Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng
1.7 Các công cụ quản lý chất lượng
Các công cụ quản lý chất lượng (QLCL) rất cần thiết cho cải tiến liên tục cũng như quản lý bằng sự kiện. Các cơng cụ QLCL có thể được áp dụng trong sản xuất và dịch vụ. Một điều quan trọng nữa là khi chúng ta biết cơng cụ này chúng ta sẽ có cái nhìn chung với những người đang sử dụng chúng. Có kiến thức về cơng cụ QLCL sẽ làm cho công việc của chúng ta trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Các công cụ QLCL bao gồm những những công cụ cơ bản sau:
1.7.1 Bảng kiểm tra (Check sheets)
Cải tiến chất lượng là hoạt động gắn liền với thông tin. Chúng ta cần thông tin về các nguyên nhân và vấn đề để tiến hành việc cải tiến một cách hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc thiếu thông tin chuẩn xác là nguyên nhân chính yếu làm cho vấn đề thường khơng được giải quyết trong thời gian dài. Chính vì vậy nên bảng kiểm tra được xem như cơng cụ chính để thu thập số liệu. Mục đích quan trọng của bảng kiểm tra là làm cho người sử dụng thu thập và tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và dễ phân tích.
Các hình thức thu thập dữ liệu thường được sử dụng bằng các dạng bảng kiểm tra như: Bảng kiểm tra phân loại, Bảng kiểm tra định vị, Bảng kiểm tra thang đo, Danh sách kiểm tra.
Sử dụng bảng kiểm tra là bước đầu tiên trong việc kiểm sốt q trình hoặc giải quyết một vấn đề, nhưng việc phân tích và hành động rất cần đến nó. Nghĩa là sau khi việc phân tích các dữ liệu hiệu quả dựa trên các bảng dữ liệu thu thập được, thì những hành động sửa chữa thích hợp phải được thực hiện.
Những lợi ích chính của việc phân tích các bảng kiểm tra là:
- Chúng ta đã mô tả thực chất một số khía cạnh của q trình, chúng ta quản lý bằng dữ kiện, không phải bằng ý kiến chủ quan.
- Chúng ta có một sự hiểu biết tốt hơn về mức độ biến đổi tồn tại trong q trình, có một tầm nhìn thực tế hơn về khả năng của quá trình trong việc vận hành với kết quả chấp nhận được một cách ổn định.
- Chúng ta có nhiều lý thuyết và ý trưởng mới về các quá trình hoạt động hay về các nguyên nhân của một vấn đề, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những nỗ lực nghiên cứu bổ sung.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 20
ĐỖ THỊ THU HIỀN 1.7.2 Lưu đồ (Flowharts)
Lưu đồ là một trong số những cơng việc kiểm sốt tồn bộ quá trình sản xuất và quản lý. Cách tốt nhất và dễ dàng để hiểu rõ một quá trình là vẽ ra một bức tranh về nó đó là nội dung cơ bản của việc tạo ra lưu đồ. Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các q trình được tiến hành như thế nào.
Có 2 dạng lưu đồ chính là: Dạng mơ tả và dạng phân tích.
- Dạng mơ tả: Bắt đầu với đầu vào và kết thúc với đầu ra. Chúng được dùng để cung cấp thông tin và dùng như một hướng dẫn để thực hiện quá trình sản xuất. - Dạng phân tích: Cung cấp các chi tiết về số lượng liên quan đến các thành phần
của quá trình được trình bày dưới dạng ký hiệu của quá trình. Người ta thường dùng lưu đồ dạng phân tích để so sánh các quá trình với nhau và đưa ra các cải tiến thích hợp.
Việc sử dụng lưu đồ hóa q trình sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Những người làm việc trong quá trình sẽ hiểu rõ q trình. Họ bắt đầu kiểm sốt nó, thay vì trở thành nạn nhân của nó.
- Một khi quá trình được xem xét một cách khách quan dưới hình thức lưu đồ, những cải tiến có thể được nhận dạng dễ dàng.
- Nhân viên nhận thức được mức độ hịa hợp của họ với tồn bộ q trình, và họ sẽ hình dung ra những khách hàng và nhà cung cấp của họ như một phần của tồn bộ q trình. Chính điều này sẽ dẫn đến sự cải thiện thông tin giữa những khu vực phòng ban và sản xuất.
- Những người tham gia vào cơng việc lưu đồ hóa sẽ trở thành những ủng hộ viên nhiệt tình cho tất cả những nỗ lực chất lượng. Họ thậm chí tiếp tục đưa ra những đề nghị cho những cải tiến sau hơn nữa.
- Lưu đồ quá trình là cơng cụ rất có giá trị trong các chương trình huấn luyện cho nhân viên mới.
1.7.3 Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagrams)
Đây là một phương pháp để phân tích q trình. Mục đích của biểu đồ là thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Vấn đề xảy ra chính là hậu quả và các yếu tố tác động đến nó chính là ngun nhân. Biểu đồ nhân quả có thể giúp loại bỏ các vấn đề bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân của chúng, và chúng cũng rất hữu ích
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 21
ĐỖ THỊ THU HIỀN
để hiểu tác động giữa các yếu tố trong q trình. Người ta cịn gọi nó là sơ đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá (vì biểu đồ hồn chỉnh như một xương cá). Cho dù nó được gọi với tên gì đi nữa thì cơng cụ này chắc chắn là một công cụ được sử dụng một cách rộng rãi và hiệu quả nhất trong 7 công cụ chất lượng.
Thuộc tính giá trị nhất của cơng cụ này là nó cung cấp một cơng cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho q trình động não nhóm. Nó hướng tới những người tham gia vào vấn đề trước mắt và ngay lập tức cho phép họ phân loại những ý tưởng thành những loại hữu ích đặc biệt khi sử dụng phương pháp phân tích 5M, phân tích theo q trình, hay
phân tích theo dạng phân tầng. Mỗi phương pháp đều có những mặt ưu điểm và
nhược điểm như là:
Với phương pháp phân tích 5M: thì nó có thể giúp tổ chức và liên kết các yếu tố, hình thành cấu trúc giúp cho việc động não nhóm, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia, và có thể dùng khi khơng biết nhiều về quy trình. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm của nó là có thể có quá nhiều nguyên nhân trong một nhánh, thường hay bị sa lầy vào những chi tiết, sẽ trở nên phức tạp địi hỏi sự tận tụy và tính kiên nhẫn, khơng thuận lợi cho các thành viên chưa quen với quy trình.
Phương pháp phân tích theo q trình: phương pháp này sẽ có cái nhìn xun
suốt q trình và các yếu tố tác động ở mỗi bước của q trình, có thể giúp xác định quyền hạn theo chức năng đối với các công việc cần cải tiến, huấn luyện cho các thành viên khơng quen với tồn bộ q trình. Bên cạnh đó sẽ gặp những nhược điểm như là dễ sa lầy vào một số nguyên nhân (nguyên vật liệu hay đo lường) khó dùng cho những qua trình dài phức tạp, những nguyên nhân giống nhau của vấn đề có thể xuất hiện nhiều lần.
Phương pháp phân tích phân tầng: có những lợi ích như đưa ra những nhóm nguyên nhân có thể có của vấn đề giúp định hướng giải pháp và biểu đồ cũng ít phức tạp hơn. Ngồi ra phương pháp này cũng khơng tránh khỏi những nhược điểm, như là có thể bỏ qua những nguyên nhân quan trọng, có thể gặp khó khăn khi xác định nhóm nhỏ, cần biết nhiều nguyên nhân của vấn đề, cần có nhiều kiến thức về sản phẩm và q trình.
Tóm lại cho dù sử dụng phương pháp phân tích nào thì biểu đồ nhân quả cũng đem lại những lợi ích sau:
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 22
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Có thể sử dụng biểu đồ nhân quả để thực hiện những cải tiến cần thiết.
- Có thể sử dụng nó như là một danh sách kiểm tra nhằm nghiên cứu các nguyên nhân và các mối quan hệ tác động.
- Một điều rất quan trọng trước khi lập kế hoạch đối phó là phải hiểu rõ được vấn đề, và biết được tất cả các nguyên nhân gây ra vấn đề này. Thì biểu đồ nhân quả sẽ giúp hiểu rõ vấn đề một cách rõ ràng.
- Ngoài ra việc biết được các nguyên nhân chính một cách hệ thống và mối quan hệ giữa chúng với các nguyên nhân cấp nhỏ hơn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất cũng rất quan trọng. Thì biểu đồ nhân quả cũng sẽ giúp hiểu hiểu được mối quan hệ này.
1.7.4 Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
Nguyên tắc Pareto trong quản lý chất lượng có thể được phát biểu rằng, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và phải phân biệt được “một vài nguyên nhân quan trọng” gây ra kết quả không thể chấp nhận được với “nhiều nguyên nhân không quan trọng” khác.
Trên biểu đồ Pareto, chúng ta xác định được dạng lỗi quan trọng nhất cần được cải tiến ngay. Và sau đó các giải pháp cải tiến dạng lỗi này được áp dụng. Sau khi cải tiến, vị trí quan trọng của các dạng lỗi sẽ thay đổi. Và lỗi quan trọng tiếp theo sẽ trở thành lỗi quan trọng nhất. Biểu đồ Pareto cũng thường được sử dụng trước và sau khi cải tiến để so sánh kết quả đạt được, và qua đó đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đưa ra. Ngồi ra, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ Pareto phân nhỏ để tìm ra các vấn đề hay nguyên nhân chính làm cho sản phẩm khơng phù hợp hay bị khách hàng than phiền…
1.7.5 Biểu đồ tần số (Histograms)
Biểu đồ tần số hay còn gọi là biểu cột hoặc biểu đồ phân bố mật độ, là một tóm tắt bằng hình ảnh về sự biến thiên một số liệu. Bản chất hình ảnh của biểu đồ tần số cho phép chúng ta nhìn thấy những mẫu thống kê dễ dàng hơn là khi nhìn chúng trong một bảng số bình thường.
Biểu đồ tần số bao gồm một số dạng như sau: Dạng hình chng, dạng 2 đỉnh, dạng không đỉnh, dạng răng lược, dạng lệch, dạng cụt, dạng đỉnh độc lập, dạng đỉnh biên.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 23
ĐỖ THỊ THU HIỀN
Có 3 phương pháp xây dựng biểu đồ tần số. Phương pháp nhanh thích hợp với các biến rời rạc và khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khơng q lớn. Khi khoảng cách này khá lớn thì phương pháp khoảng chia nên được sử dụng. Ngoài ra cịn một phương pháp nữa cũng được sử dụng đó là đồ thị thân và lá.
1.7.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
Biểu đồ phân tán thể hiện “mối quan hệ giữa các đặc tính”, nghĩa là sự thay đổi của một đặt tính có khả năng dự báo sự thay đổi của đặt tính khác. Hay nói một cách khác, nguyên tắc cơ bản của biểu đồ này là phân tích mối liên hệ giữa 2 biến số. Thông qua biểu đồ phân tán cũng giúp chúng ta so sánh phương pháp hay kết quả của quá trình.
Mối quan hệ của các đặc tính được thể hiện là “mức độ” quan hệ giữa các đặc tính. Biểu đồ phân tán gồm năm dạng tổng quát là:
- Mối quan hệ thuận mạnh - Mối quan hệ thuận vừa - Mối quan hệ nghịch mạnh - Mối quan hệ nghịch vừa
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 24
ĐỖ THỊ THU HIỀN
1.7.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Charts)
Biểu đồ kiểm soát được sử dụng kiểm tra quá trình đầu vào hoặc đầu ra. Sử dụng biểu đồ kiểm sốt trong kiểm tra q trình được gọi là kiểm tra quá trình bằng thống kê. Biểu đồ kiểm soát dùng để xác định và phân biệt 2 loại nguyên nhân gây ra sự khác biệt. Khi q trình khơng tồn tại những ngun nhân khơng đặt biệt mà chỉ cịn những nguyên nhân chung, ta nói q trình đang ổn định.
Một q trình chỉ có biến đổi ngẫu nhiên (do ngun nhân ngẫu nhiên gây ra) được gọi là “q trình ổn định”, cịn q trình có chứa những biến đổi khơng ngẫu nhiên (do nguyên nhân không ngẫu nhiên gây ra) được gọi là “q trình khơng ổn định”
Mục đích của biểu đồ kiểm sốt là phân biệt giữa biến đổi ngẫu nhiên (những biến đổi do bản chất) và biến đổi không ngẫu nhiên do một nguyên nhân đặt biệt nào đó gây ra. Từ đó đưa ra những mục tiêu sau:
- Đạt được sự ổn định của hệ thống. Một hệ thống ổn định nếu chỉ thể hiện những biến đổi ngẫu nhiên do bản chất hạn chế của hệ thống.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 25
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Cải thiện khả năng của q trình thơng qua: thay đổi giá trị trung bình của quá trình và giảm mức độ thay đổi ngẫu nhiên (bằng huấn luyện, giám sát, công cụ, nguyên vật liệu, bố trí lao động, …)
Phụ thuộc vào bản chất của các đặc tính chất lượng, chúng ta có nhiều loại biểu đồ kiểm sốt khác nhau. Các đặc tính chất lượng ở đây có thể là thuộc tính hoặc biến số.
(1) Thuộc tính là đặc tính chất lượng mà chúng ta tập trung vào kiểm tra sai sót
(khuyết tật) hoặc hư hỏng (phế phẩm) của sản phẩm. Những đặc tính này có thể tồn tại hoặc khơng tồn tại và chúng có thể đếm được. Biểu đồ thuộc tính được sử dụng để nghiên cứu sự ổn định của quá trình theo thời gian, và cung cấp số lượng sản phẩm khơng phù hợp. Thuộc tính ở đây có thể là số lần giao hàng đúng hạn, số lỗi trong một đơn hàng, số nghiệp vụ kinh tế bị xử lý sai ở ngân hàng…
(2) Biến số là đặc tính kỹ thuật như là trọng lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ,
voltage, lực căng, độ ẩm, … mà chúng có thể đo được. Dữ liệu dạng biến số chứa đựng nhiều thơng tin hơn là dạng thuộc tính. Biểu đồ kiểm soát dạng biến số là dạng biểu đồ để kiểm sốt những đặc tính thay đổi của sản phầm và dịch vụ có thể đo được. Như vậy qua chương 1 này nhóm đã đi sâu vào tìm hiểu cơ sở lý thuyết về Chất lượng và Quản lý chất lượng cũng như các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp, tiêu chuẩn và các công cụ quản lý chất lượng. Hiểu rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của chất lượng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với một công ty may như công ty Cổ phần May Sài Gịn 3 cũng khơng ngoại lệ. Vậy Sài gịn 3 đã và đang làm gì để sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng, ngày càng tốt hơn, tạo uy tính với khách hàng cũng như cạnh tranh được với các công ty khác trong ngành. Để hiểu rõ hơn điều này trong phần tiếp theo nhóm đã đi vào tìm hiểu quy trình sản xuất mặc hàng quần khaki nữ tại Sài Gòn 3. Và cùng với những cơ sở lý thuyết ở chương 1 để làm tiền đề phân tích rõ hơn quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại cơng ty Cổ phần May Sài Gịn 3.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 26
ĐỖ THỊ THU HIỀN
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẶT HÀNG QUẦN KHAKI NỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3.
2.1 Giới thiệu Cơng ty Cổ phần May Sài Gịn 3 [6]
Công ty Cổ phần May Sài Gịn 3 là một trong những cơng ty sản xuất xuất khẩu hàng may mặc uy tín hàng đầu Việt Nam, đặc biệt chuyên về các chủng loại quần Jeans, Khaki và quần thể thao với tổng sản lượng hơn 12 triệu chiếc mỗi năm.
Sài Gịn 3 ln đặt sự chú trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ hướng đến sự hài lòng cho khách hàng làm nền tảng hoạt động của cơng ty. Chính điều này đã đem lại cho công ty sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng đối tác của mình và có nhiều cơ hội phát triển, thành cơng trong những năm qua.
➢ Địa chỉ: 47 Đường số 17, Khu phố 3, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
➢ Điện thoại: (028) – 37271140 – 37271152 ➢ Fax: (028) – 37271143
➢ Email: info@saigon3.com.vn ➢ Website: www.saigon3.com.vn ❖ Lịch sử hình thành
- Năm 1986: Thành lập Xí nghiệp may Sài Gịn 3.
- Năm 1989: Sáp nhập Xí nghiệp cơ khí may Thành phố vào Xí nghiệp may Sài Gịn 3.
- Năm 1990: Chuyển thể Xí nghiệp May Sài Gịn 3 thành Cơng Ty May Sài Gòn 3.