Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 47 - 50)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 1

Nghiên cứu ngang mơ tả có phân tích

- Nghiên cứu tại thực địa: Nghiên cứu ngang mô tả với tổng cộng 10 đợt điều tra từ tháng 10/2016-4/2018 để xác định phân bố, tập tính, các chỉ số véc tơ và tập tính tại các sinh cảnh được chọn ở tỉnh Bình Định và Gia Lai, cũng như thu thập mẫu muỗi và bọ gậy Aedes. Chi tiết các tháng điều

tra tại thực địa cụ thể như sau: Năm 2016 điều tra vào tháng 10 và tháng 12; Năm 2017: tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12; Năm 2018: tháng 2 và tháng 4.

- Nghiên cứu tại phịng thí nghiệm: Mẫu muỗi thu thập ngoài thực địa đưa về phịng thí nghiệm khoa Cơn trùng và được bảo quản ở tủ lạnh âm

850C. Sau đó các mẫu muỗi này sẽ được tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử nhằm xác định tỷ lệ muỗi nhiễm virus Dengue. Bên cạnh đó bọ gậy thu thập ngồi thực địa mang phịng ni để ni.

2.3.1.2. Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 2

Nghiên cứu ngang mơ tả có phân tích

- Sử dụng kỹ thuật thử nghiệm sinh học (bioassay) xác định mức độ nhạy cảm của muỗi truyền bệnh SXHD với hóa chất diệt cơn trùng nhóm pyrethroid và nhóm phospho hữu cơ. Kỹ thuật này được thực hiện tại phịng thí nghiệm khoa Cơn trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn theo quy trình của Bộ Y tế năm 2010 [5].

- Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác định các đột biến trên gen kdr của các quần thể muỗi Ae. aegypti tại phịng thí nghiệm khoa Sinh học phân tử, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương.

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

2.3.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho điều tra thực địa

- Cỡ mẫu: Số hộ gia đình cần điều tra để đánh giá sự phân bố, tập tính và đặc điểm sinh thái bọ gậy theo mẫu nghiên cứu cắt ngang mơ tả. Dựa vào quy trình điều tra của Bộ Y tế năm 2014 [6], số hộ điều tra cho mỗi điểm (xã/phường) là ít nhất 30 nhà. Trong nghiên cứu này, chọn 50 nhà cho mỗi xã/phường để điều tra, như vậy mỗi sinh cảnh điều tra 100 nhà cho hai xã/phường mỗi đợt điều tra. Tổng cộng chọn 6 xã/phường đại diện cho 3 sinh cảnh mỗi tỉnh. Như vậy, hai tỉnh điều tra tổng cộng 12 xã/phường.

- Cách chọn nhà điều tra:

Tại mỗi xã, phường chọn 50 hộ gia đình theo kỹ thuật “cổng liền cổng” như sau: Quy định hướng đi về bên phải, chọn ngẫu nhiên 1 hộ gia

đình trong danh sách hộ gia đình của xã, đây là hộ đầu tiên được chọn để điều tra. Hộ kế tiếp điều tra là hộ liền cổng về bên phải. Cứ như thế cho đến khi đủ 50 hộ trong 1 xã/phường. Nếu hộ vắng sẽ quay trở lại điều tra sau, nếu lần 2 vẫn khơng có thì lấy hộ tiếp theo cuối cùng.

2.3.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho kỹ thuật phịng thí nghiệm

- Cỡ mẫu để xác định tỷ lệ muỗi nhiễm virus Dengue: thu thập tất cả

các cá thể muỗi trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tại thực địa ở các

điểm điều tra vận chuyển về phịng thí nghiệm. Mỗi cá thể cho vào từng tuýp eppendoft và ghi rõ tên loài, địa điểm và thời gian thu thập. Sau đó các mẫu muỗi này được xét nghiệm virus Dengue bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

- Cỡ mẫu thử nhạy cảm muỗi với hóa chất diệt cơn trùng: Thu thập bọ gậy Aedes mang về phịng thí nghiệm khoa Cơn trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-cơn trùng Quy Nhơn. Sau đó nhân ni bọ gậy phát triển đến giai đoạn trưởng thành và những cá thể muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus

khoẻ mạnh, cơ thể nguyên vẹn được sử dụng để thử nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt cơn trùng. Số muỗi thử cho 1 tỉnh = 5 loại hóa chất x 150 cá thể mỗi loài x 3 sinh cảnh=2.250 cá thể.

Như vậy, tổng số muỗi cái Ae. aegypti cần thiết cho thử nghiệm hóa chất tại Bình Định là 2.250 cá thể, Gia Lai 2.250 cá thể. Tương tự số muỗi cái Ae. albopictus cần thiết cho thử nghiệm hóa chất tại Bình Định là 2.250 cá thể, Gia Lai 2.250 cá thể.

- Cỡ mẫu xác định các đột biến phân tử liên quan đến kháng hóa chất diệt cơn trùng của muỗi truyền bệnh SXHD. Tại mỗi sinh cảnh chọn ngẫu nhiên 25 cá thể muỗi Ae. aegypti còn sống sau khi thử nghiệm nhạy cảm với các hóa chất diệt cơn trùng.

Mỗi tỉnh có 3 sinh cảnh, thì số lượng cá thể muỗi Ae. aegypti cần là 75 cá thể. Tổng số cá thể muỗi cần phân tích các đột biến trên gen kdr liên quan đến kháng hóa chất cho cả hai tỉnh đối với loài Ae. aegypti là 150 cá thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)