CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VI PHẪU VÀ DNA CỦA CÂY SƯA (DALBERGIA
3.1.1. Kết quả nghiên cứu vi phẫu cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)
3.1.1.1. Vi phẫu lá Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)
Mặt cắt ngang qua lá cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) gồm 2 phần: phiến lá và gân lá. Phần gân lá lồi lên rõ ràng ở mặt dưới của phiến lá. Biểu bì trên (2) là một lớp tế bào có kích thước tương đối đồng đều nhau mang lông che chở (1); Mơ dày trên (3) gặp ở phần gân chính của phiến lá, gồm các tế bào đỏ đậm, có vách dày, xếp thành hình trụ; Mơ cứng gồm 3-5 lớp tế bào có vách dày, màu xanh, xếp thành hình cung bao lấy phía trên (4) và phía dưới (7) của bó libe gỗ; Gỗ (5) gồm các bó mạch gỗ có kích thước lớn ở phía dưới và nỏ ở phía trên, xếp xen kẽ với các cụm mơ mềm gỗ; Libe (6) gồm các nhóm tế bào có kích thước nhỏ, xếp thành cung phía trong vịng mơ cứng; Mơ dày dưới (8) có khoảng 3-5 lớp tế bào vách dày, màu đỏ đậm; Mô mềm (9) gồm các tế bào màu đỏ, vách mỏng, kích thước và hình thái thay đổi; Biểu bì dưới (10) cấu tạo bởi một lớp tế bào có kích thước tương đối đều nhau, mỗi tế báo có kích thước nhỏ hơn mỗi tế bào của biểu bì trên và khơng mang lông che chở.
Cấu tạo phiến lá; Biểu bì trên và dưới tiếp nối từng phần gân lá (11), (12); Mô giậu (13) gồm 1-2 hàng tế bào dài và hẹp xếp sít nhau. Hạ bì trên (12) gồm vài tế bào có kích thước lớn, mỏng bắt màu hồng nhạt, sắp xếp không theo qui luật.
Hình 3.1. Vi phẫu lá Sưa
1- Lơng che chở; 2- Biểu bì trên; 3-Mơ dày trên; 4; 7- Mô cứng; 5- Gỗ;
6- Libe;
8- Mô dày dưới; 9- Mô mềm; 10- Biểu bì dưới Hình 3.2. Phiến lá Sưa 11- Biểu bì trên; 12- Hạ bì trên; 13- Mô giậu; 14- Mô khuyết; 15 – Biểu bì dưới.
3.1.1.2. Vi phẫu thân cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)
Mặt cắt ngang vi phẫu có hình trịn. Từ ngồi vào trong cấu tạo gồm có: Bần (1) có khoảng 3-4 hàng tế bào hình chữ nhật xếp vịng đồng tâm và dãy xuyên tâm; Tinh thể calcioxalat (2) hình khối xếp thành vịng trịn trong mơ mềm vỏ và bắt màu xanh; Mô mềm vỏ (3) gồm các tế bào có vách mỏng, màu đỏ, hình thái thay đổi sắp xếp khơng theo qui luật; Sợi libe là các đám tế bào có vách dày, màu xanh có thể tập chung thành nhóm phía trên bó libe mơ mềm; Vỏ (4) hoặc gồm các tế bào mô cứng xếp thành từng cụm rời trong bó libe cấp hai (5); Libe cấp hai (6) gồm các tế bào có vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm; Tầng phát sinh libe-gỗ (7), là một lớp tế bào hình chữ nhật, màu đỏ nằm ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; Gỗ cấp 2 gồm các mạch gỗ lớn (8) và tế bào mơ mềm mỡ (10) có vách dày hóa gỗ, màu xanh; Sợi gỗ (9) là các cụm tế bào có vách dày, màu xanh, xếp thành từng cụm rải rác ở gỗ cấp 2; Tia ruột hẹp.
Hình 3.3. Vi phẫu thân lồi Sưa 1- Bần; 2- Tinh thể calcioxalat hình khối; 3- Mô mềm; 4- Sợi vỏ; 5- Sợi libe; 6- Libe; 7- Tầng phát sinh libe-gỗ; 8- Mạch gỗ lớn ; 9- Sợi gỗ; 10- Mô mềm gỗ;
3.1.1.3. Đặc điểm bột lõi thân cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)
Hình 3.4. Đặc điểm bột lõi thân
1,2- Hạt tinh bột; 3a,3b- Mạch điểm; 4-Sợi
5- Tinh thế calcioxalat hình khối; 6- Tế bào cứng;
7- Mảnh mang màu.
Bột màu nâu, khơng mùi, khơng vị. Soi trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: hạt tinh bột đơn, hình trịn hoặc hình bẩu dục. Mảnh mạch điểm. Tinh thể calcioxalat hình khối. Sợi dài rõ vách tế bào. Tế bào cứng và mảnh mang màu. Bột màu nâu, khơng mùi, khơngvị. Soi trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: Hạt tinh bột đơn, hình trịn hoặc hình bầu dục. Mảnh mạch điểm. Tinh thể calcioxalat hình khối. Sợi dài rõ vách tế bào. Tế bào cứng và mảnh mang màu.
Đặc điểm vi phẫu lá, thân và bột lõi thân từ cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) được thu hái tại Đak Lak đã được nghiên cứu lần đầu tiên. Các đặc điểm giải phẫu học này đã được miêu tả cụ thể, góp phần tiêu chuẩn hóa lồi cây gỗ q này.