Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc

Một phần của tài liệu Cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 92 - 93)

5 Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn xác

6.5. Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc

Hạn mức có thể được thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng như theo từng loại danh mục hoặc từng loại công cụ. Các hạn mức cần được thiết lập phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp và mức vốn của ngân hàng, đồng thời phải nhất quán trong việc xem xét các ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập lãi suất thuần của ngân hàng.

Phương pháp tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với thu nhập hiện tại là “phân tích khe hở”, bao gồm lập bảng về thời gian đáo hạn/tái định giá trong đó phân loại tài sản và công nợ nhạy cảm với lãi suất theo từng nhóm theo thời gian đáo hạn (nếu là lãi suất cố định) hay thời gian còn lại đến khi tái định giá (nếu là lãi suất thả nổi)

Khoảng chênh lệch, hay còn gọi là “khe hở” giữa tài sản và cơng nợ trong một khoảng thời gian có thể được nhân với thay đổi lãi suất dự kiến để ước tính thay đổi của thu nhập lãi thuần do thay đổi lãi suất. Ví dụ:

 Khe hở âm (cơng nợ nhạy cảm) cho thấy có nhiều cơng nợ được tái định giá trong một khoảng thời gian cố định hơn là tài sản. Trong giai đoạn lãi suất đang có xu hướng tăng, thu nhập lãi suất thuần có thể bị ảnh hưởng bất lợi vì chi phí lãi trong giai đoạn đó tăng nhanh hơn lãi thu được từ tài sản. Nếu lãi suất đang giảm, với khe hở âm, Ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do nhiều công nợ được tái định giá với lãi suất thấp hơn.

 Khe hở dương (tài sản nhạy cảm) cho thấy nhiều tài sản hơn công nợ sẽ được tái định giá trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp này, thu nhập có xu hướng tăng khi lãi suất tăng vì nhiều tài sản hơn cơng nợ được tái định giá tại lãi suất cao hơn.

Dựa trên mức độ chấp nhận của ngân hàng đối với rủi ro lãi suất, và với giả định về thay đổi tiềm tàng trong tương lai của lãi suất, ALCO có thể xây dựng hạn mức khe hở cho phép cho từng giai đoạn thời gian.

6.6. Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩnxác xác

Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng trong việc báo cáo rủi ro lãi suất cũng tương tự như các yêu cầu về báo cáo rủi ro thanh khoản, như đề cập trong phần 4.5. Phân tích thời gian đáo hạn của tài sản và công nợ với lãi suất cố định dùng trong quản lý rủi ro thanh khoản cũng có thể được dùng để phân tích về mức độ nhạy cảm đối với lãi suất của các tài sản và cơng nợ đó. Một yêu cầu bổ sung đặc biệt đối với rủi ro lãi suất là cần phải thu thập thông tin về thời gian tái định giá của các tài sản và công nợ với lãi suất thả nổi.

Các báo cáo cần dựa trên dữ liệu của Ngân hàng về rủi ro lãi suất, bao gồm các thông tin về:

 Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng

 Hành vi của người đi vay trong việc trả nợ vay trước hạn, và hành vi của người gửi tiền về việc rút tiền trước hạn, nhằm giúp ngân hàng có thể thiết lập được những giả thiết về rủi ro quyền lựa chọn như mơ tả ở trên;

 Thơng tin về tính tn thủ của ngân hàng đối với các cơ chế hạn mức Ví dụ về các báo cáo này được trình bày trong Phần 6.7.

Một phần của tài liệu Cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)