Xuất phát từ năng lực nhận thức của HS 10 chuyên Sinh

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1.3.3. Xuất phát từ năng lực nhận thức của HS 10 chuyên Sinh

Theo cơng trình nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung – phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chỉ số IQ của HS các trường chuyên cao hơn so với HS các trường THPT khác.

Hơn nữa, từ phân tích ở mục 2.1.1, chương trình Sinh học THCS và THPT được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, trong đó, Sinh học THCS là nền tảng cho Sinh học THPT. Nội dung phần CSVC - CCDT cũng không nằm ngồi quy luật đó. Ở lớp 9, HS đã được giới thiệu về ADN, ARN, gen, prôtêin, cơ chế tự nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, đột biến gen, NST, nguyên phân, giảm phân, đột biến cấu trúc và số lượng NST. Những nội dung này được đi sâu hơn trong phần CSVC - CCDT ở THPT. HS 10 chuyên Sinh trước khi vào trường đã phải trải qua kì thi tuyển (với 3 mơn Tốn, Văn, Ngoại Ngữ và môn Sinh học, Sinh học nhân hệ số 2). Đề thi Sinh học có nội dung cơ bản là về Di truyền học (các em phải đạt tối thiểu 6 điểm trên thang điểm 10). Đa phần các em khi ở lớp 9 đều là nịng cốt của đội tuyển HS giỏi mơn Sinh học của các trường THCS, các huyện thị và nhiều em có thành tích cao trong các kì thi này. Tức là các em đã có một nền khá vững về Di truyền học, tạo tiền đề tốt để các em có thể học sâu các kiến thức này ngay ở lớp 10. Như vậy HS chun Sinh có đủ nền móng về trình độ nhận thức nói chung và kiến thức di truyền học nói riêng để học sâu hơn phần CSVC - CCDT ở lớp 10.

- Mặt khác, kiến thức về cấu trúc ADN, ARN và prơtêin, về NST và các CCDT có ở lớp 10, như vậy HS có thể lĩnh hội ngay được kiến thức về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, điều hoà hoạt động gen, đột biến. Và thực chất, kiến thức về CCDT xét về nhiều khía cạnh chính là kiến thức về chức năng của vật chất mang thông tin di truyền (ADN, NST). Sự sắp xếp này theo chúng tôi là sẽ phù hợp hơn so với SGK và chương trình do đảm bảo tốt được mối quan hệ về cấu trúc và chức năng của vật chất di truyền.

Tính hệ thống cũng thể hiện tốt hơn do đó sẽ thuận lợi cho quá trình nhận thức của HS hơn.

Hơn nữa, nếu để tới tận lớp 12 mới dạy thì HS khơng những đã quên kiến thức lớp 9 mà cịn qn ln cả kiến thức lớp 10. Vì vậy sẽ vơ cùng khó cho hoạt động nhận thức của các em. Vấn đề này thể hiện trong thực tế là có rất nhiều HS lớp 12 khi bắt đầu học chương I của Di truyền học ở lớp 12 cảm thấy rất lúng túng. Có nhiều em kêu khơng hiểu bài vì khơng được ơn lại kiến thức về cấu trúc ADN và ARN. Tương tự, các em cũng rất khó khăn để hiểu về các cơ chế phát sinh và di truyền các dạng đột biến gen và đột biến cấu trúc NST do đã quên các kiến thức về nguyên phân, giảm phân. Vấn đề này cũng kéo theo sự nặng nề trong tồn bộ chương trình 12. Vì vậy dạy Sinh học 12 được là rất khó, khó cả với GV giỏi chứ khơng nói GV bình thường (chúng tơi nói dạy được chứ chưa nói dạy hay và dạy tốt).

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)