Tiền đề tư tưởng lý luận của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 63 - 77)

tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Ngun Giáp khơng chỉ hình thành, phát triển từ điều kiện lịch sử- xã hội thế kỷ XX mà còn xuất phát từ tiền đề tư tưởng - lý luận.

 Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trải qua lịch sử dựng nước

giữ nước lâu đời, trở thành tiền đề tư tưởng - lý luận góp phần hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trước hết, truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái, kiên cường, bất khuất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là giá trị văn hóa đầu tiên, quan trọng, là hạt nhân, sợi chỉ đỏ xuyên suốt của q trình lịch sử dân tộc có ảnh hướng tới sự hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giá trị ấy đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết, “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [109, tr.38]. Truyền thống, kiên cường, bất khuất bắt đầu từ truyền thống lịch sử với những tấm gương tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Tơi gọi đó là chủ nghĩa u nước và chỉ là chủ nghĩa yêu nước” [103, tr.17]. Truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái, bất khuất của lịch sử ngàn năm dựng nước là cuội nguồn thành phẩm chất tinh thần, đã ăn sâu vào tiềm thức, ý chí và biến thành

hành động tổ chức các hoạt động thực tiễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chủ nghĩa yêu nước còn là nhân tố cơ bản, động lực chủ yếu, là “chất keo” dính kết các nhân tố khác góp phần hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người của ông.

Tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cịn hình thành trên cơ sở kế thừa tư tưởng trọng dân, thân dân, lấy dân làm gốc. Nghiên cứu rất kỹ vai trò của nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lê Lợi lãnh đạo và trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, hay của nông dân trong phong trào Tây Sơn. Đại tướng kết luận: “Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc ln ln là ngọn cờ có sức mạnh tập hợp các tầng lớp nhân dân thuộc các dân tộc sống trên đất nước ta đứng lên đánh giặc giữ nước” [59, tr.26]. Kế thừa tư tưởng này, về sau Đại tướng vận dụng để phát huy nhân tố con người trong chiến tranh nhân dân. Ln “Dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, từ đó, khơng ngừng giác ngộ, động viên, tổ chức nhân dân để họ phát huy vai trị tích cực, tự giác, sáng tạo trong cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Nghiên cứu lịch sử dân tộc cho thấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn tiếp thu những biện pháp và hình thức áp dụng có tính chất dân chủ về kinh tế, chính trị “khoan

thư sức dân”, tìm nguồn sức mạnh trong nhân dân, động viên tồn dân đánh giặc của

ơng cha ta. Hai Bà Trưng đã giảm sưu thuế cho dân trong 2 năm sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi. Thời Lý, đặt ra chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài dần thay cho chế độ “thế tập”. Thời Trần có “Hội nghị Diên Hồng” để động viên toàn dân đứng lên chống giặc Nguyên. Hay, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chủ trương “khoan sức cho dân” để làm “sâu rễ, bền gốc” coi đó là “thượng sách để giữ nước”. Thời Lê thì xóa bỏ chế độ “điền trang”, “thái ấp”, chế độ “nô tỳ” thực hành chế độ “quân điền”.

Nghiên cứu tư tưởng truyền thống dân tộc, Đại tướng nói: “Bước phát triển tồn diện của quốc gia phong kiến độc lập dưới đời Lý thể hiện rõ rệt trong các chế độ và chính sách về tổ chức lực lượng vũ trang” [58, tr.68]. Tìm nguồn sức mạnh trong nhân dân, áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông” hay “gửi binh vào nông” kết hợp sản xuất và chiến đấu. Kế thừa những giá trị đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúc kết biện pháp phát huy nhân tố con người qua: thi đua lập cơng, có thưởng phạt rõ ràng, phải rèn luyện, giáo dục lực lượng vũ trang, bộ đội phải “vừa chiến đấu, vừa sản

xuất”, chăm lo chính sách đãi ngộ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhằm phát huy nhân tố con người của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

Kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của cha ông cha ta về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nhiều thứ quân. Xây dựng lực lượng vũ trang nhiều thứ quân có vai

trị phát huy được sức mạnh của từng thứ quân, tạo sức mạnh tổng hợp của lực lượng tham chiến giữ thế trận chiến trong chiến tranh. Vì vậy, từ xa xưa ông cha ta biết tổ chức ra nhiều thứ quân, có quân trung ương, quân các lộ, hương binh, thổ binh dân binh ở các xã, các hang, các động. Khai thác nhân lực, tài lực, vật lực trong nhân dân, xây dựng và phát triển lực lượng, tạo thế đứng vững vàng để đấu tranh chống giặc; xây dựng chế độ “toàn dân là binh”. Thời Đinh - Lê, sau khi dẹp loạn “12 sứ quân”, nhà nước phong kiến tập quyền đã có chế độ kiểm kê số dân, tuyển binh lính. Nghiên cứu truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang, Đại tướng nhận định: “Đây thật là một hình thức vũ trang cho tồn thể dân chúng hiếm có trong thời đại phong kiến, nhưng rất cần thiết đối với một dân tộc nhỏ như dân tộc ta để chống ngoại xâm” [58, tr.68]. Nhà Lý chia qn ra làm hai đó là: “hồng nam” và “Đại hồng nam” phải “đi phiên”, khi có chiến tranh thì phải tuyển vào quân ngũ, đó là chế độ mà ngày nay thường gọi là nghĩa vụ binh dịch có “thổ binh” và “hương binh”. Thời Trần, tổ chức lược lượng vũ trang dựa vào chế độ động viên lực lượng toàn dân theo tư tưởng “tận vi binh”, xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp giữa “quân đội” và “dân chúng”. Đến thời Lê Sơ, thực hiện “trăm họ đều là binh”. Nguyễn Huệ xây dựng “quân đội của nơng dân”, “qn đội của dân tộc” có bộ binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Thời kỳ chống Pháp 100 năm nhân dân ta tổ chức ra nghĩa quân. Đại tướng nhận xét: “Trong các cuộc khởi nghĩa dân tộc và chiến tranh dân tộc trong lịch sử nước ta trước kia, về tổ chức qn sự mà nói, thì thường có dân chúng và vũ trang tổ chức thành nghĩa quân, hoặc có quân đội dân tộc, giữa quân đội dân tộc và dân chúng vũ trang” [58, tr.57]. Đại tướng nghiên cứu kỹ chế

độ tổ chức lực lượng vũ trang nhiều thứ quân để đánh giặc của cha ông và vận dụng

vào xây dựng lực lượng vũ trang “ba thứ quân” theo nguyên tắc và quy luật riêng, từ đó phát huy được sức mạnh của quân đội trong chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng; chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang “vững mạnh tồn diện”.

Như vậy, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó được

tích lũy, trải qua nhiều giai đoạn, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc; vận dụng, phát triển là nguồn gốc, nền tảng vững chắc về tư tưởng - lý luận của sự hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tiền đề tư tưởng - lý luận trực tiếp của sự hình

thành tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh - tiền đề lý luận trực tiếp, quan trọng nhất góp

phần hình thành nên tư tưởng Đại Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người, trên các nội dung cơ bản.

Thứ nhất, tiếp thu tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành nguồn cổ vũ động viên cho nhân dân ta trong quá trình đấu tranh cách mạng. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói, “Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thật sự” [76, tr.120], độc lập hoàn toàn; gắn liến với thống nhất đất nước, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; gắn với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân.“Độc lập - thống nhất - tự do dân chủ - ấm no hạnh phúc; gắn độc lập dân tộc, dân chủ với chủ nghĩa xã hội” [76, tr.122]. Từ tiếp thu quan điểm này, Đại tướng khẳng định, mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân là giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người trở thành động lực phát huy nhân tố con người trong chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Thứ hai, tiếp thu tư tưởng về con người, vai trò của quần chúng nhân dân

trong sự nghiệp cách mạng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách là cá nhân vừa tồn tại với tư cách thành viên của gia đình, cộng đồng dân tộc. Con người ở đây được đề cập cụ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự giải phóng, cách mạng. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét, Hồ Chí Minh đặc biệt rất quan tâm đến con người, “tôn trọng, tin tưởng con người”, “tất cả vì con người, do con người. Thương yêu, tôn trọng, tin tưởng con người” [76, tr.91].

Người luôn đề cao việc bồi dưỡng và phát triển mọi tài năng của con người, coi trọng vai trị của đạo đức và văn hóa của nhà lãnh đạo. Vì vậy, Người ln nhấn mạnh cần phải “xây dựng con người, giải phóng con người về phẩm chất và nhân cách cũng như tài năng trí tuệ” [76, tr.269]. Sự nghiệp cách mạng là giải phóng một xã hội khơng cịn áp bức bóc lột, để con người có những phẩm chất cao đẹp, có trình độ, được đào tạo, giác ngộ, trở thành động lực của sự phát triển.

Về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “nhân dân” ln được ở vị trí cao nhất. Người cho cho rằng, công nông là gốc của cách mạng. Dân là quý, là quan trọng hơn hết “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [108, tr.453]. Theo Người “có dân là có tất cả”, vì vậy cần phải tin ở dân, dựa vào dân. Nhân dân là tập hợp đông đảo quần chúng, mỗi người Việt Nam cụ thể, là chủ thể của đại đồn kết dân tộc, lực lượng vơ tận của cách mạng và là nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng nhận xét: Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh việc nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, coi trọng, trọng dụng, đào tạo nhân tài để ra sức phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của con người. Vì rằng, nhân dân là sức mạnh chủ yếu, sức mạnh quyết định. Về sau, Đại tướng luôn nhấn mạnh: “phải dựa vào dân”, “tin vào dân”, “giác ngộ nhân dân” trong sự nghiệp cách mạng, phải chăm lo bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, của nhân dân.

Tư tưởng về lấy dân làm gốc, lực lượng toàn dân đánh giặc là sợi chỉ đỏ xuyên

suốt trong tư tưởng của Người. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, vai trị của nhân dân là vô cùng, vô tận. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, Người luôn nhắc nhở phải dựa vào dân, có dân là có tất cả. Dân là "gốc của nước", gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Người luôn nhấn mạnh cần phải tơn trọng và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh: "Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới u ta, kính ta" [112, tr.65]. Phải u kính nhân dân, thật sự tơn trọng quyền làm chủ của nhân dân và tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai” [113, tr.67]. Đây là một chủ đề mà sau này Đại tướng thường nhắc tới trong các bài phát biểu rằng, “Phải dựa vào dân, dựa chắc

vào dân thì khơng có kẻ địch nào khơng thể tiêu diệt được”,“dựa vào dân, tin ở dân, đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của con người, của từng cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc” [137,tr.84;1338]. Quan điểm được Đại tướng Võ Ngun Giáp vận dụng triệt để, từ đó, khơng ngừng tìm ra phương pháp phát huy vai trị nhân tố con người góp phần thúc đẩy cuộc chiến tranh nhanh đến thắng lợi.

Hồ Chí Minh cho rằng, chiến tranh ở nước ta là chiến tranh nhân dân, kháng chiến của ta là toàn dân, vì vậy lực lượng của ta là tồn dân đánh giặc. “...cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [111, tr.283]. Do vậy, lực lượng cách mạng phải “dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nơng

dân và đồn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi” [111, tr.30 -31].

Đây là quan điểm về sau Đại tướng kế thừa đã khẳng định nhân tố con người trong chiến tranh nhân dân là điều kiện, tiền đề, động lực phát huy nhân tố con người.

Thứ ba, tiếp thu tư tưởng về xây dựng, giáo dục nâng cao chất lượng nhân tố

con người trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Xây dựng lực lượng vũ trang“chính trị trọng hơn quân sự” là nội dung cốt lõi, nguyên tắc cơ chỉ đạo mọi tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nước ta. Hồ Chí Minh căn dặn: “Qn sự mà khơng có chính trị như cây khơng có gốc, vơ dụng, lại có hại” [103, tr.217]. Người luôn quan tâm xây dựng phẩm chất chính trị cho quân đội “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” [114, tr.435]. Về quan điểm này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét, Bác rất chăm lo xây dựng Đảng trong quân đội, thực hiện theo nguyên tắc“Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện đối với lực lượng vũ trang” [76, tr.248]; đồng thời, xây dựng và củng cố cơng tác chính trị, kỷ luật, đồn kết trong nội bộ, quân nhân và quốc tế, đồn kết là sức mạnh nhất. “Phải ln tăng cường cơng tác chính trị để đảm bảo là quân đội cách mạng, quân đội quyết chiến quyết thắng”

[107, tr.265], “phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự và về mặt chính trị” [106, tr.29]. Quân đội ta theo Hồ Chí Minh, cần phải phát huy truyền thống cách mạng anh dũng

và vẻ vang, nâng cao chí khí phấn đấu, giữ vững kỷ luật, đoàn kết trên dưới, đoàn kết với toàn dân. Và, phải luôn giữ vững tinh thần khắc khổ, quyết chiến quyết thắng.

Đối với cán bộ, Người nhắc nhở, “Cán bộ và chiến sĩ phải luôn luôn khiêm tốn, luôn luôn cố gắng hơn nữa. Phải phát huy bản chất và truyền thống cách mạng. Phải học tập tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân miền Nam anh dũng trong cuộc kháng chiến cứu nước chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai” [108,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)