Nam về tổ chức
* Phát huy nhân tố con người trong xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức là một trong những biện pháp nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Sức mạnh của lực lực lượng vũ trang khơng chỉ ở sức mạnh chính trị - tinh thần mà cịn ở tính tổ chức, đồng thời, sức mạnh ấy chỉ phát huy tối đa khi được xây dựng, củng cố tổ chức vững chắc.
Trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, khơng chỉ quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang về mặt chính trị mà cịn rất coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang về mặt tổ chức thơng qua đó, phát huy nhân tố con người trong lực luợng vũ trang. Nghiên cứu về tổ chức quân sự của giai cấp vô sản của Lênin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: Vì Lênin khơng muốn trở thành món mồi ngon của chủ nghĩa đế quốc nên tổ chức xây dựng quân sự không dừng lại ở “hình thức dân cảnh” mà xây dựng hình thức cao hơn đó là “hình thức qn đội thường trực chính quy” [59, tr147]. Đại tướng cho rằng, phải có một quân đội thường trực mạnh mẽ của nhà nước XHCN, có
giác ngộ sâu sắc, kỷ luật nghiêm minh, được trang bị huấn luyện tốt, có tổ chức chỉ huy thống nhất mới đánh bại quân xâm lược đế quốc chủ nghĩa có bộ máy to lớn và hiện đại.
Kề thừa truyền thống quân sự của cha ông, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vận dụng sáng tạo tổ chức lượng vũ trang gồm “ba thứ quân”. “Ba thứ quân” rõ ràng là hình thức tổ chức thích hợp nhất để động viên và thu hút toàn dân tham gia đánh giặc” [59, tr.159]. Việc kết hợp và phát huy vai trị “ba thứ qn” trong lực lượng sẽ góp phần nâng cao sức mạnh trong chiến đấu của quân đội.
Lực lượng vũ trang nhân dân là lượng nịng cốt cho tồn dân đánh giặc, vì vậy, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng là quy luật của cách mạng vô sản và của sự nghiệp xây dựng giải phóng dân tộc. Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xây dựng mơ hình tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân là sự kế thừa truyền thống tổ chức xây dựng lực lượng quân sự của dân tộc ta, từ quan điểm về bạo lực cách mạng của Lênin. Mơ hình lực lượng “ba thứ quân” với tổ chức lực lượng chính trị hùng hậu đã phát huy được sức mạnh toàn dân đánh giặc, làm cho quân viễn chinh xâm lược sa lầy trong một thế trận của chiến tranh nhân dân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, đã nói đến chiến tranh nhân dân thì khơng thể thiếu một trong “ba thứ quân” không thể thiếu bộ đội chủ lực mà cũng không thể thiếu bộ đội địa phương, không thể thiếu lực lượng dân quân tự vệ đơng đảo. Đại tướng nói: “lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân là lực lượng nòng cốt của toàn
dân đánh giặc” [58, tr.129]. Trong chiến tranh cách mạng, cần phải xây dựng tổ chức
của lực lượng vũ trang ba thứ quân bao gồm: “bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân: dân qn du kích và dân qn tự vệ, là hình thức tổ chức thích hợp nhất để động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc” [55, tr.42]. Xây dựng lực lượng vũ trang “ba thứ
quân” là cách tổ chức đặc biệt, độc đáo và hiệu quả đối với cách mạng nước ta.
Mỗi thứ qn đều có vai trị chiến lược nhất định, khi được tổ chức các thứ quân ấy cùng hỗ trợ nhau, phối hợp hoạt động nhằm phát huy tác dụng để tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất. Đại tướng cho rằng: Bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu tiến hành
chiến tranh chính quy, là lực lượng cơ động cao trên những địa bàn quan trọng của
địch, nhất là lực lượng cơ động chiến lược, giáng những đòn tiêu diệt lớn vào lực lượng quân sự của chúng, giải phóng đất đai, cùng chiến tranh du kích làm chuyển biến cục diện chiến tranh” [58, tr.129 - 130]. Đồng thời, bộ đội chủ lực cịn có vai trị, trách nhiệm dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, rèn luyện vũ khí, giúp các đội vũ trang trưởng thành.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ đội địa phương là lực lượng nòng cốt của đấu tranh vũ trang ở địa phương, được xây dựng thích hợp với điều kiện cụ thể và nhiệm vụ cụ thể của từng chiến trường, từng địa phương: Có khả năng tác chiến tập trung trong từng khu vực, hoạt động khi thì tập trung, khi thì phân tán, phối hợp chặt chẽ với dân quân tự vệ, với bộ đội chủ lực, hoàn thành các nhiệm vụ tiêu diệt địch, giữ vững và phát triển chiến tranh du kích, phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị và nổi dạy của quần chúng, đánh bại âm mưu gom dân, bắt lính của địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền, bảo vệ sức người, sức của cuộc kháng chiến [58, tr.131].
Đại tướng nói, Dân qn du kích là lực lượng vũ trang rộng rãi của nhân dân, cùng bộ đội địa phương tiến hành chiến tranh du kích ở địa phương, cùng lực lượng chính trị quần chúng tiến hành các cuộc diệt tề, trừ gian, các cuộc nổi dậy giành chính quyền ở cơ sở. Do vậy, họ “khơng thốt ly sản xuất, tận dụng mọi vũ khí, đánh địch tại chỗ rất kịp thời, bằng nhiều hình thức tác chiến linh hoạt và sáng tạo, tiêu hao và tiêu diệt địch ở ngay thôn xã, đường phố, bất cứ nơi nào có địch, lúc nào địch đến, ở ngay trong hậu phương an toàn của chúng” [58, tr.131- 132].
Đại tướng khẳng định rằng, “Ba thứ lực lượng đó là biểu hiện về tổ chức của chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân; ba thứ lực lượng cùng nhau phối hợp rất chặt chẽ để tiêu diệt địch” [45, tr.109]. Hai lực lượng, ba thứ quân phối hợp chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng, phát huy đầy đủ vai trị chiến lược của mình trong chiến tranh cách mạng, khơng ngừng đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích lên trình độ cao. Lực lượng vũ trang có vai trị quan trọng, một mặt, tham gia xây dựng phát triển lực lượng chính trị của quần chúng; mặt khác, làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc. Do vậy, bên cạnh xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị thì phải hết sức coi trọng xây dựng, củng cố tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Để phát huy vai trò của lực lượng ba thứ quân, động viên sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp chiến tranh cách mạng, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần thực hiện tốt việc xây dựng, củng cố tổ chức phải coi trọng chất lượng hơn số lượng. Phải xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mặt tổ chức, trình độ, nắm bắt quy luật, cơ cấu hợp lý. Đại tướng cho rằng: “Về tổ chức, phải trọng chất hơn lượng. Trong mỗi một phủ, huyện, châu phải chọn lọc đội viên khá, cán bộ khá” ; “Tổ chức ra một đội du kích tương đối gương mẫu, ít thì tổ chức một trung đội, nhiều thì tổ chức một đại đội, nhưng trong đại đội phải có một trung đội khá hơn” [74, tr.20].
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, cần xây dựng cơ cấu tô chức phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đảm bảo khả năng tác chiến. Sức mạnh của bộ đội chủ lực được quy định bởi nhiều yếu tố vật chất, kỹ thuật, chiến thuật, yếu tồ tư
tưởng, năng lực chỉ huy, cơ cấu. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, Đại tướng quan tâm đến cơ cấu bộ đội chủ lực nhằm nâng cao chất lượng chiến đấu. Theo Đại tướng, Bộ đội chủ lực phải được tổ chức thành các binh đồn, phải nâng cao ‘trình độ tác chiến, hợp đồng binh chủng” [45, tr.141]; “phải được phát triển về số lượng, đặc biệt là được, nâng cao về chất lượng, về trang bị với binh chủng cần thiết, với lực lượng dự bị mạnh, có cơ động cao” [45, tr.201]. Bởi vì, bộ đội chủ lực ln có tinh thần chủ động, tự tin và quyết tâm cao bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ thành quả của cách mạng. Trong chiến tranh chính quy, bộ đội chủ lực hỗ trợ, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích ở các địa phương hoạt động binh vận, đấu tranh chính trị, ngoại giao. Vì vậy, tổ chức xây dựng, phát triển, phát huy vai trò chủ động của bộ đội chủ lực là cần thiết nhằm nâng cao khả năng chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh, đồng thời góp phần đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù.
Đối với Bộ đội địa phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu “có khả năng
chiến đấu cao”, “sẵn sàng mở rộng lực lượng một cách nhanh chóng’ [45, tr.141- 142]; “xây dựng lớn mạnh có đủ sức cùng với dân qn, du kích làm nịng cốt cho chiến tranh nhân dân ở địa phương, phát triển chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của quần chúng” [45, tr.202]. Bộ đội địa phương phải được xây dựng ở mỗi huyện, mỗi thành, phải có “số đơn vị và quy mơ tổ chức thích hợp, có chất lượng cao”; “phải đánh thật nhanh, huấn luyện tốt, tác chiến giỏi, biết đánh giặc, lại biết vận động nhân dân”; “đánh địch tại chỗ bằng những phương pháp chiến đấu giỏi” [45,
tr.202 - 203]. Bộ đội địa phương với quy mô, số lượng thích hợp sẽ phát huy được vai trị nòng cốt, phối hợp hỗ trợ phong trào quần chúng, phối hợp với dân qn du kích có thể đánh bại chiến tranh địa phương.
Trong thực tiễn chiến tranh Dân quân tự vệ được xây dựng là lực lượng
quần chúng khơng thốt ly sản xuất, đánh địch tại chỗ, vì vậy lực lượng này phải được xây dựng nhằm “bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất ở địa phương” “hợp đồng chặt chẽ với lực lượng phịng khơng và không quân tạo nên một lưới lửa nhiều tầng”, “phát triển mạnh và rộng khắp ở chiến trường” [45, tr.149; 167]. Trong chiến tranh, Dân quân tự vệ, phối hợp với địa phương để tiến hành chiến tranh du kích, phát triển du kích, hỗ trợ các phong trào đấu tranh quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị tại địa phương, tiêu hao sinh lực địch.
Mặt khác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng quân
đội nhân dân cách mạng, chính quy hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
chiến tranh. Cần phải nắm vững quy luật về xây dựng tổ chức quân sự của nhân dân: “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành một quân đội xã hội chủ nghĩa, chính quy và hiện đại, bao gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, với lực lượng thường trực có số lượng thích hợp nhưng chất lượng chiến đấu thật cao, và lực lượng hậu bị hùng hậu được tổ chức và huấn luyện tốt” [58, tr.209]. Theo Đại tướng, quân đội ta phải là một quân đội thật sự cách mạng, thật sự nhân dân, lại phải là một qn đội có trình độ hiện đại cao bao gồm lục quân, không quân, hải quân hiện đại.
Đối với Lục quân, “phải có cơ cấu và quy mơ thích hợp với nhiệm vụ chiến đấu
ngày cảng thích hợp với nhiệm vụ ngày càng phát triển” [58, tr.209]. Đối với Không quân: “Phải được tăng cường mạnh hơn nữa theo phương hướng có số lượng thích hợp nhưng chất lượng chiến đấu thật cao, có cách đánh thật sáng tạo, để bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc…” [58, tr.209].
Đối với Hải quân: “phải được xây dựng ngày càng mạnh theo phương hướng
số lượng vừa đủ nhưng chất lượng chiến đấu phải thật tinh, có cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, được trang bị ngày càng hiện đại…đủ sức bảo vệ bờ biển dài và hệ thống sơng ngịi dày đặc của Tổ quốc” [58, tr.209]. Với mỗi binh chủng, quân chủng khác nhau, Đại tướng đều chỉ ra các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng quân đội và phù hợp với từng nhiệm vụ trong thực tiễn chiến đấu.
Bên cạnh xây dựng lực lượng vũ trang về mặt tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cũng phải cần phát hiện, khắc phục những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới lực lượng vũ trang. Đại tướng phê phán khuynh hướng lệch lạc trong quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng và xây dựng quân đội nhân dân “nhấn mạnh một chiều việc xây dựng quân đội thường trực, coi nhẹ vai trị của dân qn tự vệ và của tồn dân trong chiến tranh hiện đại; hoặc chỉ nói đến chính quy hóa và hiện đại hóa quân đội” [59, tr.157]. Hay tư tưởng “không coi trọng đầy đủ việc xây dựng các lực lượng vũ trang tập trung, hoặc coi nhẹ việc chính quy hóa và hiện đại hóa qn đội” [59, tr.157]. Đại tướng cho rằng, khuynh hướng trên đã gây những thiệt hại và trở ngại cho sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang, từ đó, cho rằng phải ra sức đấu tranh và khắc phục những khuynh hướng đó nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng vũ trang.
Tóm lại, với mơ hình xây dựng lực lượng vũ trang “Ba thứ quân”, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính quy sẽ góp phần động viên, phát huy sức mạnh của toàn dân đánh giặc. Mọi lực lượng của giặc sẽ bị kìm hãm khắp nơi, phải sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân. Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang “Ba thứ quân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo trong tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, đồng thời, với quan điểm xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy hiện đại là những biện pháp góp phần phát huy nhân tố con người xây dựng
lực lượng vũ trang nói riêng và lý luận quân sự nói chung.
Phát huy nhân tố con người của đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý và các
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Từ thực tiễn xây dựng, tổ chức và rèn luyện quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất chú trọng đến phát huy nhân tố con người trong xây dựng lực lượng vũ trang, đó là q trình tác động tích cực vào đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý và các chiến sĩ lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ, quốc phịng thơng qua hệ thống các biện pháp và phương thức để hướng họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Phát huy nhân tố con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, chỉ huy cho đội ngũ cán bộ
Đại tướng luôn nhấn mạnh người cán bộ phải làm trịn nhiệm vụ thì mới có thể cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Muốn làm tròn nhiệm vụ, trước tiên, cần phải có
trình độ hiểu biết về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối chính trị, đường lối quân sự và các chủ trương, chính sách của Đảng, có tri thức và hiểu biết về khoa học qn sự hiện đại, kinh tế, trình độ văn hóa và nghiệp vụ kỹ thuật; phải có năng lực lãnh đạo và chỉ huy, năng lực tổ chức và hành động; phải nâng cao năng lực quản lý và huấn luyện bộ đội. Đại tướng nói: “cán bộ, đảng viên khơng những phải có lập trường, tư
tưởng vững vàng, mà cịn phải có năng lực lãnh đạo quần chúng trên các mặt trận
đấu tranh quân sự và các mặt trận đấu tranh khác của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn
diện” [59, tr.430]. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc lãnh đạo quần chúng, tiến kịp yêu cầu của quốc phòng và những khả năng mới trong xây dựng, phát triển kinh tế địa phương phục vụ cho chiến tranh, cần phải luôn luôn học tập, nắm vững và quán triệt đường lối quân sự của Đảng; tích cực nâng cao trình độ lãnh đạo và chỉ đạo trong cơng tác quân sự địa phương; phải có một sự phấn đấu bền bỉ để nâng cao trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật.