Kiểm soát nội bộ đối với quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 73 - 75)

5 Quy trình đo lường và giám sát các yêu cầu tài trợ thuần 4.6 6Kiểm soát nội bộ đối với quản lý rủi ro thanh khoản 4

4.7. Kiểm soát nội bộ đối với quản lý rủi ro thanh khoản

Việc thực hiện các quy trình quản lý thanh khoản và cấu trúc hạn mức (được trình bày dưới đây) là rất quan trọng để đạt được mục tiêu của chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản:

Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản

Việc quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào các quy trình hoạt động và quy trình kiểm sốt. Những quy trình hoạt động chính bao gồm:  Hàng ngày theo dõi sát sao các chi nhánh để đảm bảo các thiếu hụt hay thặng

dư về nguồn vốn được phát hiện và giải quyết kịp thời;

 Tận dụng mối liên hệ giữa các ngân hàng để có được sự linh hoạt tài chính và quản lý tiền mặt hiệu quả.

 Quy trình quản lý tiền mặt hàng ngày đi đơi với cơ cấu của chức năng tài chính (ví dụ: tâp trung hố, địa phương hố...)

 Các quy trình liên quan đến các khoản phải trả cho phép ngân hàng tối đa giá trị thời gian của khoản tiền (ví dụ: tận dụng lợi thế của các giảm giá, chiết khấu...)

 Các thủ tục thu hồi hiệu quả, bao gồm cả việc nhắc nhỏ và đòi tiền bồi thường do trả chậm

 Kết nối các khoản vãng lai và “Swept” hàng ngày.

Hạn mức khe hở trong từng kỳ hạn của thang đáo hạn

Thang đáo hạn được sử dụng để phát hiện ra khe hở (chênh lệch) về nguồn vốn (trường hợp luồng tiền ra vượt quá luồng tiền vào) trong một thời gian nhất định trong tương lai. Khe hở nguồn vốn phát hiện được trong một thờigian cần được xem xét một cách tổng thể, có thể là do sự sụt giảm của các tài sản có tính thanh khoản cao. Khe hở nguồn vốn trong thời gian ngắn hạn (ít hơn 3 tháng) là vấn đề quan trọng hơn, do luồng tiền được dự đoán chắc chắn hơn so với trong thời gian dài hạn, và có ít cơ hội hơn cho việc lập kế hoạch về những khoản dữ trữ của ngân hàng. Hạn mức về khe hở được đặt ra trên cơ sở tính cả trong ngắn hạn và dài hạn theo tỷ lệ % của vốn chủ sở hữu và tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cũng có quy định về hạn mức này. Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ban hành ngày 25 tháng 8 năm 1999 quy định tỷ lệ tối đa là 25% tổng vốn ngắn hạn được dùng để tài trợ cho các khoản cho vay trung và dài hạn.

Hạn mức về tiền tệ – hạn mức thanh khoản cho từng loại tiền tệ

Hạn mức khe hở được trình bày ở trên được thiết lập cho mọi loại tiền tệ mạnh mà Ngân hàng có nhu cầu vốn.

Hạn mức tập trung tiền gửi

Hạn mức về tập trung (tính theo % tổng tiền gửi) được xác định để tính mức độ tập trung cho phép tối đa của những khoản tiền gửi nhận được từ một khách hàng hoặc từ một ngân hàng đối tác.

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo đó Ngân hàng buộc phải duy trì lượng tiền mặt ở Ngân hàng Nhà nước dưới dạng dự trữ bắt buộc, tỷ lệ này được quy định ở các mức như sau:

Đồng Việt Nam Ngoại tệ

Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm của khách hàng

3% 8%

Tiền gửi có kỳ hạn trên một năm của khách hàng 5% 12%

Một phần của tài liệu Cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)