Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
2.2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế kỷ XX với sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới thế kỷ XX
Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam được hình thành dựa trên điều kiện lịch sử - xã hội thế giới thế kỷ XX. Đây là giai đoạn loài người chứng kiến những chuyển biến to lớn và phức tạp về mọi mặt, ảnh hưởng tới q trình phát triển của xã hội lồi người. Ở phương Tây, CNTB phát triển thành CNĐQ, bành trướng, tranh
cướp thị trường thuộc địa dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng mở rộng; giữa các nước đế quốc với nhau rất gay gắt, phức tạp; giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với CNĐQ vô cùng sâu sắc. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khơng chỉ riêng mỗi quốc gia mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung chống lại CNĐQ trên phạm vi toàn thế giới. Bước sang đầu thế kỳ XX, CNTB trải qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế với những biến cố hết sức phức tạp làm cho tình hình chính trị, xã hội, văn hóa biến đổi to lớn.
Trước hết, cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 - 1903, là nguyên nhân của chiến
tranh thế giới lần thứ nhất. CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn CNĐQ, xác lập quyền thống trị trên tồn thế giới, đua nhau đi xâm lược, bóc lột nhân dân châu Á, Châu Phi, Mỹ latinh. V.I.Lênin đánh giá rằng, tính chất của cuộc chiến tranh của CNĐQ “đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc
nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết, bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước” [96, tr.18]. Để thu nhiều lợi nhuận và mở rộng thị trường, các nước đế quốc bắt đầu thực hiện bành trướng, phát triển kinh tế và kỹ thuật quân sự, củng cố địa vị thống trị của giai cấp tư sản trong nước họ. Các Mác - Ph.Ăngghen nhận định: “vì ln ln bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp tồn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi” [100, tr.601]. Lên án CNTB, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn phát triển tột cùng của nó, trở nên vơ cùng xấu xa. Nó tìm mọi cách xóa nhịa ranh giới giữa trắng, đen, giữa thiện, ác. Nó xuyên tạc mọi giá trị tinh thần chân chính mà lồi người đến đó đã thành đạt được. Nó đang bưng bít mọi ánh sáng của công lý, tự do” [73, tr.147]. Với bản chất bóc lột, CNTB thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông một cách vô nhân đạo, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, bn bán ngun vật liệu, khai thác sức lao động, xuất khẩu tư bản. Mặt khác, các nước đế quốc cạnh tranh quyết liệt, xâu xé nhau lại vừa cấu kết với nhau để nô dịch, tranh giành, kìm kẹp thuộc địa các nước nhỏ yếu. Đầu tư khai thác thuộc địa đã đem lại lợi nhuận tối đa cho các nước tư bản, cuốn các nước tư bản vào con đường của thực dân, trước tình hình ấy làm cho quan hệ xã hội ở các nước thuộc địa có những thay đổi về căn bản.
Sự vận động, phát triển về kinh tế, kéo theo là sự biến đổi về tư tưởng chính
trị, văn hóa, xã hội trên tồn thế giới, ảnh hưởng đến quốc gia Phương Đông, đặc biệt
ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của các nhà chính trị, tư tưởng Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Trong quá trình phát triển, nền dân chủ tư sản được xây dựng có giá trị văn hóa to lớn chống lại sự chuyên chế của chế độ phong kiến,tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh của các nước TBCN, đối với các dân tộc thuộc địa thì khơng thể có dân chủ. Mặc dù vậy, khơng thể phủ nhận giá trị văn hóa mà nền dân chủ tư sản mang lại có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới. Về cơ cấu xã hội, phương Tây cũng có những thay đổi, bên cạnh giai cấp tư sản thì giai cấp nơng dân, địa chủ q tộc, giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và tư sản ngày càng gay gắt. Giai cấp cơng nhân xuất hiện địi hỏi có một hệ tư tưởng mới trở thành ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân cách mạng thế giới. Chủ nghĩa Mác -
Lênin ra đời đã đáp ứng cho phong trào cách mạng vơ sản thế giới, sự kiện ấy ít nhiều đã ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX trong q trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ hai 1929 - 1933, nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vô cùng tàn khốc trong lịch sử xã hội loài người, ảnh hưởng đến các quốc gia phương Đơng, trong đó có Việt Nam. Với bản chất bóc lột, CNTB tiếp tục đi xâm lược các quốc gia nhỏ yếu. Các nước tư bản có nền kinh tế mạnh như Anh, Mỹ tìm đủ phương kế khống chế nguyên liệu, xây dựng khu kinh tế riêng, ký kết hiệp ước quốc tế sản xuất theo hạn ngạch. Đức và Nhật Bản thiếu thốn về ngun liệu, vì thế họ bắt đầu có ý đồ “cầm gươm và súng đi cướp đoạt nguyên liệu, để giành lấy không gian sinh tồn” [4, tr.615]. Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời, từ lâu CNĐQ nhịm ngó với mưu đồ chiếm đóng, trong hai cuộc chiến tranh thế giới phải đương đầu trực tiếp với hai cuộc chiến tranh tàn khốc trong lịch sử chống lại hai đế quốc hùng mạnh, đông về số lượng, được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại là chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới đầu thế kỷ XX đầy biến động đã đặt ra cho các nhà tư tưởng Việt Nam những vấn đề lớn về chính trị, tư tưởng, đường lối cách mạng, lực lượng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Lực lượng cách mạng nào có thể lãnh đạo để tập hợp, phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân; huy động, khơi dậy sức mạnh của cả nước, đồn kết tồn dân đánh giặc có thể quy tụ trong chiến tranh nhân dân?
Mặt khác, cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) đã chỉ rõ bài học về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; xây dựng tổ chức quân sự và xây dựng CNXH, trở thành niềm tin, động lực vật chất và tinh thần cho các dân tộc bị áp bức trong đó có nhân dân Việt Nam. Với tư cách là người cộng sản, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhanh chóng nhận thức, tiếp thu và vận dụng trong điều kiện cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã thực hiện hóa mục tiêu cách mạng, giải phóng con người thốt khỏi sự áp bức, bóc lột và bất cơng; giải phóng cơng nhân và nhân dân lao động, con người làm chủ vận mệnh
của mình. Đại tướng Võ Ngun Giáp nói: “Đối với cả loài người tiến bộ, Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những cái mốc lớn ấy, một trong những bước ngoặt vĩ đại ấy, mở ra một kỷ nguyên mới với những triển vọng to lớn, những khả năng vô tận” [65, tr.7]; “Liên - Xô đại thắng, nhiều nước dân chủ nhân dân mới ra đời; hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vượt khỏi phạm vi một nước. Trên thế giới, một thời kỳ lịch sử mới bắt đầu” [45, tr.73]. Chế độ XHCN xuất hiện, chứng tỏ CNTB không phải là duy nhất, mà song song với nó có hệ thống chính trị đối lập với chúng về bản chất và mục đích chính trị. Các sự kiện nổi nật trên có tác động đến tư tưởng chính trị của các dân tộc. Đối với Việt Nam, các cuộc chiến tranh và phong trào công nhân thế giới, nhất là ảnh hưởng đến tư duy của các nhà cách mạng, nhà tư tưởng về sự lựa chọn con đường đường lên CNXH hay CNTB? Lựa chọn lực lượng để tiến hành cách mạng và con đường, phương pháp thực hiện để có thể giành thắng lợi? Sinh và và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, được đón nhận “luồng gió mới” của cách mạng thế giới, dưới sự lựa chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sớm nhận thức mục đích chính trị của chiến tranh Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đồng thời, từ nhận thức cảm tính đến hoạt
động thực tiễn, học tập, nghiên cứu sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đường lối chiến tranh nhân dân, nhận thức về vị trí, vai trị của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, từ đó, giác ngộ, giáo dục theo một đường lối đúng đắn.
Mặt khác, Cánh mạng Tháng Mười Nga cũng đã cung cấp cho nhân dân ta bài học về xây dựng tổ chức quân sự, nhất là bài học về xây dựng quân đội chính quy kiểu mới của giai cấp vơ sản. Đại tướng Võ Ngun Giáp nói: Lê nin đã xác định được chức năng, nhiệm vụ; bản chất cách mạng, nhân dân; hệ thống tổ chức Đảng, cơng tác chính trị; đường lối, chính sách;đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nguyên tắc tổ chức, trang bị, giáo dục, huấn luyện quân đội; nghệ thuật quân sự trong xây dựng quân đội Liên Xô [58, tr.40]. Những nội dung trên được Đại tướng tiếp thu, vận dụng, phát triển sáng tạo trong phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh nhân dân và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Đồng thời, từ nhận thức đặc điểm của thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, tiếp thu tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, cùng với trải nghiệm qua hoạt động thực tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sớm hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người.
Hơn nữa, đầu thế kỷ XX, Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) ra đời do Lênin sáng lập đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vơ sản và giải phóng dân tộc trên thế giới một sức mạnh mới trong phong trào đấu tranh chung chống CNĐQ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thức về đường lối nhiệm vụ, phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân, cũng như bài học về phát huy nhân tố con người, nhất là về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho Đảng cộng sản, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. “Dưới ánh sáng của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Đảng ta đã có chuyển hướng về đường lối và sách lược, tức là trên thực tế đã trở về với tư tưởng, đường lối, sách lược, mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra từ khi mới thành lập Đảng” [69, tr.38]. Cũng từ đây, “ngọn đuốc lý luận Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường cách mạng Việt Nam” [111, tr.30]. Đại tướng nhận thức được hai nhiệm vụ cơ bản tiến hành đồng thời: cách mạng ruộng đất, giải phóng nơng dân khỏi áp bức bóc lột nơ lệ và chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Từ đây không ngừng phát huy nhân tố con người để thực hiện mục đích của cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Cũng phải nói đến rằng, Trung Quốc là quốc gia phong kiến cũng có những chuyển biến quan trọng, các cuộc cách mạng có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam về tư duy quân sự nói chung và tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng. Đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Trung Sơn thành cơng, thiết lập chế độ chính trị dựa trên học thuyết Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc đã ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX như: Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh với tư tưởng muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời để hướng tới tư tưởng tiến bộ là giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cuộc cách mạng của nhân dân Trung Hoa (1949) giáng một địn chí mạng vào vị trí của CNĐQ ở Châu Á, góp phần làm cho lực lượng so sánh có lợi cho CNXH. “Từ thời làm báo
Tiếng dân, tuy chưa hề có ý nghĩ sẽ trở thành nhà quân sự, tôi thường chăm chú theo
lợi của cách mạng Trung - quốc cổ vũ nhân dân ta, làm cho nhân dân ta càng thêm phấn khởi và tin tưởng” [73, tr.17], đã tạo điều kiện cho Việt Nam khơng ngừng tìm phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, lực lượng chiến tranh, phương pháp đào tạo con người.
Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XX
Tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam không chỉ ra đời dựa trên điều kiện lịch sử - xã hội thế giới mà còn phản ánh và chi phối bởi điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ XX với yêu cầu thực tiễn cứu nước gắn với hai cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1930) đặt ra nhu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân dân lao động tác động đến sự hình thành tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người. Trước
bối cảnh Pháp xâm lược làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Pháp thực hiện nhiều chính sách vơ vét, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực, chúng thực hiện chính sách chuyên chế, thực dân kết cấu với triều thành tay sai, bù nhìn, thẳng tay đàn áp các cuộc cách mạng Việt Nam dìm trong biển máu. Tuy nhiên, các trào lưu cải cách của Trung Quốc, Nhật, các tư tưởng “Duy tân” vẫn du nhập vào Việt Nam qua các loại sách báo, “Tân Văn”, “Tân Thư”, “Tân báo” trở thành thứ vũ khí tư tưởng cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng tư sản.
Các cuộc khai thác của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến, phân hóa thành các giai tầng, từ đó nảy sinh những mâu thuẫn mới tạo tiền đề cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Trong bài viết “Nghiệp làm nông ở Việt Nam”, Đại tướng Võ Ngun Giáp đã phân tích sự phân hóa các tầng lớp,
giai cấp nơng thơn theo nhận thức hiện đại, nói đến bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản và những mâu thuẫn trong lòng xã hội [30, tr.32]. Bên cạnh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến vốn đã từ lâu, giờ đây xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản mại bản, tư sản Pháp. Mâu thuẫn chủ yếu đặt lên hàng đầu cần giải quyết là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Các phong trào yêu nước và cộng sản phát triển mạnh mẽ địi hỏi cần phải có một đường lối cứu nước, lãnh đạo cách mạng đúng đắn, khoa học có thể phát huy được vai trò của đại đa số quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách