Rèn kĩ năng diễn đạt lại thông tin đã thu được theo ý hiểu của bản thân

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1.6. Rèn kĩ năng diễn đạt lại thông tin đã thu được theo ý hiểu của bản thân

thân người học

Thơng tin thu được có thể được người học ghi lại một cách vắn tắt, lập thành sơ đồ, bảng biểu,… Các sơ đồ, bảng biểu có thể được sử dụng để giúp người học ghi nhớ nhưng có thể là để hiểu, để củng cố hoặc mở rộng, nâng cao về một nội dung cụ thể hoặc để hệ thống hoá kiến thức.

Kĩ năng diễn đạt lại thơng tin trong q trình học theo ý hiểu của người học là một kĩ năng vơ cùng quan trọng, nó giúp người học khơng chỉ biết mà cịn phải hiểu và vận dụng được kiến thức đã học một cách linh hoạt.

Đó cũng là kĩ năng vô cùng quan trọng trong viết luận, nó quyết định tính thuyết phục của bài luận vì một trong những yêu cầu của bài tiểu luận là “ người học cần phải diễn đạt được kiến thức theo ý hiểu của bản thân mình”. Và do đó, tất yếu là việc viết luận thường xuyên cũng góp phần rèn luyện, nâng cao và hồn thiện kĩ năng này cho người học.

Kĩ năng này cũng chỉ được hình thành và hồn thiện khi người học được rèn luyện một cách tỉ mỉ trong q trình học.

Ví dụ 1: Khi dạy về các dạng đột biến lệch bội, GV có thể cho sơ đồ bộ NST của ruồi giấm rồi yêu cầu HS: “Dựa trên hình vẽ bộ NST ruồi giấm, các em hãy dựa thể

hiện các dạng đột biến lệch bội mà SGK đề cập ở phần đột biến lệch bội, SGK Sinh học 12 Nâng cao dưới dạng sơ đồ”. Hoặc “Hãy viết kí hiệu bộ NST như thế nào để phân biệt các dạng lệch bội”.

Ví dụ 2: Khi dạy về các q trình, GV cũng có thể u cầu HS thể hiện q trình đó dưới dạng sơ đồ. Ví dụ, khi dạy về nguyên tắc bán bảo toàn, sau khi cung cấp cho HS nội dung của ba nguyên tắc tái bản mà người ta dự đốn có thể xảy ra trong quá trình nhân đơi ADN là ngun tắc bảo tồn, bán bảo tồn và phân tán, GV có thể u cầu HS thể hiện ba nguyên tắc đó bằng sơ đồ và từ sơ đồ xác định được nguyên tắc phù hợp cho nhân đơi ADN là ngun tắc bán bảo tồn.

Ví dụ 3: Khi dạy về cơ chế phát sinh các lệch bội, GV có thể yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế phát sinh các lệch bội hay gặp ở người như hội chứng Đao, hội chứng XO, XXX, XXY, XYY,…

Ví dụ 4: Khi dạy về sự phân li độc lập và tổ hợp tự do ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân, GV có thể giao bài tập: “ Ở một tế bào sinh trứng xét hai cặp NST

Aa và Bb, bằng sơ đồ, hãy chứng minh rằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST đã bắt đầu từ kĩ giữa I của giảm phân chứ khơng phải ở kì sau I”. Với bài

tập này, bằng hệ thống sơ đồ, HS sẽ thấy sự phân li độc lập và tổ hợp tự do ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân đã bắt đầu ngay từ khi các NST tập hợp theo các

85

cách khác nhau thành hàng hai trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vơ sắc. Chính sự tập hợp này sẽ quyết định loại giao tử được hình thành sau giảm phân là loại nào.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)