Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.5.7. Quy trình thử nhạy cảm muỗi Aedes với hóa chất
Thực hiện theo quy trình “Hướng dẫn quy trình thử nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt muỗi” của Bộ Y tế năm 2010 [5].
Mục đích của thử nhạy cảm là phát hiện các cá thể muỗi trong quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus cịn nhạy cảm, có khả năng kháng
hay đã kháng với hóa chất để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng hóa chất một cách thích hợp và hiệu quả.
Bảng 2.2. Các hóa chất diệt cơn trùng, nồng độ và thời gian thử nghiệm
Nhóm hóa chất Tên hóa chất Nồng độ Thời gian tiếp xúc
Phospho hữu cơ Malathion 5% 1 giờ
Pyrethroid Permethrin Deltamethrin Lambdacyhalothrin Alphacypermethrin 0,75% 0,05% 0,05% 30mg/m2 1 giờ 1 giờ 1 giờ 1 giờ
Các loại giấy thử nhạy cảm: Giấy thử tẩm hóa chất diệt cơn trùng và giấy đối chứng do TCYTTG cung cấp được dùng thử nghiệm (bảng 2.2).
- Điều kiện thử nghiệm:
+ Phòng thử nghiệm phải đảm bảo khơng tồn dư hóa chất diệt cơn trùng.
+ Nhiệt độ phòng thử từ 25 ± 20C, độ ẩm 80-90%.
+ Dụng cụ thử nghiệm phải sạch, khô ráo. Sau mỗi lần thử nghiệm phải rửa sạch dụng cụ, phơi khô.
+ Chọn muỗi thử nghiệm: Muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus thu
được từ bọ gậy ở thực địa. Bọ gậy thu thập ở nhiều ổ nước khác nhau và ghi lại các loại ổ nước đã thu thập bọ gậy. Nếu khơng đủ số lượng muỗi thử thì có thể ni, cho muỗi đẻ và sử dụng thế hệ F1 để thử sinh học. Chọn muỗi từ 2-5
ngày tuổi, chưa hút máu, đã hút đường glucose 10%. Muỗi thử nghiệm phải khỏe mạnh, cơ thể nguyên vẹn.
+ Mỗi loại hóa chất cần 150 cá thể muỗi cái trưởng thành khỏe mạnh để thử nghiệm. Trong đó, có 100 muỗi cho tiếp xúc với giấy tẩm hóa chất và 50 muỗi cho tiếp xúc với giấy đối chứng.
Hình 2.7. Bộ dụng cụ thử nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất
Quy trình thử nghiệm
+ Bước 1: Chuẩn bị các ống nghỉ: Đặt tờ giấy trắng cuốn thành hình trụ cho vào ống nghỉ. Dùng vòng kim loại bạc giữ chặt tờ giấy sát vào thành ống, lắp đế vào ống.
+ Bước 2. Sử dụng tube hai đầu bắt muỗi trong các lồng muỗi, chọn những con muỗi cái khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn cho vào ống nghỉ, mỗi ống 20 con muỗi.
+ Bước 3. Chuẩn bị ống đối chứng và ống thử nghiệm: dùng tờ giấy đối chứng cuốn thành hình trụ lồng vào bên trong mỗi ống đối chứng và
dùng vòng kim loại giữ sát giấy vào thành ống. Khi lấy giấy trong hộp kín, phải dùng panh để hóa chất khơng dính vào tay và dính ra các tờ giấy khác.
+ Bước 4: Chuyển muỗi vào các ống đối chứng và ống thử nghiệm: Lắp các ống nghỉ vào các ống đối chứng và ống thử nghiệm. Chuyển tấm đẩy giữa đến chỗ lỗ thông giữa hai ống để cho hai ống thông nhau. Thổi nhẹ muỗi từ ống nghỉ sang ống đối chứng trước và ống thử nghiệm sau. Đóng tấm đẩy lại, tháo ống nghỉ ra và đặt sang một bên.
+ Bước 5: Để các ống tiếp xúc dựng đứng, phía có lưới hướng lên trên trong thời gian tiếp xúc 60 phút, theo dõi và đếm số muỗi quỵ trong thời gian tiếp xúc (5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 30 phút, 40 phút, 50 phút và 60 phút).
+ Bước 6: Cuối thời gian tiếp xúc, chuyển muỗi sang các ống nghỉ bằng các bước tiến hành ngược lại bước 4. Khi có một số muỗi bị ngã do tiếp xúc hóa chất những ống tiếp xúc sẽ được đặt nằm ngang và gõ nhẹ để muỗi tách ra khỏi tấm đẩy trước khi kéo tấm đẩy để tránh muỗi bị kẹt. Lắp ống nghỉ, mở tấm đẩy giữa và nhẹ nhàng thổi muỗi sang ống nghỉ, đóng tấm đậy lại và tháo ống tiếp xúc ra. Sau đó đặt ống nghỉ dựng đứng và đặt 1 tấm bơng có tẩm nước đường glucose 10% lên trên mặt lưới. Có thể dùng ly nhựa hoặc những dụng cụ thích hợp khác thay cho ống nghỉ miễn là những dụng cụ đó đảm bảo được tính tương thích.
+ Bước 7: Giữ ống nghỉ trong 24 giờ ở nơi tách biệt, nhiệt độ không quá 300C, theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong suốt q trình thử nghiệm. Nếu khí hậu hanh khơ dùng khăn tẩm nước sạch hoặc khăn ướt phủ lên ống nghỉ. Giữ không để kiến vào ăn muỗi.
+ Bước 8: Sau 24 giờ tính số muỗi chết các lô thử nghiệm. Con muỗi nào khơng bay được thì coi là muỗi chết dù chân, cánh, pal, vịi vẫn cử động. Kết quả thử nghiệm được ghi vào phiếu.
Hình 2.8. Đọc kết quả thử nghiệm nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất
Phiên giải kết quả thử nghiệm [5].
+ Nếu tỷ lệ muỗi chết lô đối chứng > 20% thì kết quả thử nghiệm không được chấp nhận. Cần phải tiến hành lại thử nghiệm.
+ Nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng < 5%, giữ nguyên tỷ lệ chết của lơ tiếp xúc với hóa chất.
+ Nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng 5- 20% thì tỷ lệ muỗi chết trong lơ thử nghiệm được điều chỉnh theo công thức Abbott:
% muỗi chết thí nghiệm – % muỗi chết đối chứng Tỷ lệ muỗi chết =
Sau 24 giờ, căn cứ trên tỷ lệ muỗi chết để đánh giá mức độ nhạy, kháng của muỗi với hóa chất theo các chỉ số sau:
+ Tỷ lệ muỗi chết ≥ 98%, muỗi cịn nhạy với hóa chất thử;
+ Tỷ lệ muỗi chết 80-97%, muỗi tăng sức chịu đựng với hóa chất.
+ Tỷ lệ muỗi chết < 80%, muỗi kháng hóa chất tại nồng độ thử.