Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, là kết quả của quá trình nhận thức phản ánh mặt hoạt động tinh thần, ý thức, sự sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn trên cơ sở những nhân tố khách quan. Vì thế, tư tưởng bao giờ cũng gắn với nhân cách, phẩm chất, ý chí của giai cấp, thời đại nhất định.
Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013, xuất thân trong gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước, cách mạng tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Về họ nội, là một dịng họ lớn, có tiếng tăm tại Làng An Xá, “Họ Võ có nghĩa là sức mạnh, là võ lực, cịn Giáp có nghĩa là một vật che chắn ngực khi xung trận” [10, tr.35]. Thân sinh là cụ Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) - nhà nho nghèo, đức độ, có uy tín trong vùng, cuộc sống thanh bạch và nền nếp gia phong, luôn dạy con cháu “thương người như thể thương thân”. Về họ ngoại, mẫu phụ là bà Nguyễn Thị Kiên - cháu nội của một lãnh binh từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp đầu thế kỷ XIX. Thuở nhỏ, được sự giáo
dục của cha và mẹ “chủ nghĩa dân tộc của Võ Nguyên Giáp được bắt đầu ngay khi còn là một cậu bé, từ những câu chuyện về những người anh hùng dân tộc qua lời kể của mẹ, những bài học do chính người cha uyên bác giảng cho ông” [11,tr.2834]. Mẹ thường hát ru bằng những bài ca yêu nước, kể chuyện về tướng qn Tơn Thất Thuyết phị vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp, bảo vệ đất nước. Cha kể về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, được dạy “Tam tự kinh” và “Ấu học tân thư” là những cuốn sách nói về truyền thống và chiến công xưa của các bậc tiền bối trên quê hương. Vì vậy, khi “ở tuổi thiếu niên, anh đã hiểu được nổi nhục của người dân mất nước” [10, tr.60]. Từ giáo dục của người cha và người mẹ đã truyền cho Đại tướng trí tuệ, học vấn, chí khí mạnh mẽ, tạo ý chí động lực cho ơng vượt qua gian nan, thách thức.
Kế thừa truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó, hăng say học tập và trí thơng minh thiên bẩm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn có tố chất thơng minh, học
giỏi, Tại Quốc học Huế - vườn ươm hạt giống cách mạng, ông “sớm bộc lộ tư chất của một nhà lãnh đạo” [10, tr.41]. Thi đỗ tú tài tại trường trung học nổi tiếng Albert Sarraut và Triết học, tốt nghiệp cử nhân Luật (1937). Do bận rộn tham gia vào hoạt động cách mạng nên khơng lấy bằng Kinh tế chính trị học và Luật sư. Tháng 5 năm 1939 dạy sử tại trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội, tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ, lãnh đạo phong trào thanh niên học sinh ở Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp “đã biến những giờ dạy sử thành một diễn đàn chính trị” [10, tr.70]. Là người có trình độ học vấn, thành thạo Tiếng Pháp và Hán, Đại tướng sớm khảo cứu những vấn đề Triết học, kinh tế, chính trị - xã hội có tính thời sự Đơng Dương và thế giới, lên án chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, các phong trào của công nhân và nông dân thể hiện lập trường của giai cấp vô sản trên báo Tiếng Dân, Le Travail, Notre Voix như: “Vũ trụ và tấn hóa”, “Kinh - tế và chánh trị có rời nhau được
khơng”, “Thế giới chính sách. Nước Mỹ”, “Sự nghiệp của Quốc tế Liên Minh”, “Hiện tình kinh tế nước ta”, “Câu chuyện Châu Âu Liên Bang”, “Nhân bản hải quân hiệp ước mới ký ở Luân Đôn. Cái họa chiến tranh bao giờ mới hết”, “Nghiệp làm nơng ở Việt Nam”, “Nền học thuật bình dân”, “Về cuộc đình cơng của 6000 cơng nhân mỏ cày Cẩm Phả”, “Những bài học của cuộc đình cơng thắng lợi”, “Vì tự do của các hội và đảng chính
trị”, “Người ta bóc lột nơng dân như thế nào? Tô ruộng”, “Vấn đề dân cày”, “Đông Dương đang đứng trước nạn chiến tranh”, “Sự thật hiệp ước ngày 6 - 6 - 1884” [23- 38].
Xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc, tự lực tự cường với bí danh Dương
Hồi Nam, tiếp nhận mệnh lệnh của Đảng tiếp tục qua Trung quốc hoạt động cách mạng cùng đồng chí Nguyễn Ái Qc, cũng từ đây đánh dấu bước ngoặt cuộc đời sự nghiệp cầm quân (5/1941). Về nước, ơng ùng với Hồ Chí Minh, tham gia tổ chức, gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự ở Cao Bằng, giác ngộ nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa trong cả nước (1941- 1945). Qua thời gian hoạt động, Đại tướng nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy
nhân tố con người trong hoạt động thực tiễn, trải nghiệm giác ngộ, giáo dục, đào tạo con người góp phần giành thắng lợi đầu tiên 1945. Tham gia viết và biên soạn nhiều
cuốn sách để tuyên truyền giác ngộ, giáo dục, huấn luyện cho cán bộ thể hiện tư tưởng phát huy nhân tố con người trên báo Tiếng dân, Quân Giải phóng, Việt Nam Độc - Lập,
Việt Minh như: “Chị em phụ nữ phải đoàn kết lại! ”,“Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt
Bắc”, “Cơng tác chính trị trong quân đội cách cách mạng”, “Phê bình các cuộc chiến đấu vừa qua”, “Noi gương Cách mạng Tháng Tám 1945” [39 - 43].
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được đào tạo bất kỳ trường quân sự, các cấp bậc quân hàm trong quân đội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao trọng trách cầm quân và phong hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp (19 -1- 1948) với lý do hơn cả mọi lý lẽ thơng thường: Đánh thắng đại tá thì phong đại tá. Đánh thắng thiếu tướng, phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng. Với vị trí như vậy, khơng phải hiển nhiên mà có, đó là nhờ vào “tài năng và trí tuệ” được chắt lọc qua thời gian, q trình cơng tác và rèn luyện; tự học, từ sách báo, thực tiễn hoạt động cách mạng. Đại tướng học ngay ở người Thầy, cộng sự - Hồ Chí Minh, học tập nhân dân, cán bộ, chiến sĩ để hồn thiện mình. “Suy cho cùng, hiếm có nhà cách mạng nào buổi đầu đã là nhà quân sự chuyên nghiệp. Mấu chốt là ở khả năng tự đào tạo” [5, tr.708- 709]. Bằng khả năng tự học, “tự đào tạo” đã trở thành một “nhà quân sự chuyên nghiệp”, vị tướng đầu tiên duy nhất trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội là xương sống của chiến tranh nhân nhân,
lực lượng nòng cốt để toàn dân đánh giặc. Bởi vậy, thống nhất trong tư tưởng và hành động, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chí Minh, Đại tướng đặc biệt quan tâm xây dựng, rèn luyện quân cách mạng “từ nhân dân mà ra”, “vì nhân dân mà chiến đấu”, đồng thời ln kiếm tìm biện pháp phát huy nhân tố con người của lực lượng toàn dân, toàn quân trải qua “cuộc trường chinh thế kỷ”.
Từ năm 1951 - 1983, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục nhận mọi nhiệm vụ và giữ nhiều vị trí chủ chốt quan trọng, hồn thành một cách xuất sắc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Với tư cách là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy xây dựng quân đội, Đại tướng đã kế thừa truyền thống của ông cha, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn kháng chiến chống Pháp và Mỹ; cùng với các đồng chí lãnh đạo trong Đảng khơng ngừng giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức, đoàn kết toàn dân đánh giặc; giáo dục, đào tạo bồi dưỡng lực lượng vũ trang nhân dân; cải tiến trang bị nâng cao sức mạnh quân đội.
Từ trải nghiệm từ thực tiễn chiến đấu ở chiến trường, từ phát huy nhân tố con người qua “hai cuộc chiến tranh thần thánh”, kinh nghiệm tổ chức toàn dân đánh giặc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tướng đúc kết thành bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo thực tiễn chiến tranh, phát triển tư tưởng lý luận quân sự chứa dựng nội dung tư tưởng phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải
phóng dân tộc qua những tác phẩm: “Nâng cao chất lượng của bộ đội để chiến thắng quân địch” ”,“Dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng hãy hăng hái tiến lên giành thắng lợi”, “Nâng cao chất lượng của bộ đội để chiến thắng quân địch. Cuộc chiến thắng thần thánh của dân tộc Việt - Nam”, “Những Kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng”, “Nắm vững đường lối quân sự của Đảng đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, kiên quyết đánh giặc Mỹ xâm lược”, “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân”, Hãy xứng đáng là thanh niên anh hùng của dân tộc anh hùng quân đội anh hùng”, “Cả nước một lòng đẩy mạnh cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm”, “Bàn về dân chủ và kỷ luật trong quân đội ta”, “Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân”, “Đường lối quân sự mác- xít của Đảng là ngọn cờ chiến thắng của quân đội ta”, “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, Chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông
biển”,“Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân”, “Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng”, “Vai trò chiến lược của dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta” [45- 59].
Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Sau khi đất nước ta hồn tồn giải giải phóng (sau 1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới có điều kiện tổng kết chiến tranh, phát triển lý luận quân sự. Trong thời kỳ mới, tư tưởng phát huy
nhân tố con người tiếp tục phát triển thể hiện qua chính sách chăm lo cơng tác khoa
học, y tế, giáo dục, công tác bồi dưỡng nhân tố con người, thể hiện rõ nhất trong Tổng
tập luận văn (phần 2) [60 -71,75]. Đặc biệt, theo sự phân công của Đảng, Đại tướng đã
nghiên cứu, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới,do vậy tư tưởng
phát huy nhân tố con người càng được đặt đúng vị trí của nó trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, thể hiện bước phát triển tư duy của Đảng. Do đó, tư tưởng phát huy nhân tố con
người đã hòa quyện vào tư tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh. “Tên tuổi và sự
nghiệp của ông đã được ghi nhận, tơn vinh trong nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới, đã ghi danh vào nhiều bộ từ điển bách khoa và Bách khoa toàn thư của nhiều nước” [2, tr.17], và mãi mãi được tôn vinh, lưu truyền trong lịch sử Việt Nam.
Phẩm chất, đạo đức, trí tuệ và năng lực qua hoạt động thực tiễn của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng “văn võ song toàn”, “thiên tài quân sự lỗi lạc”, xứng đáng với 10 chữ vàng mà Giáo sư Vũ Khiêu tặng: “Võ công truyền quốc
sử. Văn đức quán nhân tâm”. Đây khơng chỉ là một câu đối, mà cịn là sự tổng kết,
khắc ghi công lao, sự tơn vinh tầm vóc của một nhân vật lỗi lạc của thời đại. Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Ngun Giáp, chúng tơi nhận thấy, có rất nhiều nhà nghiên cứu, chính khách nói đến phản ánh trên nhiều bình diện khác nhau hết sức sâu sắc. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tơi khái qt những phẩm chất,
đạo đức, trí tuệ năng lực qua hoạt động thực tiễn tiêu biểu tác động đến sự hình thành,
Thứ nhất, đạo đức cách mạng “Dĩ công vi thượng”
Dĩ công vi thượng là phẩm chất đạo đức cao cả nhất của người cách mạng. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng cho cốt cách của người cách mạng vì dân, vì nước, tuyệt đối trung thành với Đảng với nước, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao cả. Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, Đại tướng đã từng khước từ suất học bổng du học sang Pháp để lấy bằng Tiến sĩ kinh tế theo đề nghị Giáo sư Pirou ở Pari (Đại học Luật) và khẳng định con đường mà mình đã lựa chọn, “không vướng vào bả vinh hoa”, đi theo tiếng gọi của Đảng để thực hiện mục đích cao cả cứu nước, cứu dân, giải phóng con người. Đại tướng là một tấm gương điển hình về đạo đức cách mạng, coi “Dĩ công vi thượng” làm nguyên tắc xử thế, ln đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, đem chí cơng vơ tư để đối xử với người.
Là một trong những người học trò gần gũi và xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ơng ln ghi nhớ lời dạy: “Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng”. Lời nói ấy “vẫn cịn văng vẳng bên tai tơi. Bác chỉ nói ngắn bốn chữ như vậy thôi, mà tôi nhớ mãi và phấn đấu làm theo lời Bác suốt đời cho đến tận ngày nay” [137, tr.757]. Trong tư tưởng và hành động, Đại tướng luôn tâm niệm đặt dân tộc, Tổ quốc lên trên hết: Tơi cịn sống ngày nào, cũng là vì dân, vì nước ngày đó. Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Alain Ruscio cũng nhận định: Võ Nguyên Giáp là người không bao giờ nghĩ đến “cái tôi”! Nhờ “Dĩ công vi thượng” mà cả cuộc đời hoạt động cách mạng ln tìm mọi giải pháp phát huy nhân tố con người để thực hiện mục tiêu chính nghĩa giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp.
Thứ hai, lòng nhân ái, yêu thương con người, nhân dân, đồng chí, đồng đội
Lịng nhân ái là phẩm chất cao đẹp từ truyền thống của dân tộc ta, hiện diện trong người qn nhân, đó là tình u thương con người, nhân dân, đồng chí, đồng đội, trở thành cầu nối tâm hồn Đại tướng với đồng đội của mình ngày càng thắt chặt. Là một tướng lĩnh cầm quân, “Võ Nguyên Giáp là một Tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến binh” [137, tr.5]. Đại tướng ln khao khát giành chiến thắng, nhưng đó khơng phải là giành thắng lợi bằng mọi giá như tên gọi tác phẩm viết về Đại tướng của B.Currey “Chiến thắng bằng mọi
giá - Thiên tài quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Đại tướng ln cân
nhắc sao cho các chiến sĩ của mình ít phải đổ máu và hy sinh. Đại tướng tâm sự và chia sẻ: phải chỉ huy một quân đội nghèo nàn, phải chống lại một đội quân hùng mạnh, hung hãn được trang bị vũ khí tối tân thì khơng thể nào giành chiến thắng mà khơng có sự hy sinh. Dứt khoát phải giành bằng được chiến thắng với hiệu quả cao nhất nhưng phải đi đôi với hạn chế cao nhất của sự hy sinh xương máu của tướng sĩ; tầm cao của mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số thương binh, tử sĩ trong chiến thắng ấy. Đây là một trong những quan điểm cốt tử của chiến tranh chính nghĩa, một nguyên tắc “bất di bất dịch” trong cuộc đời lãnh đạo, chỉ huy. Đại tướng luôn nhắc nhở người chỉ huy phải thực hiện theo lời dạy của Hồ Chí Minh: Bộ đội chưa có nước thì tướng chưa được uống. Bộ đội chưa có cơm thì tướng chưa được ăn, bộ đội chưa có lửa thì tướng chưa