Nghiên cứu muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 26 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu về phân bố, tập tính vàvai tròtruyền bệnh của muỗi Aedes

1.1.5. Nghiên cứu muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai

Mặc dù Bình Định và Gia Lai là hai tỉnh trọng điểm SXHD ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tuy nhiên các nghiên cứu về muỗi truyền bệnh SXHD tại hai tỉnh này còn nhiều hạn chế so với các khu vực khác trên cả nước. Điều này cũng gây nhiều khó khăn trong cơng tác phịng chống dịch SXHD, nhất là ở những khu vực nông thôn, miền núi và những vùng có điều kiện khó khăn hơn. Một số nghiên cứu chính ở hai tỉnh này như sau:

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Quang và cộng sự được tiến hành trong năm 2016 cho biết [41] tại các điểm Quy Nhơn, Phù Cát và Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định cho thấy, chỉ thu thập được véc tơ chính Ae. aegypti tại tất cả các điểm. Số lượng cá thể muỗi thu thập nhiều nhất tại Phù Cát (54 cá thể), Quy Nhơn (51 cá thể) và Hoài Nhơn (42). Nghiên cứu các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến muỗi truyền bệnh SXHD tại Quy Nhơn và Tuy Phước tỉnh Bình Định của Đỗ Cơng Tấn (2017) [42] cho biết chỉ thu thập được loài

Ae. aegypti và các chỉ số véc tơ của loài này liên quan chặt chẽ đến các yếu

tố thời tiết nhất là lượng mưa. Vào những tháng mùa mưa thì CSMĐ và BI đều cao hơn so với các tháng mùa khô trong thời gian nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận (2017) [38] khi nghiên cứu ổ bọ gậy nguồn muỗi truyền bệnh SXHD và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, Bình Định trong năm năm 2016 cho biết có cả bọ gậy Ae. aegypti (91,1%) và Ae. albopictus (8,9%). Bọ gậy Ae. aegypti tập

trung chính ở dụng cụ phế thải (27,3%), bể chậu cảnh (24,4%), xô, thùng (20%), chum vại (12,8%), bọ gậy Ae. albopictus tập trung ở bể chậu cảnh

(74,1%) và vật phế thải (25,9%). Các chỉ số bọ gậy hầu hết dưới ngưỡng nguy cơ như: chỉ số nhà có bọ gậy Ae. aegypti là 20,9%, chỉ số Breteau là 21,3, chỉ số nhà có bọ gậy Ae. albopictus là 2,72%, chỉ số Breteau là 2,7.

Các nghiên cứu trên chỉ tập trung ở các đô thị, khu đông dân cư và thường điều tra ở những nơi có nguy cơ hay các ổ dịch SXHD. Ngoài ra, các nghiên cứu này chỉ điều tra cắt ngang, tiến hành trong thời gian ngắn nên chưa phản ánh chính xác về sự phân bố, tập tính cũng như những thay đổi theo mùa ở các vùng. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng không thu thập được muỗi Ae. albopictus và cũng chưa có dữ liệu về độ nhạy cảm với hóa chất diệt cơn trùng, nhất là với muỗi Ae. albopictus, đặc biệt tỷ lệ muỗi

tính, tỷ lệ nhiễm virus Dengue tại các sinh cảnh khác nhau là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay tại hai tỉnh Bình Định và Gia Lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)