Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người của lực lượng toàn dân đánh giặc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 100 - 108)

người của lực lượng toàn dân đánh giặc

Lực lượng tồn dân là lực lượng của q trình chiến tranh cách mạng cho nên, phát huy nhân tố con người lực lượng toàn dân phải đặt trong mối quan hệ khai thác, bồi dưỡng và phát triển trong tiến trình chiến tranh cách mạng. Trên cơ sở kế thừa giá trị tư tưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng các biện pháp và phưng thức nhằm phát huy nhân tố con người của lực lượng toàn dân đánh giặc góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, tuyên truyền giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng lực lượng toàn dân

Tuyên truyền giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng là phương pháp nhằm tác động tích cực, định hướng giúp lực lượng tồn dân phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực trong sự nghiệp cách mạng. Trong chiến tranh, sức mạnh của dân tộc chỉ được phát huy và trở thành động lực to lớn khi lực lượng toàn dân tham gia được tuyên truyền giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng theo một đường lối đúng đắn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:

“con người phải có lý tưởng, phải có giác ngộ chính trị, có mục tiêu phấn đấu, có hồi bão và phải có trình độ về trí tuệ mới có thể xây dựng đất nước” [76, tr.133]. Do vậy trong chiến tranh nhân dân Việt Nam, Đại tướng đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng lực lượng toàn dân.

Lực lượng toàn dân phải được giác ngộ về nhiệm vụ, mục đích chính trị của chiến tranh. Lênin đã từng chỉ rõ rằng, sự hiểu biết của quần chúng về mục đích và

nguyên nhân của chiến tranh có tầm quan trọng lớn lao và đảm bảo thắng lợi. Giác ngộ về nhiệm vụ, mục đích chính trị của chiến tranh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Lực lượng

tiến hành chiến tranh nhân dân ngày nay ở nước ta là lực lượng của toàn dân đã

được giác ngộ sâu sắc về nhiệm vụ cách mạng, về mục đích chính trị của chiến tranh” [59, tr.99]. Theo Đại tướng, trước hết “lực lương toàn dân” phải hiểu được

mục đích, nhiệm vụ chính trị của chiến tranh nhân dân là “vì dân”, từ đó mới có thể làm cho cuộc chiến tranh trở thành “do dân” tiến hành một cách triệt để dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ trong thực tiễn cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ với hai khẩu hiệu “dân tộc độc lập” và “người cày có ruộng” và chỉ rõ phương hướng đi lên CNXH. Nhờ hiểu rõ mục đích chính trị như vậy, mới có thể lơi cuốn được đơng đảo tầng lớp nông dân đi theo giai cấp công nhân, động viên được các tầng lớp khác trong toàn dân tộc trên mặt trận chống đế quốc và phong kiến. Khi lực lượng tham gia hiểu được mục đích chính trị, nhiệm vụ cách mạng đúng đắn sẽ tạo được sự ủng hộ, đồng tình của đơng đảo quần chúng nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, phải giác ngộ, động viên, giáo dục

quần chúng nhân dân sâu rộng, theo một đường lối đúng đắn. Giác ngộ, động viên và

giáo dục có tác động to lớn đến sự phát triển của mỗi con người, mọi tầng lớp nhân dân và đối với cộng đồng nhân loại, là hướng nhân dân vào các giá trị về phẩm chất xã hội như đạo đức, lý tưởng, niềm tin, chính trị, làm cho họ thấm nhuần sâu sắc về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân, từ đó, khơi dậy nhân dân tham gia vào khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Theo Đại tướng, vì trong chế độ cũ, do chính sách ngu dân của đế quốc và phong kiến mà con người chúng ta có những hạn chế, nhược điểm, vì vậy, con

người phải được giáo dục, đào tạo, động viên và tổ chức nhân dân lại theo một đường lối cách mạng đúng đắn,“phải ra sức giác ngộ nhân dân, giáo dục, động viên nhân dân, tổ chức nhân dân đông đảo đứng dậy cứu nước giết giặc” [45, tr.101 - 102]. Sức mạnh của nhân dân là sức mạnh của đồn kết, có tổ chức, lãnh đạo, vì vậy, mục đích của giác ngộ, động viên, giáo dục quần chúng nhân dân là làm cho mỗi người dân hiểu được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, từ đó đồn kết lại chống lại kẻ thù xâm lược.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của lịch sử xã hội, do đặc điểm chiến tranh nhân dân ở nước ta là toàn dân, toàn diện và trường kỳ kháng chiến, vì vậy theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cần phải thường xuyên “giáo dục tư tưởng trường kỳ kháng

chiến”, phải “chú trọng nhắc nhở ý thức tự lực cánh sinh”, “dựa vào sự cố gắng của

bản thân thì mới bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân ta đi đến thắng lợi” [49, tr.10, 37]. Như vậy, Đại tướng Võ Ngun Giáp ln nhìn nhận một cách thấu đáo, tồn diện trong các nội dung giáo dục cho tồn dân, họ khơng chỉ được giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng về nhiệm vụ, mục đích, đường lối chiến tranh, mà cịn giáo dục, nhắc nhở họ nêu cao ý chí tự lực, tự cường, khơng ỷ lại bên ngồi, phải “tự lực cánh sinh”, “dựa vào sức mình là chính”. Từ thực tế, kinh nghiệm trong mấy chục năm qua đã chứng minh, nhờ có phát huy nhân tố con người của lực lượng tồn dân, cho nên nhân dân tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cách mạng. Quần chúng nhân dân ý thức được nhiệm vụ cách mạng theo một đường lối đúng đắn, nhờ đó đã “khơi dậy” và “quy tụ” phát huy được sức mạnh của tồn dân, hình thành “thế trận lòng dân” vững chắc như một tất yếu trong lịch sử.

Thứ hai, động viên, tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc.

Động viên, tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc là một nội dung được Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan tâm đặc biệt, đây còn là phương pháp giúp huy động được sức người, sức của vào sự nghiệp cách mạng nói chung. Kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử cụ thể, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, để tiến hành chiến tranh nhân dân, nhất thiết phải động viên, tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc “phải

động viên và tổ chức tồn dân tham gia cơng tác đảm bảo vật chất cho lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ hậu cần nhân dân với hậu cần quân đội, kết hợp hậu cần tại chỗ

của các điạ phương” [59, tr.201]; “Động viên và tổ chức nhân dân hăng hái tham gia

mọi hoạt động xây dựng, cũng cố căn cứ địa, hậu phương, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và kiên quyết chiến đấu để bảo vệ, phát triển căn cứ địa, hậu phương” [59, tr.241]. Có thể thấy, trong quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, động viên toàn dân vào cuộc kháng chiến, kiến quốc cũng là tạo tiềm lực kinh tế cho lực lượng vũ trang. Việc động viên và sử dụng sức dân là hết sức cần thiết để đảm bảo cho quân đội một nguồn cung cấp dồi dào, có thể đánh địch liên tục và đều khắp, đủ điều kiện về sức khỏe để chiến đấu, đồng thời, nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của tồn dân phát huy hết vai trò, sức mạnh to lớn trong chiến tranh.

Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phát huy nhân tố con người của nhân dân không phải là sự áp đặt, cường quyền mà là động viên, tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến theo phương pháp, cách thức cụ thể. Động viên để nhân dân thấy được mục đích, yêu cầu, và là động lực để đạt được mục tiêu của chiến tranh vừa là tạo ra sự hăng hái cho nhân dân tham ra góp sức mình vào sự nghiệp cách mạng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kế thừa từ truyền thống đánh giặc của ông cha ta, luôn dựa vào nhiều kế sách để tổ chức động viên tồn dân đánh giặc, tìm nguồn hậu cần để cung cấp cho qn đội duy trì, góp phần cho thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lược của những kẻ xâm lược hùng mạnh về quân sự tiềm lực về kinh tế.

Thứ ba, bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất chính trị - tinh thần chiến đấu cho quần chúng nhân dân.

Phẩm chất chính trị - tinh thần là yếu tố cơ bản hàng đầu, quyết định đến mọi thắng lợi trong q trình chiến tranh, nhân tố đó khơng phải tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình bồi dưỡng, giáo dục lâu dài. Bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất chính trị - tinh thần chiến đấu cho nhân dân sẽ tạo được nền tảng vững chắc, là chất keo hội tụ, chuyển hóa lực lượng, trở thành động lực phát huy sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, cần động viên chính trị - tinh thần trong

tồn Đảng, toàn quân và toàn dân, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng để tạo sức

mạnh chính trị - tinh thần để thực hiện được mục đích của chiến tranh:

Động viên chính trị liên tục, mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, bồi dưỡng và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách

mạng Việt - nam, bồi dưỡng tinh thần quyết chiến quyết thắng, tạo

nên sức mạnh chính trị - tinh thần lớn nhất để thắng địch, thực hiện cho kỳ được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, chu kỳ được mục đích của cách mạng [56, tr.118].

Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, động viên chính trị - tinh thần không chỉ là phương pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong chiến tranh cách mạng, mà như là lời thúc dục, khơi dậy sức mạnh truyền thống quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, thơi thúc tồn Đảng, tồn qn và tồn dân ta bước vào cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ. Trong thực tiễn của chiến tranh, chính nhờ vào hoạt động chỉ đạo bồi dưỡng phẩm chất chính trị - tinh thần đã tạo được sự đồng thuận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, thắng lợi mục tiêu đề ra.

Để nâng cao phẩm chất chính trị, phải tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước,

tinh thần chiến đấu cho nhân nhân dân. Lịng u nước là tình cảm thiêng liêng của

con người Việt Nam nó là cội nguồn, cơ sở của sức mạnh và động lực cho con người trong chiến đấu, là thứ vũ khí mạnh mẽ để con người sẵn sàng xả thân vì mục đích chính nghĩa. Tun truyền, giáo dục lịng yêu nước, tinh thần chiến đấu cho nhân dân là nội dung, phương pháp được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp cách mạng: “phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng, nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ mới, nâng cao chí căm thù giặc và tinh thần cảnh giác cách mạng” [59, tr.241], đồng thời, “Đi đôi với việc tiếp tục nêu cao ý thức cứu nước,

phải tăng cường ý thức giữ nước cho toàn dân” [59, tr.260]. Đây là những phẩm chất

tốt đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. “Cứu nước” phải đi đôi với “giữ nước” là hai nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt cần giáo dục cho quần chúng nhân dân. Khi quần chúng nhân dân được giáo dục nhiệm vụ chính trị, họ sẽ ý thức tìm ra và lựa chọn phương thức đấu tranh mang lại hiệu quả. Thông qua giáo dục phẩm chất chính trị - tinh thần chiến đấu giúp quần chúng nhân dân khơng ngừng tích cực, tìm tịi, lựa chọn, thực thi phương pháp đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, nó thể hiện năng lực của họ trong hoạt động thực tiễn. Với vai trị tích cực, tự giác và sáng tạo, quần chúng nhân dân sớm hình thành và phát triển “hệ giá trị văn hóa giữ nước” của dân tộc ta.

Thứ tư, tạo điều kiện vật chất - tinh thần, thực hiện tốt chính sách xã hội để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho nhân dân

Tạo điều kiện vật chất - tinh thần, thực hiện tốt chính sách xã hội chính là nhân tố giúp kích thích con người phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chiến tranh. Chiến tranh cần rất nhiều nguồn lực, song, nước ta là một nước phong kiến lạc hậu, đa số nhân dân là quần chúng nông dân nhưng lại là lực lượng chủ yếu của cách mạng và kháng chiến, cho nên, cần tạo tạo điều kiện vật chất - tinh thần, thực hiện tốt chính sách xã hội để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho nhân dân. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phải động viên nhân dân tham gia kháng chiến, nhưng đồng thời phải thỏa mãn những quyền lợi trước mắt, cải thiện sinh hoạt của nhân dân, chủ yếu là nông dân; cần giải quyết ruộng đất để phát động quần chúng nông dân đông đảo, chú trọng đến quyền lợi của nơng dân; thực hiện chính sách giảm tơ, giảm tức lúc đầu; cương quyết thực hiện chính sách phát động quần chúng cải cách ruộng đất, nhằm thực hiện người cày có ruộng, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến [45, tr.102 - 103]. Từ những quan điểm trên cho thấy, Đại tướng rất quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân, không chỉ mong muốn họ được tự do, hạnh phúc mà còn được thỏa mãn cả vật chất lẫn tinh thần. Khi nhân dân được đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần, sẽ kích thích họ đem mọi sức lực và trí lực cùng tồn Đảng, toàn quân tham gia cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người là thực tế khách quan xuất phát từ cuộc sống, vừa có nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, do vậy, “nếu thỏa mãn được một cách đồng thời hài hòa cả hai phần của nhu cầu ấy, tức là làm cho con người có hạnh phúc”, con người gắn chặt với sự nổ lực của cá nhân, với trình độ tiến bộ ngày càng cao của cộng đồng xã hội, tạo thành động lực, tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt thì phải chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân phát huy chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp “thực hiện mọi quyền tự do dân chủ đối với nhân dân”, đồng thời “trấn áp mọi phần tử phản cách mạng” [59, tr.242]. Cần thực hiện tốt các chính

sách xã hội như: chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng, qn nhân phục viên và gia đình qn nhân cách mạng, chính sách đối với gia đình những người lầm đường. Đại tướng cũng chỉ rõ, bên cạnh việc chăm lo tạo điều kiện cần thiết nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, cần phê phán xu hướng làm ảnh hưởng đến lợi ích của tồn thể nhân dân, ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến như: chỉ chăm lo tổ chức và tăng cường lực lượng vũ trang mà không động viên tổ chức nhân dân rộng rãi; hoặc chỉ chú trọng động viên nhân dân đánh giặc mà xao nhãng công tác thỏa mãn những quyền lợi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân; hoặc chú trọng đến lợi ích của nhân dân nói chung mà khơng chú trọng đến lợi ích của nơng dân.

Thứ năm, phát huy vai trị của quần chúng nhân dân thơng qua các phong trào thi đua cách mạng, thi đua yêu nước

Thi đua - khen thưởng là phương pháp nhằm động viên, khuyến khích, phát huy vai trị của quần chúng nhân dân tích cực tham gia kháng chiến phát huy tài năng và trí tuệ của lực lượng tồn dân đóng góp vào sự nghiệp cách mạng. Theo Đại tướng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)