HS Xác định trên mô hình các phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông.

Một phần của tài liệu giáo án địa lý lớp 6 chuẩn kiến thức cả năm in dùng luôn (Trang 85)

- Phân biệt sự khác nhau giữa sông và hồ.- Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của 1 con sông.

5. Hoạt động nối tiếp

- Học bài trả lời câu hỏi SGK.

- Chú ý bài tập số 4 tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và Sông Cửu Long trong mùa cạn & mùa lũ.

Ngày

Tiết :30

Bài 24: BIỂN & ĐẠI DƯƠNG

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:

- Biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối.

- Biết các hình thức vận động của nước biển, đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng QS tranh ảnh, đọc bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới. 3. Thái độ:

- Giáp dục HS ý thức được nước biển là nguồn muối vô tận đó cũng là nguồn tài nguyên quí giá cần phải bảo vệ môi trường nước biển.

II/ Các phương tiện dạy cần thiết:

- Tranh ảnh về sóng, thủy triều.

- Bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới. III/ Hoạt động dạy và học:

HĐ1

1. Ổn định -

2. Kiểm tra bài cũ.

- Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? - Sông và hồ khác nhau ntn?

3. Bài mới: Giới thiệu bài.

- Vào bài: Nước trên Trái Đất chủ yếu là nguồn nước nặm (chiếm gần 97% toàn bộ khối nước trên Trái Đất), được phân bố trong các biển và đại dương. Nước trong các biển và đại dương lưu thông với nhau và luôn vận động. Vậy để tìm hiểu được nước biển và đại dương có đặc điểm gì và có những hình thức vận động nào chúng ta tìm hiểu bài học mới.

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi

bảng

Hoạt động 2

GV: Giới thiệu và cho HS biết nước biển có vị mặn chát.

? Qua tìm hiểu bài em hãy cho biết độ muối TB của nước biển và đại dương là bao nhiêu? GV: Dg: TB của 1 lít nước biển có 35 g muối khoáng, trong đó khoảng 27,3g Natri clorua (muối ăn).

? Tại sao nước biển lại mặn, độ

Độ muối TB 35 0/00.

Do chứa 1 lượng muối lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Độ muối của

nước biển và đại dương:

Độ muối TB của nước biển và các ĐD là 35 0/00.

mặn đó do đâu mà có.

? Độ muối của nước biển và đại dương có giống nhau ở khắp nơi không? Vì sao?

GV: Treo bản đồ thế giới lên bảng cho HS tìm trên bản đồ các biển: Bantích (châu Âu), biển Hồng Hải (Đỏ).

? Các biển này có độ mặn là bao nhiêu? Biển Việt Nam có độ mặn là bao nhiêu?

? Vì sao nước biển Hồng Hải lại mặn hơn Bantích.

? Vì sao nước trong các biển, đại dương ở vùng chí tuyến lại mặn hơn ở các vùng khác.

GV: Nước đại dương ở nhiệt đới mặn hơn ở ôn đới.

Tuy nhiên ở gần đường xích đạo lượng mưa tương đối nhiều nên độ mặn chỉ còn 34,5 0/00, ở gần cực độ mặn chỉ còn 34 0/00, vì nước ít bốc hơi, băng biển tan.

Hoạt động 3

? Nước trong các biển và đại dương luôn vận động tạo ra những hiện tượng gì?

Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong các lục địa đưa ra (lượng muối này nếu rãi đều trên bề mặt lục địa thì sẽ được lớp muối dày khoảng 153 m).

Độ muối không giống nhau ở khắp mọi nơi mà tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Bantích ( 32 0/00), Hồng Hải (41 0/00), Việt Nam (33 0/00) Vì Hồng hải có ít sông ngòi chảy vào, độ bốc hơi lại cao. Bantích biển vừa kín vừa có nước sông phong phú.

Vì nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều, ít mưa.

Sóng, thủy triều, dòng biển.

Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Độ muối của biển Việt Nam (33 0/00)

2. Sự vận động

của nước biển và đại dương:

GV: Cho HS QS H61 (SGK) nhận biết hiện tượng sóng biển. GV: giải thích sóng không phải là sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ, nó chỉ vận động tại chỗ của các hạt nước.

? Em hãy cho biết sóng biển là hiện tượng ntn?

GV: Chúng ta thấy sóng chuyển động thành từng đợt nối tiếp nhau xô vào bờ chỉ là ảo giác.

? Nguyên nhân nào sinh ra sóng.

* Liên hệ tác hại của sóng thần do động đất ngầm ở dưới đáy biển: Nhấn chìm tàu, cuốn trôi nhà cửa, con người...

GV: Sóng thường chỉ có ở lớp nước trên mặt biển, ở dưới sâu quá 30 m nước biển lại yên tỉnh.

GV: Giới thiệu hướng dẫn HS QS H62, H63.

? QS H62, 63 nhận xét sự thay đổi của nguồn nước biển ở ven bờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Hiện tượng đó gọi là thủy triều.

? Vậy thế nào là thủy triều? ? Qua tìm hiểu bài em hãy cho biết thế nào là nhật triều, bán nhật triều, nhật triều không đều.

? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?

Nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

Sóng là sự vận động tại chỗ của các hạt nước.

Gió, núi lửa phun, động đất ở dưới đáy biển. Trong đó gió là nguyên nhân chủ yếu, gió càng to thì sóng càng lớn.

H62: Nước biển rút xa bờ. H63: Nước biển tràn vào bờ (thủy triều lên ở bãi biển). Là hiện tượng dâng lên và rút xuống của nước biển. Nhật triều là mỗi ngày thủy triều lên xuống 1 lần.

Bán nhật triều mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần, Nhật triều không đều: có ngày 1 lần, có ngày 2 lần. Do sức hút của mặt trăng và một phần của Mặt Trời. Là sự vận động tại chỗ của các hạt nước biển. Nguyên nhân do gió. b. Thủy triều: Là sự dâng lên và rút xuống của nước biển có chu kỳ.

Nguyên nhân do sức hút của mặt

GV: Dg: Nguyên nhân thủy triều, hiện tượng triều cường, triều kém theo SGK.

? Tại sao ta phải nắm vững qui luật lên xuống của thủy triều. GV: Hướng dẫn HS QS H64 SGK, kết hợp bản đồ các dòng biển.

? Qua tìm hiểu bài và kết hợp với bản đồ, em hãy cho biết khái niệm về dòng biển.

Nguyên nhân nào sinh ra dòng biển?

? QS H64 (bản đồ) cho bết có mấy loại dòng biển.

? Căn cứ vào đâu người ta chia ra dòng biển nóng, dòng biển lạnh. ? QS H64 (bản đồ) Hãy cho biết các dòng biển nóng, lạnh chảy từ vùng vĩ độ nào đến vùng vĩ độ?

? Cho biết vai trò của các dòng biển.

Liên hệ dòng biển nóng, mưa nhiều; Dòng biển lạnh, ít mưa.

Để phục vụ các ngành hàng hải, đánh cá, SX muối.

Là sự chuyển động của nước biển và đại dương thành dòng.

Gió, thủy triều, lực côriôlít, nhiệt độ, độ mặn.

Có 2 loại: dòng nóng, dòng lạnh.

Căn cứ vào nhiệt độ của nước trong dòng biển so với nhiệt độ của nước biển xung quanh. Dòng nóng: Chảy từ vĩ độ thấp => cao. Dòng lạnh: Chảy từ vĩ độ cao => thấp. Ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng ven biển chung chảy qua. Vận chuyển vật liệu. Tác động đến GTVT biển. Tạo nên những vùng tập trung hải sản. trăng và Mặt Trời. c. Các dòng biển: Dòng biển là sự chuyển động của một bộ phận nước biển và đại dương thành dòng.

Nguyên nhân: Gió, thủy triều, độ mặn, nhiệt độ, lực côriôlit. Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu vùng ven biển mà chúng chảy qua. HĐ4………p 4. Đánh giá:

- Vì sao độ muối của các biển và đại dương khác nhau ở mọi nơi.

- Sự vận động của nước biển và đại dương sinh ra những hiện tượng gì?

5. Hoạt động nối tiếp

- Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài đọc thêm (SGK trang 76).

Một phần của tài liệu giáo án địa lý lớp 6 chuẩn kiến thức cả năm in dùng luôn (Trang 85)