông số kỹ thuật, ... các mẫu phải là các mẫu có đại diện trong mẫu sản phẩm, phải chính xác tuyệt đối để tránh nhầm lẫn, ngộ nhận.

Đối với nguyên liệu thì cần xác định rõ về bề mặt vải (mặt phải và mặt trái) và đối với đơn hàng gia cơng xí nghiệp phải làm việc với khách hàng để tránh ngộ nhận. Đối với chỉ phải ghi rõ công dụng (chỉ may, chỉ vắt sổ, chỉ gắn nhãn, …), chủng loại (thành phần, màu sắc, chi số, …)

Đối với phụ liệu bao gói, các loại nhãn, thẻ bài cần dán trực tiếp vào bảng.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 42

ĐỖ THỊ THU HIỀN

- Kho nguyên phụ liệu: để chuẩn bị và cấp phát số lượng NPL đúng theo yêu cầu của mã hàng và theo kế hoạch sản xuất.

- Bộ phận thiết kế mẫu và bộ phận giác sơ đồ: để có những hiểu biết về NPL, màu sắc, hoa văn và có kế hoạch chuẩn bị về thiết kế và kế hoạch giác sơ đồ.

- Phân xưởng cắt: để nhận NPL về chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất mã hàng. - Xưởng may: nhận và sử dụng NPL một cách hợp lý, căn cứ vào các quy định

trong bảng định mức NPL kiểm tra chất lượng và số lượng NPL cũng như sản phẩm cuối cùng.

- Xưởng hoàn thành: nhận và sử dụng NPL đóng gói một cách hợp lý. - Bộ phận KCS: có căn cứ để kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm.

Với mã hàng quần khaki nữ này có “Bảng hướng dẫn sử dụng NPL” được thể hiện ở phụ lục (Xem phụ lục 4)

4. Quy cách may

Là bảng hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật của từng đường may trên từng chi tiết sản phẩm:

- Cách sử dụng chỉ và mật độ chỉ trên các đường may cụ thể của sản phẩm. - Các quy định về thùa đính.

- Các quy định về lắp ráp các chi tiết.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 43 ĐỖ THỊ THU HIỀN Hình 2 .5 Quy các h ma y 1.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 44 ĐỖ THỊ THU HIỀN Hình 2 .6 Quy cách ma y 2

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 45 ĐỖ THỊ THU HIỀN Hình 2 .7 Quy cách ma y 3.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 46

ĐỖ THỊ THU HIỀN

5. Xây dựng quy trình cơng nghệ

Tại Công ty Cổ phần May Sài Gịn 3, bảng quy trình may do bộ phận Lean thuộc phòng Kỹ thuật lập ra căn cứ vào sản phẩm thật, tài liệu kỹ thuật, kinh nghiệm cá nhân và được thực hiện theo các bước công việc:

- Chia sản phẩm thành các cụm gia công (đi từ chi tiết tới lắp ráp). - Trong mỗi cụm xác định trình tự thực hiện các cơng đoạn.

- Xác định điều kiện thực hiện các công đoạn:

+ Bậc thợ: được xác định tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bước công việc. + Thiết bị: phụ thuộc vào yêu cầu cơng nghệ cũng như thiết bị hiện có tại xí nghiệp. Việc chỉ rõ loại thiết bị sử dụng ngoài việc giúp xác định năng xuất thực hiện bước công việc và ảnh hưởng đến định mức thời gian, cịn là cơ sở cho việc tính tốn số thiết bị cần thiết sử dụng cho sản xuất một đơn hàng.

- Cữ gá lắp: việc chuẩn bị và sử dụng cữ gá lắp sẽ giúp nâng cao năng suất.

- Định mức thời gian: là một đại lượng rất quan trọng trong quy trình cơng nghệ may dùng để điều độ, lập kế hoạch sản xuất, cân đối dây chuyền, tính lương cho cơng nhân.

Đối với mặt hàng quần khaki nữ tại Cơng ty Cổ phần May Sài Gịn 3 có quy trình may được thực hiện theo bảng quy trình may. (Xem phụ lục 5).

2.4.2.2 Phân cơng lao động

Mục đích của phân cơng lao động là sử dụng tay nghề công nhân một cách hợp lý, tận dụng tối đa năng suất máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và thu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Việc phân cơng lao động của xí nghiệp do nhân viên phòng Lean chịu trách nhiệm. Trong quá trình sản xuất, những số liệu, phân cơng lao động có thể thay đổi để đạt năng suất cao hơn, chuyền trưởng sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế của chuyền để có cách bố trí thích hợp hơn (nếu có).

Đối với những số liệu về thời gian hoàn thành sản phẩm, năng suất chuyền sẽ thay đổi, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Thơng thường là cao hơn, dưới đây là bảng phân công lao động và năng suất hàng ngày.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 47

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Bảng 2.4 Bảng phân công lao động. [5]

STT Tên Nhân sự Stt Tên bước công việc Thiết bị sử dụng TG / QT TG / TT T/gian PC Hệ số 1 DƯƠNG 1 VS ĐTT x2 VS3C 12 12 12 0.32 3 VS 1 cạnh LTT x2 VS3C 9 9 9 0.26 10 VS BGK VS3C 9 9 9 0.25 12 VS cạnh BGN VS3C 7 7 7 0.19

15 VS cơi túi sau x2 VS3C 10 10 10 0.27

TỔNG CỘNG: 46 1.29 2 HƯƠNG 2 May ĐTT vào LTT x2 MB1K 18 18 18 0.50 16 May gập ĐTS vào LTS x2 MB1K 19 19 19 0.52 TỔNG CỘNG: 37 1.02 3 CÚC 4 Xén LTT x2 (Cong nhiều - chừa mép cuốn lót) MB1K-X 25 25 25 0.70 5 Lộn LTT x2 (Cong nhiều - chừa mép cuốn lót) Phụ 8 8 8 0.21 TỔNG CỘNG: 32 0.91

4 HẠNH B 6 Diễu LTT x2 (Cong nhiều -

chừa mép cuốn lót) MB1K 27 27 27 0.77

TỔNG CỘNG: 27 0.77

5 NGHĨA 7 May xếp ply thân trước x4 MLT 33 33 33 0.92

TỔNG CỘNG: 33 0.92

6 LINH 8 Lược ĐH đầu ply TT x4 MB1K 18 18 18 0.51

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)