Bài học phát huy nhân tố con người trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 163 - 168)

tồn dân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Việc vận dụng bài học từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc là cần thiết cần thực hiện tốt nội dung sau:

Thứ nhất, thường xuyên và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động

viên, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sáng tạo của toàn quân, toàn dân

Quán triệt bài học từ trong tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay cần phải:

Động viên, tuyên truyền, mọi tầng lớp nhân dân nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc về nội dung, giá trị về văn hóa quân sự. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân

Bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của tồn dân, khơng có bất cứ thế lực nào có thể làm sụp đổ chế độ ta, khi được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo vệ Đảng. Do vậy, phải nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung, giá trị văn hóa quân sự, kết hợp chặt chẽ với giáo dục quốc phịng. Văn hóa qn sự là một di sản quý báu của dân tộc được đúc kết lại từ những bài học chống giặc ngoại xâm của ông cha ta đến nay, thể hiện ở lòng yêu nước, ý quật cường, tinh thần bất khuất của ơng cha; là lịng trung thành, đức hy sinh chịu nhiều gian khổ; là ý thức tinh thần dân tộc, lòng quả cảm. Bồi dưỡng kiến thức về quốc phịng an ninh, về những giá trị văn hóa qn sự cho mọi tầng lớp nhân, làm cho mỗi con người Việt Nam nêu cao lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào về dân tộc, truyền thống vẻ vang của Đảng, của quân đội và dân tộc ta, từ đó, củng cố niềm tin, tình cảm của nhân dân ngày càng gắn bó với chế độ, với Đảng và Nhà nước. Kiến thức

quốc phòng an ninh phải được bồi dưỡng trong mỗi tổ chức, mỗi con người hoạt động trong các lĩnh vực xã hội.

Nâng cao sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sức

mạnh đại đồn kết dân tộc có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, là cội nguồi, động lực to lớn để bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền với bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng và nhân dân.Từ khi đất nước ta độc lập, kẻ thù chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, chống phá nhà nước và cách mạng nước ta. Chúng dùng nhiều chiến lược, nhiều thủ đoạn, âm mưu cấu kết với lực lượng trong và ngoài nước để gây rối trật tự tạo ngòi để gây bạo loạn, sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế để can thiệp và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước ta. Trước tình hình đó, địi hỏi chúng ta phải nắm vững và vận dụng quan điểm lấy “dân là gốc”, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc để có thể đẩy lùi, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu phá hoại của kẻ thù. Phải không ngừng tuyên truyền nhân dân nhằm củng cố sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó, nịng cốt là liên minh cơng nơng và tầng lớp trí thức tạo nên sức mạnh tổng hợp để vận động, tập hợp các lực lượng khác trong xã hội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải thường xuyên gắn bó với nhân dân, làm công tác dân vận, hiểu dân, làm tốt điều đó sẽ làm cho dân tin Đảng và Nhà nước, gắn bó với chế độ, phải đồn kết tồn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Khơng ngừng tăng cường mối quan hệ quân - dân nhằm phát huy vai trò

sáng tạo của quân đội, nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong thực tiễn

lịch sử chúng ta thấy rằng, Quân đội nhân dân ta là quân đội của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt rất quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện quân đội suốt chặng đường chiến đấu, trưởng thành; được nhân dân đùm bọc chăm lo, sát cánh cùng toàn dân đánh giặc. Ngày nay, cần quán triệt và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúc kết, đặc biệt và vận dụng những phương pháp, cách thức của phát huy vai trò sáng tạo của quân đội, nhân dân. Quân đội phải hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân, tổ chức, dựa vào nhân dân, gần gũi với nhân dân trong các phong trào yêu

nước, nghĩa tình thiết thực, các chương trình hành động gắn kết nhân dân và quân đội, nhờ đó mà quy tụ và phát huy được vai trị to lớn của nhân dân góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện quân dân một lòng, một ý, một chí để tạo nền tảng vững chắc, phát huy sức mạnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, xây dựng “thế trận lòng dân” tạo nền tảng vững chắc, phát huy sức

mạnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Hơn lúc nào hết, trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vấn đề lịng dân có vai trị cực kỳ quan trọng, Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã khẳng định: “xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc” [18, tr.234]. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh: “Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phịng tồn dân và nền an ninh nhân dân” [19, tr.149]. Như vậy có thể thấy, quan điểm của Đảng ta về xây dựng “thế trận lòng dân” là nhất quán, xuyên suốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nội dung cơ bản trong xây dựng quốc phịng tồn dân trong giai đoạn mới. Tiếp tục kế thừa, vận dụng quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc cần phải:

Trước hết, xây dựng “thế trận lòng dân”, mà nội dung cốt lõi là làm cho toàn

dân giữ vững niềm tin, quyết tâm một lịng, đồn kết thành một khối vững chắc quanh Đảng và Nhà nước, vượt qua những khó khăn thử thách trước mọi âm mưu chống phá

Đảng, chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch. Chỉ có sự đồn kết một lịng của nhân dân mới tạo được nền tảng vững chắc và mạnh mẽ để chiến thắng mọi kẻ thù.

Bên cạnh đó, cần phê phán, lên án những quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm củng cố lòng tin của dân đối với Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta lực chọn, đi theo. Không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan

trọng của việc bảo vệ chế độ và xây dựng củng cố quốc phòng để ngăn chặn có hiệu quả những âm mưu, hành động phá hoại xâm lược từ bên ngoài. Mặt khác, Đảng phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, đồng thời, phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” [18, tr.86]. Xây dựng “thế

trận lòng dân” vững chắc trong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay là yêu cầu bức thiết, cơ bản góp phần xây dựng nền quốc phịng tồn dân trong giai đoạn mới hiện nay.

Thứ ba, vận động nhân dân tham gia xây dựng tiềm lực tổng hợp kinh tế, chính

trị, văn hóa - xã hội, đặc biệt tập trung xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần.

Trước hết, vận động nhân dân tham gia xây dựng tiềm lực tổng hợp, trong đó, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần giữ vai trò trực tiếp quyết định. Xây dựng tiềm

lực kinh tế là nền tảng sức mạnh vật chất của nền quốc phòng, sức mạnh của đất nước. Nếu như kinh tế là trung tâm thì văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, là mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế, thời đại cơng nghệ thơng tin, thì những “cuộc xâm lăng văn hóa”, văn hóa ngoại lai, văn hóa phương Tây ào ạt ngày càng diễn ra tinh vi và phức tạp, nó len lỏi vào trong mọi tầng lớp xã hội làm cho những giá trị văn hóa Việt Nam ngày càng lu mờ. Do vậy, để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cần phải có quyết sách nhằm giải quyết những liên quan đến đời sống văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa, xem đó là mục tiêu, là đồng lực để phát triển kinh tế và xã hội. Cần bồi dưỡng sự hiểu biết truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, bởi nó là “vật liệu” để họ có niềm tin vững chắc, biết sống, yêu thương, đùm bọc, đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Sức mạnh chính trị - tinh thần giữ vai trị quyết định trực tiếp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là bài học về ưu thế tuyệt đối của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. Thực tiễn đã chứng minh, “tinh thần tư tưởng bao giờ cũng là cơ sở của sức mạnh chiến đấu. Dám chiến đấu, quyết chiến đấu thì sẽ tìm ra cách đánh thích hợp để chiến đấu và chiến thắng” [127, tr.140]. Ngày nay, trước những diễn biến hết sức phức tạp, các thế lực thường xuyên tác động vào lực lượng quân đội, bài học phát huy nhân tố chính trị- tinh thần trong chiến tranh cách mạng trở thành cơ sở để xây đắp nền tảng tinh thần của quân và dân ta. Do vậy, cần phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cho nhân dân vả các lực lượng vũ trang. Nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong đó chăm lo kết hợp cả vật chất và tinh thần cho con người, đấu tranh chống lại những hạn chế, tiêu cực tác động đến xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của quân

đội. Coi trọng xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xem nhân tố chính trị - tinh thần là mạch sống, nguồn quy tụ mọi lực lượng, huy động được nhiều tiềm năng nguồn lực cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Khi sức mạnh tinh thần được xây dựng vững mạnh, sẽ trở thành bức tường thép có thể ngăn được sự xâm lăng của kẻ thù, sức mạnh ấy phải được xây dựng từ cả một hệ thống chính trị, tồn qn và tồn dân.

Thứ tư, xây dựng lực lượng quốc phịng tồn dân đáp ứng tình hình mới.

Như chúng ta được biết rong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tuy hịa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo. Song có những chuyển biến phức tạp, khó lượng. Các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược vừa hợp tác thỏa hiệp nhưng lại vừa cạnh tranh, đấu tranh kìm kẹp lẫn nhau có tác động đến tình hình cục diện thế giới. Do vậy, cùng với xây dựng nền quốc phịng tồn dân, trong đó tập trung xây dựng

lực lượng quốc phịng tồn dân, đây là nền tảng trực tiếp để hoàn thiện và phát triển

phương thức tác chiến của lực lượng vũ trang, đồng thời là nhân tố quan trọng quyết định, tạo sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nắm vững quy luật và sáng tạo trong xây dựng tổ chức lực lượng quân sự nhằm phát huy tối đa vai trò nhân tố con người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở nắm vững quy luật đấu tranh vũ trang cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nịng cốt cho xây dựng thế trận quốc phòng nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc, cần tiếp tục ổn định, củng cố biên chế các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo hướng cơ động nhanh, tinh gọn, sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” thì cần coi trọng xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quan tự vệ, vững mạnh, “làm lực lượng nịng cốt cho tồn dân đánh giặc trong phạm vi cả nước”. Dân quân tự vệ cần được chú trọng ở các vùng trọng điểm, phải được xây dựng rộng khắp và vững mạnh, có số lượng và cơ cấu phù hợp, không ngừng được nâng cao về chất lượng. Dân quân tự vệ phải hoạt động có hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, phát huy vai trò của dân quân tự vệ trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội

Cần thực hiện tốt cơng tác quốc phịng qn sự tại cơ sở. Các lực lượng dự bị động viên cần được xây dựng hùng hậu và ngày càng có chất lượng cao trên các địa

bàn, khu vực và sẵn sàng mở rộng, phát triển khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, tại các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, địa phương cũng phải xây dựng lực lượng quốc phòng thu nhỏ, được huấn luyện và bồi dưỡng kỹ năng quân sự thường xuyên định kỳ. Bên cạnh việc hồn thiện các chính sách tổ chức lực lượng ở các cơ sở ở các địa bàn dân cư thì các lực lượng dân quân tự vệ sẵn có phải được thường xuyên nâng cao về chất lượng, đặc biệt là giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất chính trị kết hợp nâng cao năng lực đấu hiệp đồng, hay chiến đấu độc lập. đồng thời, áp dụng các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt đối với các lực lượng khi tham gia vào các đợt diễn tập để họ bộc lộ khả năng của mình cũng như các khuyết điểm về phẩm chất và năng lực chiến đấu, từ đó chủ thể phát huy nhân tố con người tác động phát huy những mặt tốt và khắc phục những hạn chế của họ để có thể đáp ứng nhanh nhạy tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 163 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)