5 Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn xác
6.3. Xác định rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với thu nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể được phân loại thành:
Rủi ro tái định giá (Repricing Risk)
Mức độ nhạy cảm của tài sản và công nợ đối với lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn cho tới ngày tái định giá gần nhất (tức là khi lãi suất thay đổi). Thời hạn tái định giá là khoảng thời gian cịn lại tính đến khi lãi suất được sửa đổi theo hợp đồng vay hay thoả thuận tiền gửi. Trong quản lý rủi ro lãi suất, cần phân biệt thời hạn tái định giá và thời gian đáo hạn. Đối với các tài sản và cơng nợ có lãi suất thả nổi, thời gian hợp lý nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là thời hạn tái định giá, chứ khơng phải là thời gian cịn lại đến khi đáo hạn.
Rủi ro mất cân đối (Mismatch or Gap Risk)
Sự mất cân đối giữa ngày đáo hạn theo hợp đồng của tài sản với lãi suất cố định, và công nợ dùng để tài trợ các tài sản đó, sẽ tạo ra rủi ro lãi suất. Ví dụ, một tài sản với thời gian đáo hạn là 4 năm được tài trợ bởi công nợ đáo hạn trong 2 năm sẽ tạo ra rủi ro lãi suất sau 2 năm, khi cần phải thương thảo lại nguồn tài trợ thay thế (với lãi suất mới).
Rủi ro cơ bản (Basic Risk)
Rủi ro này phát sinh khi lãi suất của các tài sản và cơng nợ khác nhau có biểu hiện khác nhau cho dù chúng có cùng thời hạn tái định giá. Ví dụ, một khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ tại ngân hàng nước ngồi được hình thành từ khoản tiền gửi của khách hàng bằng đơ la Mỹ có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng khi biên độ chênh lệch lãi suất của hai khoản tiền đó thay đổi khơng dự đoán trước được do kết quả của một thay đổi lãi suất bởi Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Rủi ro khi khách hàng có thể sử dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng hay do khách hàng chấm dứt hợp đồng bởi lãi suất ưu đãi hơn trên thị trường. Ví dụ:
Khoản vay với lãi suất cố định cho phép khách hàng thanh tốn tồn bộ cơng nợ bất kỳ lúc nào, ví dụ như khi lãi suất đang có xu hướng giảm. Ngân hàng cần đưa vào hợp đồng điều khoản về phí phạt trong trường hợp khách hàng thực hiện quyền thanh tốn sơm này. Khoản phí phạt này sẽ bù đắp một phần thu nhập lãi mất đi do Ngân hàng phải đầu tư vốn nhận được trước thời hạn với lãi suất thấp hơn.
Khoản tiền gửi với lãi suất cố định cho phép khách hàng rút tiền bất cứ lúc nào, ví dụ như khi lãi suất đang có xu hướng tăng. Ngân hàng nên có điều khoản cho phép thanh tốn một lượng lãi thấp hơn cho khách hàng trong trường hợp này, để bù đắp một phần khoản lãi ngân hàng bị mất do ngân hàng phải thu hút nguồn vốn thay thế với lãi suất cao hơn.