Chiến tranh giải phóng dân tộc, nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc và phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 40 - 49)

tranh giải phóng dân tộc và phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

 Quan niệm về chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vũ trang. Nguồn gốc của chiến tranh, xét đến cùng là do sự xuất hiện của chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Theo học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, chiến tranh được phân thành hai loại hình

chiến tranh là: chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến tranh

nhân dân, chiến tranh cách mạng.

Chiến tranh giải phóng dân tộc là “chiến tranh do các dân tộc tiến hành nhằm

lật đổ ách thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc” [121, tr.165]. Chiến tranh

bảo vệ tổ quốc là chiến tranh do các dân tộc tiến hành chống trả lại âm mưu và hành

động của các thế lực xâm lược nhằm bảo vệ đất nước.

Quan niệm chung về chiến tranh là cơ sở để tiếp cận chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời đại mới vừa là chiến tranh nhân dân, vừa là chiến tranh cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở nước ta là hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu trong thời đại mới, vừa là chiến tranh nhân dân và chiến tranh cách mạng.

Bàn về chiến tranh nhân dân, Ănghen đã từng đánh giá cao cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và gọi đó là cuộc chiến tranh nhân dân hay “khởi nghĩa quần chúng, khởi nghĩa toàn dân”, “chiến tranh nhân dân”. Nghiên cứu chiến tranh ở Trung Quốc thế kỷ XIX, Ăngghen cho rằng: cuộc chiến tranh nhân dân để bảo tồn dân tộc Trung Hoa, xét đến cùng vẫn là một cuộc chiến tranh nhân dân chân chính. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Nga, V.I.Lênin đã có nhiều luận điểm có giá trị sâu sắc về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, thống nhất quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử. V.Lênin cho rằng, nhân dân có vai trị to lớn trong chiến tranh hiện đại, vì vậy, cần phải “vũ trang tồn dân”, huấn luyện quân sự một cách toàn diện cho toàn dân cùng nắm kiến thức quân sự và kỹ thuật quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin, Hồ Chí Minh đã khái quát những nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam và làm phong phú thêm lý luận Mácxít về chiến tranh nhân dân trong điều kiện lịch sử Việt Nam. “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” [112, tr.672]; “Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân”; “chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân” [116, tr 23,61].

Theo từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, định nghĩa về chiến tranh nhân dân: Chiến tranh nhân dân, chiến tranh do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, bằng mọi hình thức và vũ khí có trong tay chống sự xâm lược từ bên ngoài hoặc chống áp bức thống trị bên trong. Mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân ngày càng triệt để, sự lãnh đạo càng đúng đắn thì lực lượng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ. Sức mạnh và nghệ thuật của chiến tranh nhân dân tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng những kẻ thù xâm lược có quân đội lớn mạnh hơn. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc (trước kia dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến tiến bộ và ngày nay dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân), đã liên tục chiến thắng các

đội quân xâm lược lớn mạnh hơn gấp bội của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỷ trước, của chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong thế kỷ 20” [121, tr.173].

Như vậy, khái niệm về chiến tranh nhân dân đã nói rõ mục đích, lực lượng, nghệ thuật, phương pháp tiến hành chiến tranh nhân dân. Trong đó, mục đích là “vì lợi ích của nhân dân”- vì con người, cho con người đây là mục đích thiêng liêng và cao cả khơng chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả loài người. Lực lượng của chiến tranh nhân dân là đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nịng cốt, đây là lực lượng cần được phát huy nhân tố con người để thực hiện nghiệm vụ của chiến tranh qua nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, phương pháp “bằng mọi hình thức và vũ khí” dưới “sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ”.

“Chiến tranh nhân dân Việt Nam là chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến

hành một cách tồn diện nhằm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc” [121, tr.173]. Mục tiêu giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giải

phóng triệt để nhân dân lao động, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH làm cho chiến tranh nhân dân Việt Nam mang tính chất “của dân, do dân, vì dân” đầy đủ và sâu sắc nhất. Lực lượng tiến hành chiến tranh là toàn dân đánh

giặc, gồm: Lực lượng vũ trang nhân dân (ba thứ qn) làm nịng cốt và lực lượng chính trị quần chúng; lực lượng chính trị quần chúng vừa là cơ sở để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, vừa là chỗ dựa vững chắc để lực lượng vũ trang hoạt động tác chiến, vừa phối hợp với lực lượng vũ trang tiến công, phản công quân địch. Phương thức tiến hành chiến tranh là cả nước tổ chức thành một mặt trận rộng lớn, mỗi người dân yêu nước là một chiến sĩ, mỗi làng, xã, đường phố là một pháo đài, mỗi chi bộ Đảng là một bộ tham mưu, phát huy sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên cả ba vùng chiến lược, đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận (ba mũi giáp cơng), kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với đấu tranh ngoại giao, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ,

chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. Toàn dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, vũ khí có trong tay, kết hợp vũ khí thô sơ,

tương đối hiện đại và hiện đại, đánh địch bằng nhiều mưu kế sáng tạo, trong mọi môi trường tác chiến (trên bộ, trên không, trên biển); phát huy cao độ tư tưởng chiến lược tiến cơng, ln tìm cách giành và giữ quyền chủ động trên chiến trường, đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hồn tồn [121, tr.174].

Như vậy, việc tìm hiểu về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam để xác định bản chất của chiến tranh và lực lượng nhân tố con người cần phát huy trong tiến trình cách mạng.

Chiến tranh cách mạng là chiến tranh do các giai cấp bị áp bức bóc lột hoặc các

tập đồn chính trị - xã hội tiến bộ tiến hành nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ. Các cuộc chiến tranh của giai cấp tư sản liên minh với giai cấp nông dân chống phong kiến, của giai cấp vô sản chống lại tư sản là chiến tranh cách mạng. Chiến tranh cách mạng mang tính chất chính nghĩa, tiến bộ.

Lịch sử phát triển của dân tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh với không gian, thời gian, tính chất và trình độ khác nhau. Cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở nước ta là chiến tranh cách mạng. Vì, đánh đuổi thực dân Pháp xâm

lược giải phóng đất nước, đồng thời xoá bỏ chế độ phong kiến thiết lập chế độ mới tiến lên CNXH. Cuộc kháng chiến chống Mỹ nhằm giải phóng Miền Nam, đồng thời đánh đổ chế độ ngụy quyền tay sai, thống nhất đất nước tiến lên CNXH, cho nên đây là cũng là chiến tranh cách mạng. Đồngthời, cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng

chiến chống Mỹ ở nước ta là hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu trong

thời đại mới, vì đó là những cuộc kháng chiến “có đặc điểm, tính chất mới phản ánh ở mục đích chính trị, giai cấp lãnh đạo và lực lượng tiến hành” [138, tr.36]. Xét về bản chất thì cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược vừa thống nhất nhưng lại có sự khác biệt. Tính thống nhất của hai cuộc chiến tranh này đều là chiến tranh chính nghĩa, tiến bộ, tồn dân, tồn diện; lấy chủ nghĩa Mác -

Lênin làm nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành chiến tranh; là “sự kế tục chính trị của giai cấp cơng nhân, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục đích giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội”; “cùng mang tính tồn dân, tồn diện, giải phóng, tiến bộ và ở trình độ cao nhất trong lịch sử của dân tộc ta” ; “mang đặc điểm của chiến tranh cách mạng”[138 - tr.37].

Tuy nhiên, về mục đích chính trị và đối tượng của hai cuộc chiến tranh này khác nhau. Cuộc chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa thực dân Pháp là đánh đổ tay sai, dưới bảo hộ của Pháp để giành độc lập dân tộc và CNXH, tuy nhiên, chỉ thực hiện được ở Miền Bắc. Cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa chống đế quốc Mỹ xâm lược tiếp tục mục đích chính trị của chiến tranh chống thực dân Pháp, thống nhất cả nước di lên CNXH.

“Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng mang tính nhân dân, tồn dân toàn diện, tự vệ và chính nghĩa, tiến bộ” [138, tr.37]. Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được xem xét đánh giá bởi tính chất và đặc điểm, lực lượng, mục đích của chiến tranh. Đây chính là nội dung xác định động lực, cơ sở, điều kiện phát huy nhân tố con người trong tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từ các quan điểm trên, khi tiếp cận chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

trong thời đại mới (kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) đó chính là cuộc

kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam mang đầy đủ đặc trưng của chiến tranh nhân dân và chiến tranh cách mạng trong thời đại mới. Luận án có thể khái quát:

Chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời đại mới vừa là chiến tranh nhân dân, vừa là chiến tranh cách mạng mang tính chất chính nghĩa, tự vệ và cách mạng; chiến tranh toàn dân, tồn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính; do lực lượng tồn dân tiến hành, trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm mục đích giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị cuả giai cấp bóc lột, phản động, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khái niệm “nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt

Nam” là sự tiếp cận lịch sử - cụ thể đối với khái niệm chung về “nhân tố con người”

và khái niệm “chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam”, từ đó có thể quan niệm:

Nhân tố con người trong trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là tổng hịa những yếu tố đặc trưng bao gồm một chỉnh thể giữa phẩm chất, năng lực và hoạt động thực tiễn, quy định vai trị tích cực, sáng tạo của lực lượng tồn dân đánh giặc (nịng cốt là con người trong lực lượng vuc trang, đặc biệt là con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội) góp phần thúc đẩy sự nghiệp chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam giành thắng lợi.

Khái niệm nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là một chỉnh thể gồm hai phương diện thống nhất giữa hoạt động thực tiễn và phẩm chất, năng lực của con người trong chiến tranh Việt Nam. Ở đây, nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam được xác định gắn với một lực lượng

xã hội cụ thể với những đặc trưng xã hội của họ, bao gồm: quần chúng nhân dân, lực

lượng vũ trang ba thứ quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm

thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam giành thắng lợi.

Nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam được xem xét cả nội dung, phương diện hoạt động, về phẩm chất và năng lực của con người. Lực lượng toàn dân đánh giặc là quần chúng nhân dân, bao gồm “những giai cấp và tầng

lớp, do vị trí khách quan của họ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau mà có khả năng tham gia giải quyết nhiệm vụ xã hội, phát triển tiến bộ, chủ yếu là quần chúng lao động; là những người “sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng chủ đạo của những cuộc cải tạo xã hội” [118,tr.331]. Con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng mang đầy đủ phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam như: lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội; có tinh thần tự lập, tự cường; dũng cảm và thơng minh, ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần mưu trí sáng tạo; tính tự giác, chủ động, đồn kết trong chiến đấu...Những phẩm chất ấy trãi qua hàng ngàn năm lịch sử, trở thành sức mạnh vật chất kỳ diệu của dân tộc ta. Trong chiến tranh, họ cần được giác ngộ, giáo dục, động viên theo một đường lối đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Lực lượng vũ trang

định nghiên cứu, lực lượng vũ trang gồm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và các chiến sĩ với những phẩm chất và năng lực tiêu biểu như: trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, một lòng phục vụ đất nước; tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn, tinh thần quốc tế vơ sản chân chính; bản lĩnh chính trị, tinh thần cách mạng, ý chí quyết thắng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; tính giai cấp, tính tiên phong của giai cấp cơng nhân ; Tiêu chuẩn người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang và các chiến sĩ lực lượng vũ trang đều được coi trọng về phẩm chất, năng lực và hiệu quả hoạt động hoàn thành chức trách và nhiệm vụ. Trong đó, cán bộ lãnh đạo,chỉ

huy với vai trò quan trọng là lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy và điều hành thực hiện nhiệm

vụ trong chiến tranh.

Phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Nói đến nhân tố con người là nói lên vai trị của con người với tư cách là một chủ thể của quá trình phát triển của xã hội, với sự tổng hòa cả phẩm chất và năng lực trong hoạt động cải tạo xã hội. Tuy nhiên, những đặc trưng của nhân tố con người tự nó chưa thực sự thúc đẩy sự biến đổi tích cực và có hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì, làm như thế nào để những phẩm chất xã hội của con người vào môi trường hoạt động nhằm phát huy nó. Do vậy, phát huy nhân tố con

người trong chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam là sự tiếp cận khái niệm

“phát huy nhân tố con người”, “nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam”. Luận án có thể khái quát:

Phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)