Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về lực lượng và vai trò của lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 95 - 100)

của lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân

Trên cơ sở chỉ rõ mục đích chính trị, đặc điểm, tính chất của chiến tranh nhân dân Võ Nguyên Giáp, đã chỉ rõ quan điểm về lực lượng và vai trò của lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân. Nhận thức lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân sẽ là

cở sở để giác ngộ, giáo dục, tổ chức toàn dân, khơi nguồn lực lượng và sáng tạo của

nhân dân cùng tham gia đánh giặc với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo mọi lúc, mọi nơi để đưa kháng chiến đến thắng lợi. Hay nói cách khác, việc xác định lực lượng và vai trị của chiến tranh nhân dân là để có biện pháp và phương thức phát huy nhân tố con người nhằm thực hiện mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

 Lực lượng toàn dân đánh giặc

Luận giải về lực lượng toàn dân đánh giặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân Việt nam là lực lượng toàn dân đánh giặc, trong đó, lực lượng chính trị quần chúng là lực lượng toàn dân được giác ngộ và tổ chức chặt chẽ và đó là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng

mọi mặt của cách mạng.

Trước hết, theo Võ Nguyên Giáp, lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân Việt nam là lực lượng tồn dân đánh giặc, trong đó, lực lượng chính trị quần chúng là

lực lượng toàn dân được giác ngộ và tổ chức chặt chẽ và đó là cơ sở để xây dựng và

phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng. “Nó bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp và cá nhân yêu nước, tiến bộ, thuộc đủ thành phần dân tộc và tôn giáo”; “lấy liên minh công nông làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo” [59, tr.103]. Lực lượng chính trị quần chúng là lực lượng rộng rãi của toàn dân, là lực lượng đông đảo quần chúng công nông, là nhân tố trực tiếp thể hiện sức mạnh mới, sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Lực lượng chính trị quần chúng có vai trị rất quan trọng, “là cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, cả về lực lượng vật chất cũng như lực lượng tinh thần, trên các mặt chính trị và qn sự, kinh tế và văn hóa, ở cả tiền tuyến và hậu phương” [59, tr.125]. Vì theo ơng, lực lượng chính trị hùng hậu tức là lực lượng của toàn dân được giác ngộ và tổ chức chặt chẽ. Thứ nhất, lực lượng chính trị quần chúng là lực

lượng để tiến hành đấu tranh chính trị chống địch, lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi khởi nghĩa toàn dân. Xuất phát từ quy luật đấu tranh cách mạng của nước ta, là từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp khỏi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng. Lực lượng chính trị có vai trị đấu tranh địi quyền dân chủ, dân sinh, giác ngộ, tập hợp và rèn luyện đông đảo quần chúng, đưa

quần chúng tiến lên khởi nghĩa; tiến hành công tác binh vận, địch vận, làm tan rã hàng ngũ của địch; vùng lên dùng bạo lực cách mạng để đập tan chính quyền phản cách mạng khi thời cơ khởi nghĩa xuất hiện [59; tr.126 - 127]. Thứ hai, lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân, chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang tác chiến, như ơng nói: “khơng có nhân dân cách mạng, khơng có lực lượng chính trị hùng hậu của nhân dân mà đội quân chủ lực là công nơng do Đảng tổ chức và lãnh đạo thì khơng thể có lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh” [59, tr.128]. Và, nhờ có lực lượng chính trị quần chúng rộng rãi và vững mạnh mà “lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể phát triển từ khơng đến có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, khi thực hiện chế độ tịng qn tình nguyện cũng như khi thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự” [59, tr.128- 129]. Khi lực lượng chính trị quần chúng còn “là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang nhân dân tiến hành tác chiến” [59, tr.129]. Khi lực lượng chính trị quần chúng vững mạnh và hùng hậu, sẽ tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang khắc phục được khó khăn, hồn thành nhiệm vụ, giúp lực lượng che chở, giúp đỡ lực lượng vũ trang giấu quân, luồn sâu lót sẵn, giải quyết các vấn đề trinh sát địch tình, thơng tin liên lạc, tiếp tế, cứu thương; giúp đỡ phối hợp lực lượng vũ trang giết giặc.

Như vậy, quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về “lực lượng toàn

dân đánh giặc” là sự nhất quán, thống nhất kế thừa từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử. Tin vào quần chúng nhân dân là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, phát huy nhân tố con người của nhân dân vào thực tiễn cách mạng sẽ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

 Lực lượng vũ trang là nòng cốt

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ rằng “đánh giặc thì phải có vũ khí, phải có lực lượng cầm vũ khí”, “kẻ thù của chúng ta ln luôn dựa vào lực lượng vũ trang lớn mạnh để xâm chiếm nước ta, nô dịch nhân dân ta” [59, tr.104]. Trong chiến tranh nhân dân, cùng với lực lượng chính trị lực lượng vũ trang là lực lượng nịng cốt cho tồn dân đánh giăc.

Lực lượng vũ trang nhân dân có vai trị quan trọng trong chiến tranh nhân dân, là lực lượng không thể thiếu trong việc tiến hành một cuộc cách mạng bạo lực. Khi

Đảng có tổ chức có chính quyền, họ là lực lượng bảo vệ Đảng cách mạng, bảo vệ phong trào quần chúng chống lại khủng bố ác liệt của quân thù. “Lực lượng vũ trang nhân dân của nước ta là lực lượng nhân dân cách mạng, được tổ chức chặt chẽ và vũ trang với mức độ khác nhau, hoàn toàn thốt ly sản xuất, hoặc khơng thốt ly sản xuất, tự nguyện chiến đấu cho mục đích chính trị của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng” [59, tr.134]. Lực lượng vũ trang là công cụ sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là lực lượng không thể thiếu để tiến hành khởi nghĩa vũ trang nhằm giành lại độc lập cho dân tộc. Cách mạng nước ta bắt nguồn từ đấu tranh chính trị mà lên và kẻ thù không từ bất kỳ biện pháp nào để đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Trong điều kiện đó, khơng chỉ dựa vào sức mạnh chính trị mà còn phải “tổ chức vũ

trang tự vệ để chống lại sự khủng bố ác liệt của kẻ thù” [59, tr.135].

Lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích, làm nịng cốt cho quần chúng vũ trang đứng lên đánh đổ chính quyền phản động, giành lại chính quyền về tay nhân dân. Trong khởi nghĩa vũ trang, phải có đội quân cách mạng được tập luyện, sẵn sàng xông ra trước rồi dân chúng hưởng ứng theo. Trong chiến tranh, là lực lượng đóng vai trị xung kích trong các cuộc khởi nghĩa, nó làm cho sức mạnh và uy thế của quần chúng tăng lên, đó “là lực lượng sẵn sàng tác chiến trong những trường hợp cần thiết nhằm tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp của địch tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy hoặc đánh bại những bộ phận quân địch ngoan cố cố thủ hay hành quân phản kích” [59, tr.136], từ đó, tạo điều kiện cho các cuộc cuộc khởi nghĩa có thể phát triển thuận lợi. Theo Đại tướng, lực lượng vũ trang là lực lượng làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc, quyết định trực tiếp việc tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của địch thực dân, đế quốc: “có lực lượng nịng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh đủ sức tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch, đánh thắng địch về quân sự mới có thể giành được thắng lợi cho chiến tranh” [59, tr.137]. Với hoạt động tích cực của họ, có thể phối hợp với lực lượng chính trị, thực hiện ba mũi giáp cơng, kết hợp tác chiến tạo thành sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

Như vậy, kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc, khi bàn về vai trò của “lực lượng

vũ trang nhân dân” Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giải quyết thành công vấn đề tổ chức quân sự của nhân dân, xây dựng thành công lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là một sự

vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định vai trò trực tiếp quyết định của lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh nhân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định vai trò trực tiếp quyết định của lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh nhân dân là để xây dựng cơng tác chính trị tư tưởng và tổ chức theo một hệ thống biện pháp và cách thức phát huy nhân tố con người của lực lượng này theo đường lối đúng đắn để trở thành lực lượng nịng cốt cho tồn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 Chiến tranh nhân dân phải do Đảng lãnh đạo

Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Võ Nguyên Giáp khẳng định rằng, chiến

tranh nhân dân phải do Đảng lãnh đạo “khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc

thật sự mang tính chất nhân dân chỉ có thể được phát động, tổ chức và giành thắng lợi triệt để dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân” [59, tr.409]. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tất yếu và là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của chiến tranh nhân dân ở nước ta. Bởi vì, Đảng đại biểu cho lợi ích cơ bản của quần chúng công nông đông đảo, của nhân dân lao động và đại biểu cho lợi ích cơ bản và lâu dài của dân tộc, cho nên, có thể lãnh đạo lực lượng tồn dân tham gia vào cuộc cách mạng giành thắng lợi. Đồng thời, “Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân Việt- Nam, có tinh thần triệt để cách mạng, có lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác -Lê - nin, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ và liên hệ mật thiết với quần chúng”, “có đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo”, đồng thời,“nắm vững quy luật của cách mạng và quy luật của chiến tranh cách

mạng”, “xác định ra đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn, xác định nhiệm vụ, mục đích cơ bản và mục đích trước mắt của cách mạng, xác định và chỉ đạo thực

hiện phương pháp cách mạng, hình thức tổ chức lực lượng, biện pháp và thủ đoạn đấu tranh và các cách đánh thích hợp nhất, sắc bén nhất, có hiệu lực nhất, cách mạng nhất” [56, tr.117 -118]. Xét về mặt lý luận và thực tiễn, với bản chất khoa học và cách mạng, chỉ có Đảng của giai cấp cơng nhân là đại biểu cho giai cấp kiên quyết cách mạng nhất, đại biểu cho phương thức sản xuất XHCN, cho lợi ích cơ bản của quần chúng công nông đông đảo, của nhân dân lao động và đại biểu cho lợi ích cơ bản và lâu dài của dân tộc, mới có thể giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, đưa cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH. Đảng trong quan điểm của Đại tướng mang đầy đủ phẩm chất và năng

lực, bản chất của một giai cấp tiên tiến, ln gắn bó chặt chẽ vấn đề giai cấp và dân tộc, đại biểu cho lợi ích cơ bản của quần chúng công nông đông đảo, nhân dân lao động; lợi ích cơ bản và lâu dài của dân tộc; lãnh đạo nhân dân trong hoạt động thực tiễn cách mạng. Trong chiến tranh, Đảng chỉ đạo hoạt động phát huy nhân tố con người nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh chiến đấu của quân đội trong chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Như vậy, quan điểm của Võ Nguyên Giáp về lực lượng và vai trò của lực lượng

tiến hành chiến tranh nhân dân là quan điểm cơ bản, đúng đắn và khoa học trên cơ sở kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha ta, Võ Nguyên Giáp tin về một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tin vào sức mạnh của dân tộc - sức mạnh toàn dân đoàn kết trong chiến tranh nhân dân. Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân, từ đó khơng ngừng bồi dưỡng, giác ngộ, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nhân dân; chăm lo xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân nhằm kích thích, huy động sức dân tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)