Nghiên cứu muỗi Aedes kháng với hóa chất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 36 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Nghiên cứu tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes

1.2.5. Nghiên cứu muỗi Aedes kháng với hóa chất tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Hương cho biết: Năm 1998-1999, nghiên cứu được tiến hành ở 3 tỉnh Nam bộ và 8 điểm thuộc Cao Nguyên Trung bộ, Ae. aegypti nhạy với malathion, kháng với DDT, permethrin,

deltamrthrin và lambdacyhalothrin [69]; Từ năm 2000-2002, tiếp tục thử nghiệm ở 22 điểm thuộc 11 tỉnh/thành phố cho thấy, Ae. aegypti còn nhạy cảm với malathion và kháng với DDT ở hầu hết các điểm. Với các hóa chất permethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin, alphacypermethrin, ở hầu hết các điểm lồi muỗi này cịn nhạy cảm ở nhiều điểm thuộc Bắc bộ và Trung bộ, nhưng đã kháng ở nhiều điểm thuộc Nam bộ và Tây Nguyên. Ở Việt Nam, muỗi Ae. aegypti đã kháng rất cao và rộng với etofenprox [28]

Nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (2010) [36] cho thấy: muỗi Ae. aegypti kháng hoặc có khả năng kháng với DDT ở 100% điểm nghiên cứu, nhạy với malathion tại 6 điểm (30%), có khả năng kháng ở 11 điểm (55%) và kháng ở 3 điểm (15%) nghiên cứu. Với 3 loại hố chất thuộc nhóm pyrethroid (lambdacyhalothrin, deltamethrin và permethrin), ghi nhận muỗi kháng tại 45% điểm nghiên cứu, có khả năng kháng ở 33%, và cịn nhạy cảm ở 22% điểm nghiên cứu. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt cơn trùng khơng đồng đều ở các điểm nghiên cứu và với các loại hóa chất khác nhau.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2010) [43] từ 2009-2010 đã tiến hành thử nghiệm với 7 loại hố chất tại 19 tỉnh phía Nam theo phương pháp sử dụng giấy tẩm hóa chất. Kết quả cho thấy muỗi Ae. aegypti đã có sự xuất hiện kháng với 5 loại hóa chất thử nghiệm thuộc nhóm pyrethroid là permethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin, cyfluthrin, etofenprox và 1 hóa chất thuộc nhóm clo hữu cơ là DDT, chỉ duy nhất còn nhạy cảm với malathion.

Trần Thanh Dương (2013) [21] nghiên cứu tại 32 điểm thuộc một số tỉnh trọng điểm khu vực miền Bắc, kết quả cho thấy muỗi Ae. albopictus cịn nhạy với nhóm pyrethroid, nhạy với malathion và kháng với DDT ở hầu hết các điểm, nhưng đã tăng sức chịu đựng với các hóa chất nhóm pyrethroid thử nghiệm tại các điểm ở Hà Nội. Muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội đã kháng với tất cả các hóa chất, nhưng cịn nhạy với malathion. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh (2016) [2] tại Hà Nội cho biết muỗi Ae. aegypti đã kháng với permethrin 0,75%, tăng sức chịu đựng với deltamethrin 0,05% và chỉ cịn nhạy với malathion. Lồi muỗi Ae. albopictus cũng đã tăng sức chịu đựng với deltamethrin, nhưng vẫn còn nhạy với permethrin và malathion.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Thị Kim Liên (2018) [31] tại Hà Nội và Hải Phòng cho biết: muỗi Ae. albopictus tại Hà Nội còn nhạy

với hóa chất nhóm organophosphat nhưng đã kháng với DDT và các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid, carbamate. Muỗi Ae. albopictus thu được ở Hải Phòng còn nhạy với hóa chất nhóm organophosphate, carbamate và deltamethrin thuộc nhóm pyrethroid nhưng đã kháng với DDT và các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid là lambdacyhalothrin và permethrin.

Ngồi các nghiên cứu xác định độ nhạy cảm bằng phương pháp thử sinh học thì các nghiên cứu kháng ở mức độ sinh học phân tử cũng được tiến hành, nhất là muỗi Ae. aegypti. Các nghiên cứu đã xác định được các đột biến ở muỗi Ae. aegypti kháng pyrethroid tại Việt Nam đó là các đột biến

gen kdr L982W và F1534C [133], F1269C [74]. Hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên (2018) tại Việt Nam cho biết đã phát hiện hai đột biến mới ở các quần thể muỗi Ae. aegypti là Phe1534Cys và Ala1007Gly.

Các nghiên cứu về mức độ kháng hóa chất diệt cơn trùng thường tập trung vào muỗi Ae. aegypti và cũng đã phát hiện loài muỗi này kháng với

nhiều nhóm hóa chất diệt cơn trùng ở các mức độ khác nhau. Nhưng ngược lại, dữ liệu về kết quả thử nhạy cảm muỗi Ae. albopitus với hóa chất diệt cơn trùng ít hơn nhiều so với muỗi Ae. aegypti trên phạm vi cả nước.

Tỉnh Bình Định và Gia Lai - hai tỉnh trọng điểm SXHD ở miền Trung- Tây Nguyên, hiện còn thiếu nhiều dữ liệu khoa học về mức độ kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh SXHD tại các sinh cảnh khác nhau, đặc biệt đối với muỗi Ae. albopitus. Chính điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong cơng tác phịng chống SXHD tại Bình Định và Gia Lai. Do vậy, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với số mắc tăng cao và dịch SXHD mở rộng ra nhiều vùng sinh cảnh khác nhau như hiện nay thì việc nghiên cứu muỗi truyền bệnh SXHD là rất cần thiết và khẩn trương, để có những dữ

liệu khoa học chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp phịng chống véc tơ thích hợp thơng q đó làm giảm gánh nặng bệnh trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)