Những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 36 - 40)

2.1. Những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Để làm cơ sở khoa học nghiên cứu và hiểu rõ nội dung “Tư tưởng của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam”, cần phải phân tích một số vấn đề lý luận triết học có liên quan để

làm cơ sở cho triển khai các nôi dung nghiên cứu tiếp theo của luận án.

2.1.1 Quan điểm triết học về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người

Trong di sản của các nhà kinh điển mác - xít, vấn đề lý luận và thực tiễn về “con người”, “nhân tố con người” đã được đặt ra và dành sự quan tâm đặc biệt nghiên cứu. Các nhà mác - xít đã phân tích đúng đắn khoa học về vị trí, vai trị của con người đối với sự phát triển xã hội, là bước ngoặt khi xem xét vai trò của con người trong cuộc cách mạng vô sản hiện đại, đem lại cái nhìn mới, đúng đắn, khoa học và toàn diện hơn.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, con người là một thực thể sinh học - xã hội, là chủ thể sáng tạo mọi giá trị văn hóa vật chất - tinh thần trong lịch sử. Là thực thể sinh học, con người là một sinh vật được “nhân loại hóa”. Là một thực thể xã hội, con người là thành viên của cộng đồng, yếu tố cấu thành hệ thống xã hội, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và của mọi giá trị. Khẳng định bản chất xã hội trong hoạt động của con người, Các Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã hội” [99, tr.11]. Bản chất của con người được hình thành trong quá trình vận động, biến đổi gắn với những mối quan hệ khách quan trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân. Con người ở đây là con người hiện thực, chủ thể hoạt động sáng tạo, có tư duy, có nhận thức. Đây là luận điểm chứa đựng giá trị về lý luận, tư tưởng, là cơ sở đầu tiên cho nội dung và phương pháp nghiên cứu về “nhân tố con người”.

Vấn đề vị trí, vai trị của con người được các nhà kinh điển mác xít đánh giá một cách đúng đắn, khoa học.

Trước hết, trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, vai trò của con người ngày càng tăng và trở thành một yếu tố khách quan. Thông qua hoạt động thực tiễn, với vai trị tích cực, chủ động và sáng tạo, con người tác động vào tự nhiên, xã hội và bản thân mình một cách hợp quy luật nhằm hướng tới mục đích tồn tại và phát triển của chính bản thân con người. Từ đó, con người khơng ngừng hồn thiện nâng cao phẩm chất năng lực của mình. Và, nhờ hoạt động đó mà con người “tự nhân đơi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực” [98; tr.120]. Như vậy, bằng hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, con người đã khẳng định và thể hiện vai trị động lực của mình đối với q trình phát triển của xã hội. Hai là, con người chính là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người chính là nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất để kết nối với các nguồn lực khác trong tiến trình phát triển của xã hội. Các nguồn lực khác như tài nguyên, thiên nhiên, vốn,… theo thời gian, chúng có thể cạn kiệt, nhưng nguồn lực con người là vơ tận, trí tuệ của con người khơng bao giờ cạn. Bằng hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo, nguồn lực con người là trung tâm kết nối với các nguồn lực khác để phát huy tác dụng và tái tạo các nguồn lực khác. Ba là, con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra lịch sử bằng năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình trong quá trình cải tạo thế giới, làm thế giới vận động, biến đổi theo hướng phát triển tiến bộ đi lên. V.Lênin đã từng nói: “lực lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân, là người lao động” [93, tr.430].

Như vậy, con người chính là nhân tố của lực lượng sản xuất, là chủ thể của quá trình sản xuất, chủ thể tích cực trong q trình phát triển xã hội, sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Con người đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội và lịch sử phát triển của nhân loại, giữ một vị trí trung tâm trong tồn bộ các yếu tố cấu thành xã hội. Đồng thời, con người với tư cách là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo đóng vai trị quyết định sự phát triển của lịch sử - xã hội.

Từ quan niệm khoa học về con người, triết học Mác - Lênin đi đến quan niệm về nhân tố con người. Do mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau

nên trong giới triết học mác - xít có nhiều quan niệm khác nhau về nhân tố con người. Có thể khái quát lại một số quan niệm chủ yếu sau đây:

Một là, “nhân tố con người bao gồm một chỉnh thể các giai cấp, các tầng lớp xã

hội, các dân tộc, tôn giáo, các giới, các lứa tuổi khác nhau, nhưng liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cộng đồng để thúc đẩy tiến bộ xã hội” [79, tr.141]. Quan niệm này đồng nhất nhân tố con người với con người (các tầng lớp, các lực lượng…). Hai là, nhân tố con người được hiểu là những tiêu chí về chất lượng, số lượng của lao động và dân số là nói lên khả năng của con người, của cộng đồng người trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội nhất định cần phải được khai thác và phát huy trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội, mà trước hết là số lượng và chất lượng lao động của con người. Quan niệm này coi nhân tố con người là chất lượng nguồn nhân lực. Ba là, nhân tố con người là một nhân tố xã hội để phân biệt với nhân tố khác như: nhân tố kỹ thuật, nhân tố tài nguyên, nhân tố kinh tế…huy động vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển theo sự tiến bộ của xã hội. Quan niệm này coi nhân tố con người là nhân tố xã hội để phân biệt với nhân tố tự nhiên, vật chất, kỹ thuật. Bốn là, nhân tố con người là những tiêu chí về nhân cách, bao gồm những yếu tố như phẩm chất, năng lực, đạo đức, tư tưởng, tình cảm, chức năng xã hội của con người có thể khai thác, phát huy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội [79, tr.141- 142]. Quan niệm này coi nhân tố con người là phẩm chất và năng lực của con người tồn tại dưới dạng nhân tố tinh thần. Năm là, nhân tố con người là hoạt động, mà trước hết là hoạt động thực tiễn của con người trong một quá trình phát triển xã hội. Quan niệm này nhấn mạnh mặt hoạt động cải biến xã hội của con người. Như vậy, quan niệm về “nhân tố con người” trong triết học mác - xít tuy khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là nêu lên được bản chất xã hội và vai trò chủ thể của con người đối với sự phát triển của lịch sử.

Từ góc độ triết học, xác định nội dung và phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục đích của vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án quan niệm rằng: Nhân tố con

người là chỉnh thể những yếu tố đặc trưng của chủ thể bao gồm phẩm chất, năng lực và hoạt động, đóng vai trị tích cực, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử - xã hội.

Với khái niệm trên,“nhân tố con người” có nội hàm xác định để phân biệt với khái niệm “con người”, “nguồn lực con người”. Khái niệm “con người” rộng

hơn, bao gồm tổng hòa cả phẩm chất tự nhiên lẫn xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, tự nhiên. Cịn nói đến “nhân tố con

người” là nói đến vai trị của chủ thể, một quá trình cải biến xã hội với những tiềm

năng về phẩm chất, năng lực và hoạt động thực tiễn, nguồn nội sinh quyết định quá trình phát triển của lịch sử - xã hội.

Khái niệm“nhân tố con người” được xác định bởi hai phương diện:

Về phương diện hoạt động, phản ánh mặt hoạt động mà trước hết là hoạt

động thực tiễn. Về mặt hoạt động bao gồm: hoạt động thực tiễn và lý luận (hoạt động chính trị xã hội, cách mạng, vạch ra chiến lược, sách lược…); hoạt động về vật chất và tinh thần (hoạt động sản xuất vật chất, bảo vệ cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân, sáng tạo và bảo vệ vật chất tinh thần cho dân tộc). Qua hoạt động thực tiễn, con người thực hiện mục đích của xã hội, đồng thời giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của xã hội.

Về phương diện phẩm chất và năng lực, là kiểu nhân cách tiêu biểu mang

những đặc trưng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lập trường, niềm tin, thái độ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật; tri thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực tư duy…những phẩm chất, năng lực được hình thành, phát triển và ngày càng hồn thiện, là cơ sở, điều kiện cho hoạt động sáng tạo ra lịch sử. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết với nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển. Bởi vậy, việc phát huy nhân tố con người ở bất cứ giai đoạn nào cũng phải tính đến việc phát huy đầy đủ những mặt, những nội dung của con người.

Khái niệm nhân tố con người là cơ sở để đi đến quan niệm khoa học về

phát huy nhân tố con người.

Phát huy nhân tố con người là q trình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích phát triển, đồng thời sử dụng đúng đắn có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo những đặc trưng về phẩm chất, năng lực và hoạt động thực tiễn của con người nhằm thực hiện mục đích của một q trình phát triển xã hội.

Phát huy nhân tố con người bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát hiện những khâu then chốt, những yếu tố, tiềm năng để dẫn

thời, khơi dậy tiềm năng của nhân tố con người không ngừng làm cơ sở, điều kiện cho hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ hai, định hướng tính tích cực xã hội của con người nhằm nâng cao

hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người, làm tăng những phẩm chất xã hội như: lý tưởng chính trị, văn hóa và đạo đức cách mạng; nhận thức và hoạt động thực tiễn, năng lực tổ chức quản lý; ý thức tổ chức kỷ luật tự giác; ý chí khắc phục khó khăn hồn thành nhiệm vụ; đồn kết nhân ái.

Thứ tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người không ngừng phát huy

năng lực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời, khắc phục kịp thời những yếu tố tác động kìm hãm sự phát triển của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)