CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.6. Tiểu luận
1.2.6.5. Vai trò của việc hình thành kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách tổ
tổ chức cho học sinh làm các bài TL trong dạy học Sinh học ở các lớp chuyên Sinh.
- Thơng qua các tình huống học (các đề tài TL), bên cạnh việc HS làm chủ được tri thức hiện diện trong chương trình học, HS cịn dần chiếm lĩnh được những tri thức ẩn sau nó, đó chính là những tri thức siêu nhận thức, bao gồm: Cách nhận thức, cách tư duy, cách học, cách tự quản lý việc học,… Các tri thức hiện diện trong chương trình
29
đến một lúc nào đó, HS có thể quên nhưng các tri thức siêu nhận thức sẽ theo các em suốt cuộc đời. Đó cũng là nền tảng để tạo những con người có năng lực tự học suốt đời.
- Bước đầu rèn cho HS các thao tác trong NCKH mà ở đây chủ yếu là các thao tác trên nguồn tài liệu. Từ đó, HS bước đầu hình thành được phẩm chất của người NCKH (tính nghiêm túc, trung thực, kỉ luật,…).
- Theo Nguyễn Thị Kim Dung, tác giả đề án “Đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục của các trường THPT chuyên tại TP.HCM”, HS chuyên có chỉ số IQ cao hơn các bạn đồng trang lứa nhưng lại có chỉ số EQ thấp hơn so với IQ của chính các em. Vì vậy, có nhiều người lo ngại tới khả năng thành cơng của các em khi bước vào xã hội. Việc thực hiện giao cho các em các đề tài nhỏ, linh hoạt tiến hành làm việc cá nhân và kết hợp làm việc theo nhóm cộng với việc cho các em tự đánh giá cũng như đánh giá chéo sẽ phát huy được hiệu quả của cả dạy học cá nhân hóa và dạy học hợp tác, từ đó phát huy năng lực làm việc nhóm của các em. Đồng thời, thực hiện các hoạt động tập dượt nghiên cứu một cách vừa sức có thể nâng cao khả năng vượt khó của các em, một năng lực rất cần thiết khi các em bước vào cuộc sống.
- Thông qua những hiểu biết và sự thành thạo trong các thao tác xử lý nguồn tài liệu, sẽ tạo cho người học niềm tin vào năng lực của bản thân, từ đó góp phần gia tăng niềm u thích với mơn học và tăng hiệu quả học tập.
- Rèn kĩ năng viết luận và tư duy phân tích tổng hợp cho HS. Hiện nay, hình thức thi đại học và thi tốt nghiệp THPT đối với mơn Sinh là thi trắc nghiệm khách quan. Hình thức này có nhiều ưu điểm như có tính khách quan, tính chính xác cao, phù hợp với kiểm tra đánh giá trên diện rộng,… Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế mà hạn chế lớn nhất là làm giảm khả năng diễn đạt của HS, gây khó khăn cho các em khi bước vào cuộc sống cũng như lên bậc học cao hơn. Việc thực hiện các bài TL sẽ cải thiện một cách đáng kể tình trạng này do bản thân bài TL yêu cầu HS bên cạnh khả năng thu thập, tổng hợp thơng tin từ nhiều nguồn cịn cần có khả năng diễn đạt lại thơng tin đó theo ý hiểu của chính mình và cao hơn nữa là khả năng sáng tạo.
- Từ trên, ta có thể thấy dạy học theo dự án địi hỏi tính liên mơn và tính thực tiễn cao, đồng thời nó cũng có u cầu về nguồn tài chính. Nếu sản phẩm của dự án là các bài báo, các trang web thì nó lại u cầu về trình độ tin học của người học. Đó cũng chính là hạn chế của dạy học theo dự án khi triển khai ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn.Với TL, thì lại địi hỏi đi sâu vào một vấn đề cụ thể, khơng địi hỏi sự phối hợp của nhiều người do đó có thể vừa đi sâu, mở rộng kiến thức ở một nội dung nào đó của mơn học, vừa có thể vận dụng linh hoạt để phát huy dạy học hợp tác hoặc dạy học cá nhân hóa.
- Theo tác giả Nguyễn Văn Hiền [10], nếu nhìn nhận cơng nghệ thơng tin là một phương tiện dạy học mới đặt trong mối quan hệ tương tác giữa yếu tố người dạy với người học thì hiện nay trên thế giới có ba hướng sử dụng phương tiện này:
+ Hướng thứ nhất coi CNTT là phương tiện của người GV, trong đó người GV sử dụng CNTT làm phương tiện phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. ở Việt Nam thường quen gọi là “bài giảng điện tử” và phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Powerpoint. Theo khảo sát của Intel, có 82,66% GV Việt Nam được hỏi cho biết mong đợi của họ trong việc bồi dưỡng CNTT là biết cách sử dụng CNTT trong soạn bài, thiết kế các bài giảng điện tử.
+ Hướng thứ hai coi CNTT là phương tiện của cả thầy và trị. Trong đó, người GV sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ học tập. HS sử dụng phương tiện này để trả bài.
+ Hướng thứ ba cho rằng CNTT là chỉ là phương tiện của trò, là phương tiện học tập mới, phương tiện học tập ảo và ở hướng này CNTT có thể thay thế hình thức dạy học giáp mặt.
Theo đánh giá của tác giả thì việc sử dụng CNTT ở nước ta phần lớn mới chỉ dừng ở hướng thứ nhất. Trong đó, việc dạy mới dừng ở mức là người GV “dọn được mâm cỗ dễ tiêu hóa hơn cho người học”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu người “dọn cỗ” vẫn là GV chứ khơng phải là HS. Tính tích cực của người học chưa được thể hiện rõ. Chỉ đến khi chuyển được dạy học sang hướng thứ hai và thứ ba thì tính tích cực của người học mới được phát huy cao. Một trong những nguyên nhân để chúng ta ít thực hiện được hướng hai và ba là người GV chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để dạy học theo hướng này.
Theo chúng tôi, việc vận dụng biện pháp tổ chức dạy học có sử dụng các bài TL một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong trường học, giúp chuyển vai trò “dọn cỗ” từ người dạy sang người học. Ở đó người học sử dụng CNTT làm phương tiện thu thập thông tin và trả bài. Người học sẽ chủ động từ khâu chẩn bị bài, lên lớp, đánh giá và tự đánh giá. Người dạy khi đó thực sự đứng ở vai trò người tổ chức, trong tài, cố vấn cho hoạt động học của trò.
- Theo nhận định của PGS – TS Lê Đình Trung, trưởng phịng khoa học cơng nghệ Đại học Sư phạm Hà Nội: “Dạy học bằng cách tổ chức học sinh làm TL đem lại hiệu quả kép. Hiệu quả đó thể hiện ở chỗ người học vừa được “học” và đồng thời cũng được “hành” những gì mình đã học”. Theo PSG – TS Nguyễn Đức Thành: “ Dạy học bằng cách tổ chức học sinh làm bài TL là một phương pháp sáng tạo phát huy cao tính sáng tạo của trị bởi học trị phải dựa trên nguồn tài liệu đã có để kết cấu lại thành một tài liệu mới”.
- Tuy nhiên, phương pháp dạy học này cũng có hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là mất nhiều thời gian vì vậy khơng phù hợp với thời lượng một tiết học. Vì vậy,
31
GV thường cho HS về nhà làm từ đó dẫn tới hạn chế thứ hai là tình trạng đạo văn. Song nếu GV đánh giá tốt, theo sát sự tiến bộ của HS ngay từ đầu thì hạn chế này sẽ được khắc phục.Việc làm này sẽ tốn thời gian của GV hơn nhiều so với các hình thức kiểm tra tự luận.