Kháiniệm tiểu luận

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.6. Tiểu luận

1.2.6.1. Kháiniệm tiểu luận

Theo Từ điển Oxford [43] và Từ điển Anh – Việt [39], TL (essay) có nghĩa là “một bài viết, thường là ngắn và bằng văn xuôi về bất cứ một đề tài nào”. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê và cộng sự: “TL là một bài nghiên cứu nhỏ bàn về một vấn đề văn học, khoa học, chính trị, xã hội hoặc là một bài viết nhỏ có tính chất bước đầu tập nghiên cứu” [28].

Theo GS Nguyễn Lân, “luận” theo gốc Hán Việt có nghĩa là bàn bạc. Do đó TL là một bài nghiên cứu nhỏ bàn về một vấn đề khoa học [18].

Người ta có thể phân biệt nhiều dạng TL khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực được bàn tới như TL phê bình, TL tranh cãi, TL văn học, TL phim, TL nghiên cứu,… Xét về khía cạnh này, phù hợp với đặc thù mơn học, dạng TL mà đề tài của chúng tôi sử dụng là TL nghiên cứu hay TLKH [43, 45].

Người ta có thể phân loại TL theo độ dài. Tuỳ theo độ dài khác nhau mà một bài TL có u cầu về hình thức cũng khác nhau:

Dạng thứ nhất là những bài luận rất ngắn chỉ gồm từ 3 đến 5 đoạn văn, trong đó có một đoạn mở bài, một kết luận và còn lại là thân bài. Trên thế giới, dạng TL này thường được dùng khá phổ biến trong trường học ở nhiều môn học khác nhau. Ở Việt Nam, dạng TL này thường được dùng với khái niệm “bài luận” hay “nghị luận”. Trong trường học của chúng ta các bài nghị luận trong văn học cũng có từ rất sớm nhưng chủ yếu là bàn về các vấn đề chính trị, xã hội mà ít được sử dụng đối với các môn khoa học tự nhiên. Gần đây, các bài luận này được một số trường đại học đề xuất đưa vào thi tuyển đầu vào của họ như trường đại học FPT, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dạng thứ hai thường được xem là những cơng trình tập sự NCKH hay là bài báo cáo về quá trình nghiên cứu một vấn đề nào đó (ví dụ TL tổng quan với nghiên cứu

25

sinh). Chúng được gọi là TL ngắn nếu có độ dài thường từ 8 đến 15 trang, là TL dài nếu có độ dài từ 20 đến 40 trang.

Tùy thuộc vào độ dài mà cấu trúc của mỗi dạng TL là khác nhau. Song, cho dù ở dạng nào thì cấu trúc chính của TL gồm tối thiểu ba phần trong đó có phần mở bài (đặt vấn đề), phần thân bài và phần kết luận. Với những TL lớn, các phần mở bài, thân bài và kết luận có thể được kết cấu thành các chương khác nhau. Với các TL ngắn, những phần này được kết cấu thành các mục hoặc thậm chí là các đoạn văn khác nhau.

Các bài luận thường không yêu cầu danh mục tài liệu tham khảo mà các nguồn tài liệu (dẫn chứng) đã được trích dẫn ngay trong bài nhưng các bài TL ngắn và dài thường u cầu trích dẫn và có danh mục tài liệu tham khảo do tính chính xác trong các bài viết này được yêu cầu cao.

Lê Khánh Bằng, trong “Học và dạy cách học” đưa ra khái niệm “Bài tập nghiên cứu khoa học”. Theo tác giả, ngồi các cơng trình “ nghiên cứu khoa học” đúng nghĩa (phát hiện ra tri thức mới với xã hội loài người, đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt của một bài viết về nghiên cứu khoa học) cịn có các “ bài tập nghiên cứu khoa học”. Các bài tập này có nhiều yêu cầu được “ châm trước” hơn so với những cơng trình NCKH thực thụ. Chúng có ý nghĩa về mặt giáo dục là chủ yếu. Một trong những châm trước quan trọng là kết quả nghiên cứu không nhất thiết là phải mới với nhân loại mà chỉ cần “mới với bản thân người học”. Vai trò của những bài tập dượt NCKH là thực hành và tập dượt NCKH của những người học đại học và cao đẳng.

Tác giả cũng chỉ ra các dạng bài “ tập nghiên cứu khoa học” theo mức độ từ lớn đến nhỏ là: Bài tập nghiên cứu sau một bài hoặc một chương, các bài tập nghiên cứu sau một giáo trình, khóa luận tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp. Trong đó:

(1)Bài tập nghiên cứu sau một bài hoặc một chương nhằm đào sâu, mở rộng tri thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để bước vào một chủ đề nào đó hoặc làm phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế qua điều tra, tiến hành thử nghiệm.

Với những loại bài tập nghiên cứu này, người học bước đầu được bồi dưỡng về cách thức thực hiện một cơng trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng chưa u cầu ở người học một khả năng sáng tạo đặc biệt. Loại bài tập này dài khoảng 8 đến 15 trang.

(2) Các bài tập nghiên cứu sau một giáo trình (thường được gọi là bài tập lớn

hay khóa luận). Yêu cầu của dạng bài tập này cao hơn như: học sinh có thể tự lựa chọn hoặc cụ thể hóa những đề tài đã được giao, tự lập đề cương nghiên cứu trước khi nhận sự hướng dẫn của người dạy, người học phải biết vận dụng tổng hợp toàn bộ tri thức trong cả giáo trình, các phương pháp NCKH, xử lý tài liệu và trình bày. Loại bài này có độ dài từ 20 đến 40 trang.

Theo chúng tôi, hai dạng bài tập NCKH nêu trên chính là hai loại TL ngắn và dài.

Như vậy, có thể có nhiều khái niệm TL khác nhau, tuy nhiên các khái niệm này không mâu thuẫn nhau. Sự khác nhau này chủ yếu là do lĩnh vực nghiên cứu và độ dài của TL (được quyết định bởi độ lớn của chủ đề). Vì vậy, chúng tơi có thể đưa ra định nghĩa TL như sau:

“TL là một bài viết ngắn (thường bằng văn xuôi) báo cáo kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề nào đó”.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)