dân về chính trị - tư tưởng
Nghiên cứu nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật trong chiến tranh trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng ta chủ trương lấy việc xây dựng chính trị làm nền tảng. Đại tướng cho rằng, chỉ có việc xây dựng chính trị làm nền tảng, lực lượng vũ trang mới có được những cán bộ và chiến sĩ có giác ngộ chính trị sâu sắc, có lý tưởng chiến đấu cao cả, một lòng một dạ phục vụ lợi ích nhân dân, sẵn sàng hy sinh vượt qua mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết chiến đấu, anh dũng tuyệt vời, phát huy cao độ kỹ thuật để chiến thắng kẻ thù [59, tr.177]. Sức mạnh của chính trị - tư tư tưởng là một trong những nhân tố quyết định sự nghiệp giải phóng dân tộc, là ưu thế trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa. Do vậy, để xây dựng dựng lượng vũ trang nhân dân về mặt chính trị - tư tưởng vững mạnh toàn diện cần phải tuân thủ theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang
Như chúng ta đã biết, Quân đội nhân dân việt Nam ra đời xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội là thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân và là một tất yếu khách quan. “Sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang phải là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện”. Đây là nguyên tắc đầu tiên “bất di bất dịch”; là
nguồn gốc, nhân tố quyết định sự ra đời, trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Đại tướng nói, đối với lực lượng vũ trang, “chỉ có chính đảng là duy nhất nắm quyền lãnh đạo” [59; tr.179]. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân cũng là tất yếu, khơng có bất cứ một tổ chức nào có thể
thay thế. Vì vậy, trong xây dựng lực lượng vũ trang, phải có hệ thống Đảng từ trên xuống dưới, trực tiếp lãnh đạo các đơn vị, bao quát mọi thứ quân, mọi quân chủng, mọi binh chủng, mọi công tác trong xây dựng lực lượng nhân dân cũng như trong chiến đấu. Đại tướng nhấn mạnh: “Không để cho bất cứ một khâu nào trong lực lượng vũ trang thiếu sự lãnh đạo của Đảng” [59, tr.179]. Thông qua hệ thống Đảng, qua các tổ chức đồn thể để có thể chăm lo xây dựng bồi dưỡng toàn diện con người; giáo dục, tuyên truyền, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang theo một đường lối đúng đắn.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân ta mới có bản chất cách mạng tốt đẹp, bản chất giai cấp công nhân và trở thành lực lượng vũ trang thực sự của nhân dân. Đảng phải thông qua hoạt động thực tiễn, xây dựng hệ thống tổ chức vững mạnh, “xây dựng và không ngừng cũng cố lực lượng tổ chức Đảng và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang” [59, tr.179]. Đồng thời, “phải luôn ln giữ vững và nâng cao tính giai cấp, tính tiền phong của Đảng” [59, tr.180]. Để thực hiện được điều đó, cần phải “chăm lo đội ngũ đảng viên lớn mạnh tồn diện”, “có chất lượng cao, tiên tiến về mọi mặt, và có số lượng thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ tổ chức của đơn vị”, “ra sức củng cố và tăng cường sức mạnh lãnh đạo của tổ chức Đảng”, “quán triệt đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ”, “thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt chính trị, tư tưởng, chế độ tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng” [59, tr.180]. Quân đội ta “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là nét đặc trưng cơ bản, nổi bật gắn với bản chất của lực lượng vũ trang.
Như vậy, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với lực lượng vũ trang
là một quan điểm đúng đắn và sáng tạo, đánh dấu sự phát triển về lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang. Đảng lãnh đạo là nguyên tắc bất di, bất dịch, nhằm xây dựng, bồi dưỡng con người trong lực lượng vũ trang tồn diện, trong đó nhân tố chính trị tinh thần là nền tảng để phát triển năng lực của mỗi quân nhân, đồng thời, đảm bảo lực lượng vũ trang luôn giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với lực lượng vũ trang là nguyên tắc cơ bản nhất quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của lực lượng vũ trang. Đảng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng vũ trang theo một đường lối đúng đắn sẽ góp phần phát huy
nhân tố con người trong lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao chất lượng chiến đấu trong sự nghiệp chiến tranh giải phóng dân tộc ta.
Thứ hai, thực hiện cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân
Tư tưởng “lấy chính trị làm gốc” xuất hiện rất sớm trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo. Thấm nhuần quan điểm đường lối ấy, Đại tướng Võ Ngun Giáp rất coi trọng cơng tác chính trị trong xây dựng lực lượng vũ trang. “Cơng tác chính trị có sức mạnh vốn là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta” [42, tr.20]. Muốn xây dựng lực lượng vũ trang, phải xây dựng đội quân chính trị trước, “người trước, súng sau”; “khơng ngừng tăng cường cơng tác chính trị trong qn đội” [42, tr.19 - 20]. Đây là vấn đề cốt lõi, nền tảng tạo nên chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực chất tư tưởng của Đại tướng, thực hiện cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân là nâng cao cơng tác chính trị - tư tưởng, truyền thống cho quân đội, “là bồi dưỡng, giáo dục về mặt chính trị tư tưởng, xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng những mối quan hệ kiểu mới, cách mạng, nhằm phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần và sức mạnh tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân” [59, tr.183]. Đại tướng Võ Ngun Giáp xem cơng tác chính trị là cơng tác vận động cách mạng, quần chúng của Đảng là linh hồn, là mạch sống, nguồn sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Do vậy, cần phải nâng cao nhất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị bằng những nội dung, phương pháp và cách thức phù hợp.
Trước hết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của công tác
chính trị là chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang về mặt chính trị, làm cho lực lượng
vũ trang nhân dân ln ln qn triệt đường lối chính trị, quân sự, nhiệm vụ chính trị - quân sự của Đảng, là trung thành tuyệt đối với Đảng cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phát huy cao độ sức mạnh của con người, của yếu tố chính trị tinh thần, làm cho lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đầy đủ năng lực để hành động [59, tr.182].
Về nội dung, giáo dục chính trị, trước hết là phải quán triệt tình hình, nhiệm vụ,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, nhiệm vụ quân sự cơ bản phải đặt lên hàng đầu trong thực hiện cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang. Là phải “giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lê - nin kết hợp với thực tiễn đấu tranh cách
mạng của nước ta, nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, giác ngộ cộng sản chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản” [59, tr.183]. Đai tướng cũng nhấn mạnh, cần phải “bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng tư tưởng vơ sản; trên cơ sở đó mà khơng ngừng nâng cao tinh thần tự lập, tự cường, ý chí quyết chiến quyết thắng của lực lượng vũ trang nhân dân” [59, tr.183]. Như vậy, có thể thấy, để thực hiện cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ, nội dung giáo dục, từ đó chỉ ra các biện pháp giáo dục, bồi dưỡng bộ đội và các chiến sĩ theo một phương pháp khoa học “gắn lý luận và thực tiễn”.
Về lực lượng làm cơng tác chính trị, Đại tướng cũng cho rằng, phải phát động mọi lực lượng làm cơng tác chính trị. “Cơng tác chính trị phải dựa vào mọi lực lượng tiến hành; phải phát động toàn quân từ trên xuống dưới, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên mọi người đều làm cơng tác chính trị” [59, tr.183]. Muốn vậy, cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống tổ chức cơng tác chính trị nhằm giáo dục, vận động các cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ của Đảng đề ra.
Về phương pháp và cách thức thực hiện cơng tác chính trị, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp cho rằng, “phải xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống tổ chức cơng
tác chính trị” [59, tr.184]. Đảng ln giữ vững chế độ hai thủ trưởng, thơng qua đó để
phát huy hiệu lực lãnh đạo, giáo dục, bồi dưỡng đông đảo cán bộ và chiến sĩ tự giác, triệt để chấp hành các nhiệm vụ do Đảng đề ra. Hệ thống cơng tác chính trị bao gồm: chính ủy (chính trị viên) và cơ quan chính trị các cấp của lực lượng vũ trang. Chính ủy, chính trị viên cũng như cán bộ chỉ huy quân sự các cấp, họ cùng thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chung trước Đảng ủy và cơ quan lãnh đạo cấp trên về mọi mặt công tác của đơn vị. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảng luôn giữ chế độ hai thủ trưởng để phát huy hiệu lực của Đảng trong giáo dục, vận động đông đảo cán bộ, chiến sĩ tự giác triệt để chấp hành nhiệm vụ mà Đảng đề ra.
Tóm lại, quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thực hiện cơng tác
chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân thể hiện tính chất lãnh đạo, chiến đấu, quần chúng và tính dân tộc của lực lượng vũ trang nhân dân. Thực hiện cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những nguyên tắc, biện pháp để phát
huy nhân tố con người của đội ngũ cán bộ, các chiến sĩ lực lượng vũ trang giữ vững bản chất giai cấp. Nhờ thực hiện cơng tác chính trị đã góp phần rèn luyện đội ngũ cán bộ,chiến sĩ bản lĩnh chính trị vững vàng, nhân cách tốt của người quân nhân đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, có khả năng đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ quân sự của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “có cán bộ tốt làm việc gì cũng xong” [59, tr.185]. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất đặc biệt quan tâm xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ. “Cán bộ là người đem quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng giáo dục cho chiến sĩ, chỉ huy, lãnh đạo chiến sĩ đánh giặc và làm mọi công tác” [59, tr.185]. Cụ thể hơn, Đại tướng khẳng định, “Cán bộ lại thường là đảng viên, là người ở trong cấp ủy, là người nắm công việc quan trọng, nắm kỹ thuật quan trọng. Đó là bộ phận nịng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân”; “là những người trực tiếp nắm công cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước chun chính vơ sản” [59, tr.185;187]. Do đó, trong xây dựng quân đội, công tác cán bộ phải được coi trọng hàng đầu, bởi nó có vai trị quyết định trong xây dựng qn đội. Như vậy, đội ngũ cán bộ qn đội có vai trị vơ cùng quan trọng. Với tư cách là người lãnh đạo, tổ chức trong quân đội, họ là lực lượng nịng cốt có vai trị quyết định trong quá trình chiến đấu, xây dựng, huấn luyện quân đội, chỉ huy đội quân chiến đấu, là “nhạc trưởng”, người tham mưu đề xuất,triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước và quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối chính sách đó. Do vậy, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đội ngũ cán bộ phải đảm bảo về cả phẩm chất và năng lực. Bàn về vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ quân đội, Võ Nguyên Giáp thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “có cán bộ tốt làm việc gì cũng xong” [59, tr.185]. Võ Nguyên Giáp xác định, cán bộ trong qn đội là những người có vị trí quan trọng, là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa những chủ trương, đường
lối, quan điểm, tư tưởng của Đảng để lãnh đạo, quản lý quân đội. Đại tướng chỉ rõ: “Cán bộ là người đem quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng giáo dục cho chiến sĩ, chỉ huy, lãnh đạo chiến sĩ đánh giặc và làm mọi công tác” [59, tr.185]. Cụ thể hơn, Đại tướng khẳng định: “Cán bộ lại thường là đảng viên, là người ở trong cấp ủy, là người nắm cơng việc quan trọng, nắm kỹ thuật quan trọng. Đó là bộ phận nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân”; “là những người trực tiếp nắm công cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước chun chính vơ sản” [59, tr.185;187]. Do đó, trong xây dựng quân đội, công tác cán bộ phải được coi trọng hàng đầu, bởi nó có vai trị quyết định trong xây dựng quân đội. Như vậy, đội ngũ cán bộ qn đội có vai trị vơ cùng quan trọng. Với tư cách là người lãnh đạo, tổ chức trong quân đội, họ là lực lượng nịng cốt có vai trị quyết định trong q trình chiến đấu, xây dựng, huấn luyện quân đội, chỉ huy đội quân chiến đấu, là “nhạc trưởng”, người tham mưu đề xuất,triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước và quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối chính sách đó. Do vậy, theo Đại tướng Võ Ngun Giáp, đội ngũ cán bộ phải đảm bảo về cả phẩm chất và năng lực.
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu
cầu của chiến tranh giải phóng dân tộc.
Quá trình phát huy nhân tố con người của đội ngũ cán bộ quân đội cũng chính là q trình hồn thiện và phát triển nhân cách của con người thông qua hệ thống phẩm chất và năng lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do vậy, trong quá trình xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, với Tổ quốc, có phẩm chất và tài năng để làm tròn nhiệm vụ- điều kiện rất cơ bản để đảm bảo cho lực lượng vũ trang luôn luôn là lực lượng đáng tin cậy của Đảng, là một lực lượng vũ trang thực sự của nhân dân có đủ sức mạnh hồn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Theo Đại tướng, đội ngũ cán bộ quân đội phải đáp ứng những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, kỷ luật, phẩm chất chiến đấu: Võ Nguyên Giáp luôn đề cao việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ