Phát huy nhân tố con người nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội theo quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 139 - 149)

của quân đội theo quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cũng như bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan, mối

quan hệ giữa con người và vũ khí cũng vận động, biến đổi và phát triển. Nó xuất phát từ chính bản thân con người với vai trị tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo, ln hồn thiện mình, làm chủ vũ khí, nâng cao sức mạnh chiến của quân đội.

Từ thực tiễn chỉ đạo, huấn luyện, chỉ huy chiến đấu cũng như giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúc kết thành những bài học kinh nghiệm phát huy nhân tố con người trong xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội thông qua cách thức và biện pháp khoa học, hướng họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, giác ngộ, giáo dục phẩm chất chính trị - tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội

Nhân tố chính trị - tinh thần trong đấu tranh vũ trang nói chung và trong xây dựng qn đội nói riêng có vai trị rất quan trọng. Lênin đã từng nói:

“Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lịng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy” [95, 147].

Ăngghen trong tác phẩm Quân đội Châu Âu khi phân tích những phẩm chất

của binh lính, sĩ quan, ơng nhấn mạnh về tinh thần chiến đấu của quân đội: Dũng cảm và lịng tin sẽ góp phần làm cho cuộc chiến đấu thắng lợi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói, “Sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ

trang, của quân đội, là ở tinh thần chiến đấu của các cán bộ, chiến sĩ” [61, tr.57].

Nhận thức nhân tố chính trị - tinh thần vô cùng quan trọng trong chiến tranh cách mạng, do vậy ngay từ những ngày đầu tuyên truyền, giác ngộ cách mạng với phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, Đại tướng đã vận dụng ngay trong thực tiễn cách mạng.“Nhân dân khi thấy qn cách mạng có vũ khí, thì hay tin tưởng vào vũ khí. Các cán bộ, chiến sĩ đã chú ý dùng những lời lẽ đơn giản để nói cho đồng bào hiểu, sức mạnh của vũ khí chỉ là một sức mạnh phụ thuộc, sức mạnh tinh thần của toàn dân đoàn kết mới là sức mạnh quyết định. Chúng tơi coi đó là u cầu cơ bản của cơng tác tuyên truyền vũ trang” [69, 109].

Đại tướng Võ Ngun Giáp nói, khơng có tinh thần chiến đấu hoặc tinh thần chiến đấu thấp kém thì khơng thể có nghị lực cách mạng sáng tạo, khơng thể có hành động chiến đấu tích cực, khơng có cơ sở để phát huy sức mạnh của các yếu tố vật chất, kỹ thuật, nghệ thuật tác chiến. “Một quân đội dù được tổ chức, trang bị, huấn luyện tốt cũng dễ dàng bị đánh bại nếu tinh thần chiến đấu kém” [55, tr.11]. Đánh giá về những nhân tố quyết định nhất trong chiến thắng Điện Biên Phủ trong bài trả lời phỏng vấn tuần báo “Cách mạng châu Phi”, Đại tướng cho rằng đó chính là chiến lược và chiến thuật quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng: “…nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất của thắng lợi Điện - Biên - Phủ là quyết tâm sắt đá là tinh thần chiến đấu rất cao của nhân dân và quân đội nhân dân chúng tôi” [123, tr.295 - 296].

Như vậy, theo Đại tướng Võ Ngun Giáp mỗi nhân tố đều đóng vai trị quan trọng trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, tuy nhiên luôn nhấn mạnh vai trị quan trọng của nhân tố chính trị - tinh thần trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, nó là nhân tố cơ bản quyết định cho sự trưởng thành của mỗi cán bộ, chiến sĩ của lực lượng quân đội.

Trong xây dựng và giáo dục quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thấm nhuần mối quan hệ: “giữa chính trị và quân sự, giữa nhân dân và quân đội, giữa người và súng, giữa tinh thần quân đội và trang bị kỹ thuật”. Vì vậy, ln chú trọng chăm lo xây dựng chính trị nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Giác ngộ sâu sắc cho quân đội về lý tưởng cách mạng, mục tiêu chiến đấu, về mục đích chính trị của chiến tranh, là tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ.

Nhận thức rõ vai trị của nhân tố chính trị - tinh thần cho nên theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cần phải giác ngộ phẩm chất chính trị - tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Đại tướng nói: “yếu tố cơ bản nhất là yếu tố chính trị, tinh thần, là sự giác

ngộ của quân đội về lý tưởng cách mạng, về mục tiêu chiến đấu, về mục đích chính trị của chiến tranh, là tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ.” [58, tr.212]. Đại tướng

cũng giải thích rằng, đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh giai cấp rất quyết liệt, gắn liền với sự hy sinh, đổ máu. Cho nên “qn đội cách mạng phải có ý chí chiến đấu gang thép, tinh thần sẵn sàng quên mình vì nước rất cao.” [58, tr.213]. Có như vậy mới đứngvững trước thử thách, vượt qua mọi khó khăn ác liệt của chiến tranh, phát huy được uy lực của vũ khí, vận dụng sáng tạo phương pháp tác chiến, phát huy được sức mạn của tổ chức để chiến thắng thù xâm lược.

Bàn về “Con người và khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại”, V.K - Bara - Mốp cho rằng: Tinh thần cao của bộ đội chiến đấu vì mục đích chính nghĩa của chiến tranh là nguồn gốc của tinh thần sáng tạo quần chúng trong việc tìm tịi những phương tiện, phương pháp tiêu diệt địch có khí tài kỹ thuật mạnh. Khi cán bộ, chiến sĩ được giác ngộ thì họ mới tích cực, năng động, sáng tạo và tự tin chiến đấu với kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng cần phải “giác ngộ tinh thần cảnh giác cách mạng cao, luôn luôn nhạy bén với đối với âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc trong bất kỳ tình huống nào” [58, tr.214]. Quân đội ta xây dựng phẩm chất chính trị cao đẹp: “Đó là lịng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân

dân”; “là tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nồng nàn, tinh thần quốc tế vơ sản chân chính”; “là ý chí quyết chiến, quyết thắng, ý chí tiến cơng tiêu diệt địch, là tinh thần chiến đấu anh dũng, óc sáng tạo và tài mưu trí tuyệt vời, là ý thức đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, ý thức tổ chức và kỹ luật nghiêm minh”; “là tình yêu thương tha thiết đồng bào đồng chí, là chí căm thù sâu sắc bọn đế quốc và bè lũ tay sai”…[ 58, 213-214].

Như vậy, trong quá trình rèn luyện và chiến đấu, quân dội ta xây dựng được một bản chất cách mạng, một phẩm chất chính trị hết sức cao đẹp. Bởi vậy những phẩm chất ấy phải được giác ngộ, giáo dục cho các cán bộ chiến sĩ, qn đội trong q trình chiến đấu để họ có được tinh thấn thép mà chiến đấu trước khắc nghiệt của chiến tranh. Việc giáo dục phẩm chất chính trị - tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ là yếu tố cơ bản nhất, sẽ là chỗ mạnh tuyệt đối, nguồn động lực mạnh mẽ trong sức chiến đấu của quân đội ta.

Thứ hai, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học và nghệ thuật quân sự cho các cán bộ, chỉ huy và các chiến sĩ quân đội

Muốn phát huy tính năng của vũ khí, trang bị, thì con người phải có năng lực, trình độ hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học và nghệ thuật quân sự cho các cán bộ, chiến sĩ là vô cùng cần thiết. Lênin từng cho rằng: cuộc chiến tranh hiện đại cũng như kỹ thuật hiện đại thì địi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Trong lực lượng quân sự, số lượng là quan trọng, nhưng chất lượng còn quan trọng hơn” [52, tr.57]. Do vậy, để nâng cao trình độ cho các chiến sĩ đáp ứng yêu cầu của chiến tranh, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về quân sự, khoa học và nghệ thuật quân sự cho các cán bộ, chiến sĩ. Bởi, khoa học qn sự ln giữ vai trị quan trọng, là trung tâm, nền tảng lý luận định hướng trực tiếp cho sự phát triển phương thức tác chiến từ chiến thuật đến chiến lược. Đại tướng khẳng định: “Khoa học và nghệ thuật quân sự là một trong

những nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phịng tồn

dân và của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” [53, tr.35]. Bởi khoa học và nghệ

thuật quân sự là hệ thống tri thức về quy luật, phương pháp hành động nhằm tạo ra sức mạnh lớn đưa cuộc chiến tranh cách mạng đến thắng lợi. Chính vì vậy, cán bộ phải hiểu biết sâu sắc về quân sự và khoa học kỹ thuật, phải ra sức nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, phải thấm nhuần đường lối

chính trị quân sự của Đảng và hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên, cha anh dân tộc ta. Đồng thời, Đại tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải học tập kinh nghiệm của các nước XHCN anh em, nắm được thành tựu khoa học quân sự trên thế giới. Mặt khác, theo Đại tướng để phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự, cần phải biết vận dụng và nâng cao toàn bộ tri thức quân sự như nhưng phải biết tiếp thu nhanh chóng và có chọn lọc, làm chủ tri thức hiện đại của các nước XHCN; nắm vững tri thức quân sự của TBCN, kể cả các nước thù địch, phát hiện ra và hành động theo quy luật của chiến tranh; ra sức phấn đấu xây dựng một nền khoa học quân sự Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và những vấn đề nảy sinh.

Thứ ba, huấn lệnh quân sự nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ chiến sĩ quân đội trong thực tiễn sẵn sàng chiến đấu

Lênin đã từng nói rằng: “Một quân đội không học cách sử dụng tất cả những vũ khí, tất cả những phương pháp thủ đoạn đấu tranh mà kẻ thù sẵn có, thì là một điều ngu xuẩn, thậm chí là một tội ác” [94, tr.101]. Điều này chứng tỏ, muốn sử dụng được vũ khí, con người phải khơng ngừng học tập, tìm tịi, nâng cao trình độ nắm bắt tính năng của vũ khí và vận dụng nó một cách hiệu quả. Song song với bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự cho các cán bộ, chiến sĩ thì địi hỏi qn đội ta phải có đội ngũ kỹ thuật, biết sử dụng, quản lý các trang bị kỹ thuật và nắm vững khoa học kỹ thuật để giải quyết tốt vấn đề kỹ thuật của quân đội.

Quán triệt lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, “Vấn đề là ở chỗ tinh thần của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi”[114, tr.573]. Từ đó, trong giáo dục quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn căn dặn: Dù tinh thần có chiến đấu cao, nhưng trình độ trang bị kỹ thuật kém, tổ chức bộ đội không hợp lý, phương pháp tác chiến khơng đúng thì cũng khơng tạo được sức chiến đấu mạnh, yếu tố tinh thần không được phát huy thật đầy đủ để biến thành sức mạnh vật chất to lớn, đánh thắng địch trên chiến trường. Từ đó, Đại tướng chỉ rõ: “phải có một đội ngũ cán bộ kỹ

thuật giỏi và vững vàng về chính trị để làm nịng cốt trong việc sử dụng, quản lý, cải tiến,

phát minh các trang bị, kỹ thuật hiện đại” [58, tr.241]. “Vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại khơng những ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức, cơ cấu lực lượng vũ trang, mà còn tác động mạnh mẽ đến công tác huấn luyện và đào tạo” [126, tr.24]. Như vậy, trong mối

quan hệ với vũ khí, con người phải nâng cao trình độ về kỹ thuật, chiến thuật để có thể làm chủ vũ khí, phải hiểu rõ những yêu cầu đó để có thể sử dụng thành thục vũ khí, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. “Phải nâng cao trình độ chiến thuật, sáng tạo nhiều cách đánh hay, có hiệu suất cao”, “có trìn độ kỹ thuật giỏi, sử dụng thành thạo các trang bị hiện có, đồng thời tiên tới nắm được những kỹ thuật hiện đại” [57; tr.38]

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để nâng cao trình độ về kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ phải thông qua huấn lệnh quân sự, đây là một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Huấn luyện quân sự sẽ giúp truyền thụ những kinh nghiệm nắm chắc, việc vận dụng vũ khí kỹ thuật trong quá trình tác chiến. “Muốn cho quân đội làm chủ được trang bị, kỹ kỹ thuật hiện đại, nắm vững và vận dụng thông thạo các nguyên tắc của nghệ thuật quân sự, có khả năng chiến đấu cao thì phải coi trọng cơng tác huấn luyện qn sự” [58; tr.235- 236].

Đại tướng nhấn mạnh đây là việc làm thường xuyên và rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Đại tướng cũng chỉ rõ, huấn luyện là để đánh giặc, do vậy,“huấn luyện phải

phù hợp với nhiệm vụ quân sự, với đường lối quân sự và yêu cầu của nghệ thuật quân sự, với tình hình thực tế của địch và ta trong từng thời kỳ” [58; tr.236]. Đại tướng Võ

Nguyên Giáp cũng đặc biệt quan tâm việc huấn luyện đảm bảo toàn diện trên các nguyên tắc đề ra và phải dạt các yêu cầu: rèn luyện ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỹ luật, tác phong chiến đấu, kỹ thuật chiến thuậ, thể lực, tinh thần chiến đấu dũng cảm. Bên cạnh đó, để thích nghi với u cầu chiến tranh hiện đại, trên cơ sở quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến thì “cần phải huấn luyện cho cán bộ và chiến sĩ nắm vững và sử

dụng tinh thông mọi trang bị, kỹ thuật hiện đại; nắm vững và vận dụng thông thạo những nguyên tắc chiến dịch, chiến thuật, nguyên tắc tổ chức và chỉ huy tác chiến hiệp đồng trong các binh chủng, quân chủng” [58; tr.236]. Trong điều kiện quân ta phải

chiến đấu với quân địch mạnh, có vũ khí hiện đại, có thể dùng vũ khí hạt nhân, do vậy, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần phải huấn luyện cho bộ đội nhiều cách đánh khác nhau: tiến cơng và phịng ngự phải giỏi, đánh vận động, phịng ngự, hiệp đồng bình chủng hay đánh độc lập trên nhiều quy mơ khác nhau, ở mọi địa hình và thời tiết, mọi tình huống phức tạp để có thể giành thắng lợi.

Mặt khác, trong Huấn lệnh về cuộc vận động rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội, cần phải mở rộng cuộc vận động “rèn luyện cán bộ, cải tiến kỹ thuật”. Đối

với cuộc vận động đó phải bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân.

Đối với bộ đội chủ lực, cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật, trong đó cần nâng cao “Kỹ

thuật chiến đấu trên mọi địa hình”, “Kỹ thuật sử dụng vũ khí; các loại súng của bộ binh; kỹ thuật công binh, pháo binh, kỹ thuật thông tin liên lạc” [74, tr.26]. Đối với bộ đội địa

phương, “kỹ thuật chiến đấu cũng như kỹ thuật sử dụng vũ khí, cần căn cứ vào trình độ

của bộ đội, vào điều kiện vũ khí sẵn có, vào điều kiện chiến đấu trong địa phương, mà ấn định” [74, tr.27]. Đối với dân quân, “đề cao trình độ kỹ thuật cho dân quân trong các vùng chiến lược quan trọng, như dọc các đường giao thông lớn, trong các đô thị lớn, các vùng mỏ, cao su…” [74, tr.29].

Như vậy, việc rèn luyện, huấn lệnh bộ đội là một trong những biện pháp để

nâng cao năng lực chiến đấu của bộ đội, từ đó các cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 139 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)