Hoạt tính chống oxi hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài sưa (dalbergia tonkinensis prain) ở việt nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHI TRẮC (DALBERGIA)

1.4.1. Hoạt tính chống oxi hóa

Năm 2006, Sofidiya và cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống oxi hóa từ cao chiết methanol của lồi D. saxatilis, kết quả cho thấy cặn chiết này có tác dụng chống oxi hóa trên hệ 1,1- diphenyl-2-picrylhydrazyl [61]. Đến năm 2011, Khalid và cộng sự đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng chống oxi hóa của dịch chiết EtOH từ vỏ của loài Hồng Sắc Ấn Độ D. latifolia bằng nhiều phương pháp khác nhau được tiến hành trên hệ DPPH, NO, thiocyanate. Kết quả cho thấy chúng có khả năng chống oxi hóa [62].

Cũng trong thời gian này Bala và cộng sự cũng báo cáo dịch chiết methanol của vỏ lồi

D. spinosa có khả năng chống lại gốc tự do DPPH rất tốt [63].

Ngoài một số kết quả nghiên cứu nước ngồi thì một số nghiên cứu được báo cáo bởi trong nước bởi Phạm Thanh Loan (2014) và cộng sự, kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa trên hệ DPPH từ dịch chiết MeOH của lá, cành và quả của loài Sưa (D. tonkinensis) cho thấy: Dịch chiết MeOH từ quả lồi Sưa (D. tonkinensis) có tác dụng qt gốc tự do trên hệ DPPH ở mức trung bình với giá trị SC50 là 117,5 𝜇g/ml so với axit ascorbic (SC50 là 20,5 𝜇g/ml); Dịch chiết từ các bộ phận cịn lại khơng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa trên hệ DPPH. Tiếp đó đánh giá khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tác nhân oxi hóa từ dịch chiết MeOH của lá, cành loài Sưa (D. tonkinensis). Kết quả cho thấy chúng khơng có khả năng bào vệ tế bào gan dưới tác động của tác nhân oxi hóa H2O2 tại nồng độ 100 𝜇g/ml. Cũng nhóm tác giả này đã tiến hành đánh giá thêm khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tác nhân oxi hóa từ dịch chiết MeOH của gỗ lồi Trắc (D. cochinchinensis).

Các hợp chất được sàng lọc ở nồng độ ban đầu là 100 𝜇g/ml. Kết quả cho thấy dịch chiết MeOH từ gỗ loài Trắc (D. cochinchinensis) có khả năng bào vệ được trên 50% tế bào gan dưới tác động của tác nhân oxi hóa H2O2 tại nồng độ 100 𝜇g/ml. Vì vậy, chúng được tiếp tục nghiên cứu và xác định giá trị ED50 (là giá trị hoạt chất tại đó bảo vệ 50% sự sống sót của tế bào gan). Kết quả cho thấy dịch chiết MeOH của gỗ loài Trắc (D. cochinchinensis) đã thể hiện hoạt tính bảo vệ tế bào gan mạnh với giá trị ED50 là 9,39 𝜇g/ml tương đương với curcumin (ED50 là 8,99 𝜇g/ml) [17].

Bảng 1.15. Giá trị ED50 của dịch chiết MeOH từ gỗ loài Trắc (D.

cochinchinensis)

Nồng độ (𝜇g/ml)

% sự sống sót Dịch chiết MeOH từ gỗ loài

Trắc (D. cochinchinensis) Curcumin 100 62,35 88,20 20 53,53 71,66 4 45,19 22,54 0,8 33,27 0,78 ED50 9,39 8,99

Cùng với việc nghiên cứu hoạt tính oxi hóa các cặn chiết thì việc đánh giá hoạt tính trên các chất sạch được thực hiện. Năm (1998) Cheng và cộng sự, đã đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của butein (113) được phân lập từ loài D. odorifera, kết quả hợp chất này ức chế q trình oxi hóa lipid do sắt gây ra ở chuột đồng với giá trị IC50 3,3 ± 0,4 μM tương đương với vitamin E trong việc dọn các gốc tự do trên hệ diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) tự do ổn định với IC50 là 9,2μM. Nó cũng ức chế hoạt động của xanthine oxidase với IC50, 5,9 ± 0,3 μM [42].

Năm (2000) Wang và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất từ Dalbergia odorifera T. Chen, trong đó có 1 hợp chất mới là 2,4-dihydroxy-5-methoxybenzophenone (139) và 8 hợp chất đã biết là 3R-2′,3′,7-trihydroxy-4′-methoxyisoflavanone (36), 3′-

methoxydaidzein (60), 4′,5,7-trihydroxy-3-methoxyflavone (55), (3R)-vestitol (2),

medicarpin (135). Sau đó, nghiên cứu tiềm năng chống oxy hóa thì thấy các hợp chất này có hoạt tính oxi hóa mạnh, đồng thời nếu các hợp chất này khi được trộn với α-tocopherol thì các yếu tố bảo vệ của chúng tăng lên. Ngồi ra, các hợp chất này cịn được đánh giá trên hệ thống ổn định oxi hóa ở 100˚C. Kết quả cho thấy, 5 hợp chất bao gồm 2,4-dihydroxy-5-methoxybenzophenone (139), (3R)-2′, 3′, 7-trihydroxy-4′- methoxyisoflavanone (36), 3′-methoxydaidzein (60), 4’,5,7-trihydroxy-3-methoxyflavone

(55), (3R)-vestitol (2) và medicarpin (135) có hoạt tính chống oxi hóa mạnh [31].

Đến năm 2011, nhóm nghiên cứu của Hou và cộng sự đã phân lập được các hợp chất từ lõi lõi gỗ của loài D. odorifera T.Chen, tuy nhiên trong số đó chỉ có 2 hợp chất là naringenin (14) và eriodictoyl (20) có hoạt tính chống oxi hóa mạnh hơn BHT [32].

Nhận xét: theo như các cơng trình đã nghiên cứu trước đây thì các hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa hầu như được phân lập từ loài D. odorifera.

Bảng 1.16. Giá trị IC50 của naringenin và eriodictoyl so với BTH

Hợp chất Nồng độ

0,012% 0,02%

Naringenin 4,20 ± 0,02 5,57 ± 0,07

Eriodictoyl 6,48 ± 0,31 9,32 ± 0,28

Năm 2013, Phạm Thanh Loan và các cộng sự đã phân lập và nghiên cứu các hợp chất trong gỗ loài Cẩm lai (D. oliveri), kết quả cho thấy trong 10 hợp chất được đánh giá bằng thử nghiệm kiểm tra chống oxi hóa in invitro trên tế bào gan phân lập, chỉ có hoạt chất (6aR, llaR)-3,8-dihydroxy-9-methoxyptcrocarpan (144) có khả năng bảo vệ hơn

50% tế bào gan chuột dưới tác động của tác nhân oxi hóa mạnh là H2O2, với ED50 là 31,46 𝜇g/ml so với chất đối chứng là curcumin với ED50 là 8,99 𝜇g/ml. Như vậy, hợp chất này được đánh giá khả năng chống oxi hóa ở mức trung bình [64].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài sưa (dalbergia tonkinensis prain) ở việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)