Biện pháp đưa phần CSV C CCDT vào dạy ở lớp 10 chuyên Sinh

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.4. Biện pháp đưa phần CSV C CCDT vào dạy ở lớp 10 chuyên Sinh

Trong q trình phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học tế bào và CSVC - CCDT đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy, nội dung phần CSVC - CCDT bao gồm hai nội dung cơ bản là CSVC - CCDT ở cấp độ phân tử và CSVC - CCDT ở cấp độ tế bào.

Theo

2.1.4.1. Đối với phần CSVC - CCDT ở cấp độ phân tử

Trong nội dung chương I phần Sinh học tế bào đề cập tới cơ sở hố học của sự sống trong đó có các nội dung về: Các ngun tố hố học, nước và vai trị của nước, các đại phân tử và chức năng của chúng,…

Ở nội dung về đại phân tử, có 4 loại đại phân tử là Cácbonhidrat, lipit, prơtêin, axít nuclêic (ADN và ARN). Khi xét tới chức năng của axít nuclêic, đặc biệt là ADN, theo chương trình chun sâu, chúng tơi dựa vào các tiêu chuẩn của vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử.

- Mang và bảo quản thông tin di truyền: Nội dung này liên quan tới đặc điểm cấu trúc ADN, mã di truyền, gen,…

- Truyền đạt thông tin di truyền: Sự truyền đạt thông tin di truyền được thực hiện theo hai hướng: qua các thế hệ và từ nhân ra tế bào chất. Q trình truyền đạt thơng tin di truyền qua các thế hệ ở cấp độ phân tử được thực hiện bởi sự nhân đôi ADN. Sự truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất được thực hiện nhờ quá trình phiên mã, dịch mã và các cơ chế điều hoà hoạt động gen.

- ADN có khả năng bị biến đổi cấu trúc (đột biến) và có tiềm năng tự sửa sai. Khi xét về chức năng này, ta hoàn tồn có thể dạy Đột biến gen và các cơ chế sửa sai của ADN vào phần chức năng của ADN.

Như vậy, chúng ta có thể dạy CSVC - CCDT vào chương I của Sinh học tế bào. Tuy nhiên để có thể đi sâu hơn về nhiều nội dung, chẳng hạn như các nội dung về cơ chế nhân đôi ADN ở virus, các cơ chế thay thế đoạn mồi,…., chúng tôi quyết định tách phần này thành một chuyên đề riêng, dạy sau chuyên đề Thành phần hoá học của tế bào là chuyên đề CSVC - CCDT ở cấp độ phân tử.

2.1.4.2. Đối với phần CSVC - CCDT ở cấp độ tế bào

Tương tự theo hướng phân tích như với phần CSVC - CCDT ở cấp độ phân tử, chúng tôi cũng tiếp tục đi phân tích cấu trúc phần Sinh học tế bào và CSVC - CCDT ở cấp độ tế bào.

Nội dung phần CSVC - CCDT ở cấp độ tế bào gồm: khái niệm NST và bộ NST, cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của NST, các hoạt động chức năng của NST cũng bao gồm các cơ chế phân bào, cơ chế hình thành giao tử, cơ chế thụ tinh cũng như các dạng đột biến cấu trúc và số lượng của NST. Các nội dung này trừ nội dung về đột biến NST đều được đề cập tới một cách khá sâu sắc trong chương phân bào và phần cấu trúc nhân tế bào của chương cấu trúc tế bào ở sinh học 10.

Vì vậy, để thuận tiện cho q trình dạy học và có điều kiện củng cố, nâng cao hơn cho HS chuyên Sinh, chúng tôi cũng tách các nội dung trên thành chuyên đề: CSVC - CCDT ở cấp độ tế bào. Chuyên đề này được bố trí sau chuyên đề về cấu trúc tế bào.

Cách tách hai mảng kiến thức về CSVC - CCDT ngoài việc để thuận tiện cho việc củng cố, nâng cao và mở rộng kiến thức cho HS giỏi cũng phù hợp với thực tế ở lớp 10 chuyên Sinh trường THPT Chun Hưng n, nơi chúng tơi làm thực nghiệm là có hai GV đồng thời dạy mơn Sinh. Quyết định này cũng phù hợp với phương án mà hầu hết GV dạy chuyên Sinh trên toàn quốc cũng như GV dạy chuyên Sinh của THPT chuyên Hưng Yên khi được hỏi về phương án đưa phần CSVC - CCDT vào lớp 10 chuyên Sinh đã lựa chọn (100%) – mẫu phiếu điều tra số 2 – phần phụ lục.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu bằng cách cho học sinh viết tiểu luận phần cơ sở vật chất và di truyền lớp 10 chuyên sinh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)